Xử lý nợ tồn đọng

Một phần của tài liệu 1113 phát triển dịch vụ tín dụng NH hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH công thương thanh hoá luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 86 - 88)

Tính đến thời điểm hiện nay, hoạt động tín dụng đối với DNNVV nhìn chung khá an tồn, tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao, tỷ lệ nợ xấu liên tục giảm qua các năm. Tuy nhiên, sau khủng hoảng kinh tế nợ xấu gia tăng là không tránh khỏi, dự đoán trước điều này để chủ động đối phó tìm ra giải pháp hạn chế mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra đảm bảo an tồn cho hoạt động tín dụng tại chi nhánh.

- Xử lý nợ tồn đọng

Xử lý nợ tồn đọng được coi là công tác trọng tâm không chỉ trước mắt mà là chiến lược lâu dài của NHCT Việt Nam cũng như của chi nhánh Thanh

Hoá. Xử lý nợ tồn đọng phải đảm bảo vững chắc, không để tái diễn, không gây mất ổn định trong hoạt động của ngân hàng. Chi nhánh Thanh Hoá cần phân loại nợ tồn đọng để có những biện pháp xử lý riêng cho từng đối tượng con nợ.

+ Đối với nợ tồn đọng còn tài sản bảo đảm, ngân hàng cần đấu mối với chính quyền địa phương sở tại, yêu cầu khách hàng tự bán tài sản hoặc giao tài sản cho ngân hàng tổ chức bán công khai trên thị trường, bán công khai qua trung tâm bán đấu giá tài sản.

+ Đối với những tài sản thuộc vụ án, đã được toà án phán quyết nhưng chưa giao cho ngân hàng, đề nghị các cơ quan thi hành án nhanh chóng giao cho ngân hàng để xử lý thu hồi vốn cho Nhà nước.

+ Đối với những tài sản bảo đảm nợ vay chưa đầy đủ thủ tục pháp lý và hiện khơng có tranh chấp, ngân hàng đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền hồn thiện thủ tục pháp lý để ngân hàng có thể làm thủ tục bán nhanh tài sản xử lý nợ.

+ Đối với nợ tồn đọng khơng có tài sản bảo đảm, ngân hàng cần thực hiện bán lại nợ hoặc chuyển lại nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp. Trường hợp cụ thể là Cơng ty phân lân Hàm Rồng, ngân hàng cần có biện pháp đấu mối với cơ quan chức năng khẩn trương thu hồi số tiền 465 triệu đồng vốn thanh tốn cơng nợ giai đoạn 2 đã tồn đọng quá lâu.

Việc xử lý nợ tồn đọng tại chi nhánh cần phải được tiến hành thường xuyên và đồng bộ. Ngân hàng cần đưa việc này vào nội dung kế hoạch kinh doanh hàng năm và tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trong quá trình thực hiện kế hoạch xử lý nợ tồn đọng.

Một phần của tài liệu 1113 phát triển dịch vụ tín dụng NH hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH công thương thanh hoá luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w