- Chấn chỉnh hoạt động tín dụng
3.3.5. Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá
Như chúng ta đã biết, trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều chịu sự tác động của hai nhóm nhân tố bên trong và bên ngồi. Vì vậy ngồi sự tác động hỗ trợ của hoạt động tín dụng ngân hàng địi hỏi các doanh nghiệp cần có sự vươn lên để tự phát triển.
Có thể nói, cái khó chung đối với các DNNVV ở Thanh Hoá hiện nay là thiếu vốn, nhất là vốn trung dài hạn. Do thiếu vốn, nhiều phương án kinh doanh có tính khả thi cao khơng được triển khai, nhiều cơ hội kinh doanh bị tuột mất. Để khắc phục tình trạng này, các DNNVV cần đẩy nhanh q trình tích lũy, tái đầu tư mở rộng kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao hơn, từ đó nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp
Bên cạnh khó khăn về vốn, tình trạng thiết bị kỹ thuật và công nghệ cũng đang là một vấn đề nan giải đối với các DNNVV ở Thanh Hố. Kỹ thuật cơng nghệ lạc hậu, kéo theo năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm thấp, năng lực cạnh tranh hạn chế... đang là áp lực nặng nề đối với các do anh nghiệp này. Để khắc phục tình trạng trên, yêu cầu bức thiết hiện nay đối với các DNNVV ở địa phương là phải nỗ lực đầu tư để đổi mới trang thiết bị trên cơ sở phân tích thực trạng về vốn, trình độ đội ngũ lao động, đặc điểm ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động,... Đồng thời có thể tận dụng công nghệ trung gian, công nghệ thu hút nhiều lao động để giảm thiểu chi phí và tận dụng nguồn nhân lực dồi dào với giá thuê nhân công thấp tại địa phương.
Đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ lao động và đội ngũ cán bộ quản lý để có khả năng nắm bắt và hiểu rõ các sản phẩm tín dụng của ngân
hàng, nâng cao trình độ xây dựng, lập và phân tích dự án sản xuất kinh doanh nhằm tiếp cận tốt nhất vốn tín dụng của ngân hàng. Hiện nay hầu hết đội ngũ lao động ở các DNNVV ở Thanh Hố có trình độ rất thấp, phần đơng là chưa qua đào tạo cơ bản, các chủ doanh nghiệp thiếu kiến thức quản trị hiện đại và quản trị bằng kinh nghiệm chủ yếu. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần khuyến khích cán bộ, nhân viên học tập, trang bị kiến thức kinh tế, kỹ thuật; đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao năng lực quản lý nội bộ, thích ứng với yêu cầu kinh doanh ngày càng văn minh, hiện đại.
Trên cơ sở định hướng, lý luận và phân tích thực trạng hoạt động tín dụng hỗ trợ DNNVV tại NHCT Thanh Hoá, chương 3 đã đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ tín dụng hỗ trơ đối với DNNVV tại NHCT Thanh Hoá. Một số các giải pháp như tăng cường công tác huy động vốn, giải pháp điều chỉnh lãi suất linh hoạt cho phù hợp với loại hình DNNVV, giải pháp ứng dụng và hồn thiện phương pháp tính điểm trong xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp.....Trong đó, gói giải pháp điều chỉnh lãi suất linh hoạt cho phù hợp với tình hình hoạt động của DNNVV là giải pháp cần được thực hiện ngay nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thoát ra khỏi khủng hoảng, nhanh chóng ổn định và phát triển. Bên cạnh đó chương 3 cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, tỉnh Thanh Hoá, ban ngành, các doanh nghiệp, ngân hàng Nhà nước, NHCT Việt Nam và với cộng đồng DNNVV Thanh Hoá để giúp chi nhánh Thanh Hoá phát triển hơn nữa dịch vụ tín dụng hỗ trợ DNNVV ở Thanh Hố.
KẾT LUẬN
Ngày nay xu thế tồn cầu hóa và hội nhập đang trở thanh xu thế tất yếu của thời đại, hội nhập kinh tế quốc tế làm cho các nền kinh tế xích lại gần nhau hơn, mọi hoạt động của các doanh nghiệp không đơn lẻ mà nhu cầu hợp tác và cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt. Là một tỉnh có nền kinh tế phát triển chưa cao như Thanh Hóa thì vấn đề nghiên cứu hỗ trợ DNNVV thơng qua phát triển dịch vụ tín dụng của ngân hàng càng trở nên cần thiết. Toàn bộ nội dung trên được thể hiện trong luận văn. Điều đó thể hiện luận văn đã hồn thành được các mục tiêu đặt ra và cũng là đóng góp của luận văn:
Thứ nhất, hệ thống, phân tích luận giải và làm rõ hơn một số tiêu chi,
quan niệm về DNNVV, nêu bật được đặc điểm, vai trò của DNNVV trong nền kinh tế. Luận văn nêu được vai trị của tín dụng đối với DNNVV cũng như xây dựng được một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá sự phát triển của dịch vụ tín dụng đối với DNNVV.
Thứ hai, luận văn đã đánh giá chung, phân tích tình hình kinh tế - xã
hội tác động đến quá trình phát triển DNNVV ở Thanh Hoá. Kết quả phân tích tìm ra hạn chế, nguyên nhân tồn tại, rút ra bài học kinh nghiệm để chủ doanh nghiệp tìm ra định hướng cải tiến, hồn thiện cơng tác quản trị tại doanh nghiệp.
Luận văn đã đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng hỗ trợ DNNVV tại NHCT Thanh Hóa, phân tích rõ kết quả đạt được, những vấn đề khó khăn tồn tại, đồng thời tìm ra được nguyên nhân chủ quan, khách quan cản trở việc phát triển dịch vụ tín dụng hỗ trợ DNNVV tại NHCT Thanh Hoá.
Thứ ba, trên cơ sở định hướng, vấn đề lý luận và thực trạng hoạt động
tín dụng tại NHCT Thanh Hoá, luận văn đã đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ tín dụng hỗ trợ DNNVV tại NHCT Thanh Hố; các giải pháp tăng cường huy động vốn, giải pháp có chính sách lãi suất linh
hoạt cho phù hợp với DNNVV, giải pháp hồn thiện phương pháp tính điểm tín dụng trong cho vay... Để thực hiện được các giải pháp này luận văn đã đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, với tỉnh, ban ngành chức năng, với ngân hàng Nhà nước, ngân hàng công thương Việt nam và với doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá...nhằm mục đích thực hiện các giải pháp đã được đề xuất trong quá trình nghiên cứu.
Với năng lực của tác giả có hạn trong khi đề tài rộng nên kết quả nghiên cứu không tránh khỏi thiếu sót. Tơi mong muốn được sự quan tâm, chia sẻ, đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học, những ai quan tâm đến lĩnh vực này để cơng trình nghiên cứu được hồn thiện hơn, có giá trị thực tiễn cao và thật sự đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp tỉnh Thanh nói riêng, Việt Nam nói chung cũng như NHCT Việt Nam trên con đường hội nhập.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Ban lãnh đạo Học viện ngân hàng, Khoa sau đại học, sự chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cơ giáo Học viện ngân hàng Hà nội trong suốt cả khố học. Tơi xin cảm ơn Ban Giám đốc, phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng kế hoạch tổng hợp ngân hàng cơng thương Thanh Hố, các bạn bè đồng nghiệp và đặc biệt là người hướng dẫn khoa học Tiến sỹ Nguyễn Văn Thạnh Phó Tổng Giám đốc ngân hàng công thương Việt Nam đã tạo điều kiện, giúp đỡ tận tình để tơi hồn thành đề tài nghiên cứu này./.