Khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mớ

Một phần của tài liệu 1113 phát triển dịch vụ tín dụng NH hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH công thương thanh hoá luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 81 - 86)

cơng nghệ; phấn đấu đến hết năm 2010, có 80% số DN đạt trình độ cơng nghệ trung bình trở lên, trong đó có ít nhất 40% doanh nghiệp đạt trình độ tiên tiến. - Trợ giúp doanh nhân thành lập các tổ chức hiệp tác giữa các doanh

nghiệp, giữa doanh nghiệp với hộ sản xuất - kinh doanh (như hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề...) đối với các sản phẩm chủ lực, các địa bàn

trọng điểm kinh tế của tỉnh. Đây là những định hướng quan trọng giúp NHCT Việt Nam và chi nhánh Thanh Hố có những định hướng cụ thế trong việc phát triển dịch vụ tín dụng hỗ trợ các DNNVV .

3.1.3. Định hướng phát triển dịch vụ tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanhnghiệp nhỏ và vừa của NHCT Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hoá nghiệp nhỏ và vừa của NHCT Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hoá

3.1.3.1. Định hướng phát triển dịch vụ tín dụng của ngân hàng côngthương Việt Nam. thương Việt Nam.

Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010 được Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX thơng qua, Chỉ thị 275/BCS của Ban cán sự Đảng ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đề án cơ cấu lại NHCT Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 được Chính phủ phê duyệt là " Xây dựng NHCT Việt Nam thành một ngân hàng chủ lực và hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam đủ sức cạnh tranh trong nước và chủ động hội nhập quốc tế.

Một số chỉ tiêu chủ yếu phấn đấu đến năm 2010 là: tốc độ tăng tài sản - nguồn vốn bình quân 20%, dư nợ cho vay chiếm 75- 80% trong tổng tài sản ( trong đó dư nợ chiếm 40%/ tổng dư nợ), tỷ trọng thu phí dịch vụ trong tổng thu nhập đạt từ 25-30%. Lành mạnh và nâng cao năng lực tài chính: phấn đấu đến năm 2010 các thơng số đánh giá mức độ an tồn theo quy định; nợ quá hạn, nợ xấu dưới 3%/ tổng dư nợ, tỷ lệ an toàn tối thiểu (Cook) trên 8%, lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt 13- 15%, lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản đạt trên 1%.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, NHCT Việt Nam đã xác định hướng đầu tư dài hạn đến năm 2010 tầm nhìn đến 2015 như sau:

- Tiếp tục đổi mới công tác quản trị hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với thực trạng hoạt động của ngân hàng và định hướng chuẩn hố theo thơng lệ quốc tế.

- Mở rộng tín dụng có hiệu quả, xây dựng cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng của NHNN và nguồn lực của NHCT Việt Nam, đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững. Tăng cường các biện pháp quản lý khách hàng, các khoản tín dụng, tập trung củng cố chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu phát sinh. - Đẩy mạnh cho vay các dự án xuất khẩu, tạo nguồn ngoại tệ, tạo thêm

việc làm mới cho người lao động. Tăng cường đầu tư cho các DNNVV, song song với củng cố và nâng cao chất lượng cho vay đôi với DNNN.

- Tiếp tục phát huy công tác quan hệ khách hàng, cải tiến, phát triển dịch vụ có tính cạnh tranh, hỗ trợ hoạt động tín dụng, khơi tăng nguồn vốn, tối đa hố khả năng bán hàng của toàn hệ thống.

3.1.3.2. Định hướng phát triển dịch vụ tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanhnghiệp nhỏ và vừa ở ngân hàng cơng thương Thanh Hố nghiệp nhỏ và vừa ở ngân hàng cơng thương Thanh Hố

- Chủ động dự báo tình hình, bám sát diễn biến nền kinh tế và các văn bản chỉ đạo của NHCT Việt Nam để định hướng hoạt động tín dụng cho phù hợp với thế mạnh kinh tế địa phương, đặc thù khách hàng. Tập trung cao độ cơng sức, trí tuệ trong lãnh đạo điều hành và mọi khả năng nguồn lực của chi nhánh cho phát triển nguồn vốn và dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2010, chi nhánh đạt tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bình quân 15- 20% và 25- 30% về dịch vụ. Ln đặt hoạt động tín dụng trong tầm kiểm sốt, mức tăng trưởng dư nợ đạt bình qn 25- 30%, chất lượng tín dụng được giữ vững, nợ dưới tiêu chuẩn ln dưới mức 1,5% trên tổng dư nợ.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng dành riêng cho các DNNVV. Cơ cấu lại khách hàng, sàng lọc khách hàng hiện có, lựa chọn khách hàng tốt, thu hút những khách hàng mới có thực lực tài chính. Ưu

tiên đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thiết yếu, khách hàng cá nhân có khả năng kinh doanh tốt, nghệ nhân giỏi làm nghề truyền thống. Kiên quyết rút giảm nhanh dư nợ đối với những khách hàng yếu kém, ít có khả năng chịu sự biến động của thị trường, có dấu hiệu khó khăn trong kinh doanh, suy giảm khả năng trả nợ.

- Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý rủi ro, phổ biến kịp thời các văn bản chế độ liên quan đến cơng tác tín dụng và u cầu cán bộ nghiệp vụ nghiên cứu, thực hiện, tránh tình trạng cấp tín dụng t heo lối mịn khơng tn thủ quy định, quy trình..

Trên cơ sở phân tích ở trên, từ thực trạng phát triển dịch vụ tín dụng ngân hàng hỗ trợ DNNVV tại NHCT Thanh Hoá, định hướng của NHCT Việt Nam và định hướng của chi nhánh Thanh Hố, chúng tơi đưa ra một số giải pháp cơ bản sau:

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÍN DỤNG HỖ TRỢDOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG CƠNG THƯƠNG THANH HỐ

3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn đáp ứng yêu cầu vốnvay của doanh nghiệp nhỏ và vừa vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngồi các hình thức huy động vốn đang áp dụng có hiệu quả trên địa bàn như tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, huy động chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu, huy động qua việc phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng,..., cần chú trọng đến các hình thức, giải pháp cụ thể sau:

- Chi nhánh cần đẩy mạnh huy động vốn tại chỗ, kể cả huy động ngoại tệ và vàng nhằm khắc phục và cải thiện tình trạng hiện nay là phải huy động một khối lượng vốn lớn tại hội sở chính. Chi nhánh triển khai nhanh và có hiệu quả các sản phẩm huy động mới, gửi rút tiền thuận lợi, áp dụng hình thức

tiết kiệm trả lãi linh hoạt theo yêu cầu của người gửi tiền, đa dạng hoá các kỳ hạn gửi tiền tiết kiệm, gửi một lần nhận nhiều lần, gửi nhiều lần nhận một lần. - Thu hút khách hàng thông qua các chương trình tiếp thị, khuyến mại,

quảng cáo. Mở rộng màng lưới giao dịch đến tận vùng ven đô thị và các trung tâm kinh tế lớn, khu công nghiệp trọng điểm. Tiến hành nâng cấp một số phòng giao dịch loại 2 thành phòng giao dịch loại 1 nhằm nâng tầm cho một cơ sở đáp ứng tốt hơn công tác huy động vốn và cho vay. Tiếp tục vận động khách hàng mở và thanh toán tiền qua tài khoản cá nhân và tài khoản của doanh nghiệp. Quảng bá, giới thiệu sản phẩm thẻ ATM và thẻ tín dụng tới khách hàng, thơng qua đó ngân hàng có thể huy động được khối lượng nguồn tiền gửi khơng kỳ hạn giá rẻ.

- Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt; Chính sách lãi suất là một công cụ quan trọng để NHCT Việt Nam- chi nhánh Thanh Hóa cạnh tranh với các TCTD khác trong việc huy động vốn trong dân cư và doanh nghiệp. Vì vậy để thu hút và thu hút ngày càng nhiều khách hàng chi nhánh cần phải thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt trong huy động vốn với các hình thức: linh hoạt lãi suất theo thời điểm huy động vốn; theo địa bàn huy động; theo kỳ hạn gửi tiền; theo từng loại khách hàng và trong huy động vốn trung và dài hạn...

Việc điều hành công cụ lãi suất linh hoạt, hợp lý sẽ phát huy tác dụng nhiều mặt như tăng tính hấp dẫn đối với người gửi tiền và khách hàng ln được đảm bảo lợi ích trước mắt cũng như lâu dài. Từ đó ngân hàng có thể mở rộng được quy mô và tăng chất lượng nguồn vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp.

- Tranh thủ nguồn vốn điều hoà của NHCT Việt Nam để đáp ứng cho nhu cầu vốn vay, nhất là vốn trung dài hạn cho DNNVV mà đang chi nhánh Thanh Hố đang cịn thiếu.

Hiện nay, NHCT Thanh Hố đã có một mạng lưới trải rộng khắp trên địa bàn thành phố Thanh Hoá. Để mở rộng hoạt động kinh doanh nhất là thu hút, tiếp cận nhiều hơn các DNNVV, chi nhánh Thanh Hoá cần tiếp tục mở rộng màng lưới hoạt động thơng qua việc thành lập mới các phịng giao dịch tại các làng nghề, cụm điểm công nghiệp, cụm điểm dân cư và vùng ven các khu đô thị mới.

Trong thời gian tới, chi nhánh Thanh Hoá cần thành lâp thêm mới các phòng giao dịch tại một số huyện lân cận như Đơng Sơn, Hoằng Hố, Thiệu n... đồng thời có lộ trình nâng cấp các phịng giao dịch loại II thành phịng loại I để có thể phát huy được tiềm năng vốn có của mình trong việc huy động vốn và cho vay nhằm tiếp cận được nhiều hơn các DNNVV trên địa bàn.

Đặc điểm một số lớn DNNVV mới thành lập nằm phân tán trong dân, ít nằm trong khu vực nội thành, nội thị nên để có thể tạo điều kiện cho DNNVV có thể dễ dàng và thuận tiện trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay thì ngân hàng cần theo sát đối tượng này để phục vụ. Đảm bảo ở đâu có doanh nghiệp thì ở đó cán bộ tín dụng và có ngân hàng nhằm rút ngắn khoảng cách giữa DNNVV với ngân hàng trong quan hệ tín dụng.

Một phần của tài liệu 1113 phát triển dịch vụ tín dụng NH hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH công thương thanh hoá luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w