Với ngân hàng công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu 1113 phát triển dịch vụ tín dụng NH hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH công thương thanh hoá luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 97 - 99)

- Chấn chỉnh hoạt động tín dụng

3.3.4. Với ngân hàng công thương Việt Nam

- Chi nhánh Thanh Hoá là chi nhánh cấp I trực thuộc NHCT Việt Nam, để giúp chi nhánh phát triển nhanh dịch vụ tín dụng hỗ trợ DNNVV trên địa bàn thì ngồi các sản phẩm tín dụng truyền thống NHCT Việt Nam cần tiếp tục tích cực tìm các nguồn vốn trong nước và quốc tế, các quỹ đầu tư để phát triển sản phẩm cho vay đối với DNNVV. Trong thời gian qua phòng khách hàng DNNVV tại trụ sở chính đã triển khai nhiều chương trình tín dụng, sản phẩm cho vay phục vụ riêng cho đối tượng khách hàng là DNNVV. Các sản phẩm cho vay cùng với các dịch vụ hỗ trợ đi kèm rất phù hợp với đặc điểm của DNNVV và được cộng đồng doanh nghiệp hưởng ứng sử dụng. Số lượng vốn mà NHCT Thanh Hố tiếp cận được tuy ít nhưng nó đã góp phần khơng nhỏ cho sự phát triển của doanh nghiệp tỉnh nhà cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh Thanh Hố.

Bên cạnh đó, một thực tế là mặc dù là sản phẩm riêng của ngân hàng cho các DNNVV nhưng các doanh nghiệp Thanh Hố vẫn khó tiếp cận do điều kiện để đáp ứng cho món vay cần một sự chính xác, cụ thể và minh bạch. Trong khi các DNNVV có vốn ít, trình độ khoa học công nghệ thấp và hệ thống kế tốn thiếu minh bạch, quản lý tài chính theo kiểu gia đình...Cho nên nhiều doanh nghiệp có nhu cầu thực sự nhưng rất khó hoặc khơng thể tiếp cận được nguồn vốn này. Do vậy, trong thời gian tới NHCT Việt Nam cần có biện

pháp hỗ trợ cụ thể nhằm đưa ra những điều kiện vay phù hợp với thực tế DNNVV để các doanh nghiệp tiếp cận được nhiều hơn các sản phẩm cho vay của ngân hàng.

- Công tác điều hành vốn giữa các chi nhánh trong toàn hệ thống cần được NHCT Việt Nam quan tâm. Trong năm qua do suy giảm kinh tế, việc huy động vốn của một số chi nhánh gặp nhiều khó khăn, để tăng áp lực cho các chi nhánh trong công tác huy động vốn tại chỗ, NHCT Việt Nam đã áp dụng chính sách điều chỉnh lãi suất nhận vốn điều hồ. Theo đó có thời điểm các chi nhánh phải nhận vốn điều hoà để cho các doanh nghiệp vay vốn đã nhận thấy ngay bài toán lỗ trước khi cho vay. Do đó, năm 2009 chi nhánh Thanh Hố đã mất đi một số cơ hội trong việc mở rộng tín dụng và số lượng khách hàng cũng giảm đáng kể do ngân hàng không đáp ứng được yêu cầu về vốn.

Nếu xét về tổng thể, NHCT Việt Nam đang hạch tốn tồn hệ thống, chi phí và lợi nhuận tập trung tại trung ương. Do đó, việc điều chuyển vốn từ nơi có điều kiện thuận lợi trong huy động vốn đến nơi khơng có điều kiện hơn cần phải theo một tỷ lệ mà các ngân hàng nhận vốn có thể chịu được để phục vụ tốt hơn cho các doanh nghiệp ở từng chi nhánh đều là khách hàng của NHCT Việt Nam.

- NHCT Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ chi nhánh khắc phục tình trạng thiếu cán bộ làm cơng tác tín dụng. Do đặc điểm của chi nhánh Thanh Hoá trong những năm qua có sự biến đổi về tổ chức và màng lưới. Năm 2005 và năm 2006 chi nhánh thực hiện nâng cấp chi nhánh Bỉm Sơn và chi nhánh Sầm Sơn thành chi nhánh cấp I. Ngoài ra một số cán bộ trẻ, có năng lực, cán bộ làm cơng tác tín dụng chuyển ra các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội. Lực lượng cán bộ tín dụng quá mỏng trong khi đa số được trưởng thành từ thời bao cấp, số cịn lại tuổi đời cịn ít nên kinh nghiệm và trình độ cịn hạn chế.

Do chi nhánh có số lượng lao động khá đông (170 cán bộ), nhưng số lượng cán bộ làm tín dụng lại quá ít (35 cán bộ) nên đề nghị NHCT Việt Nam hỗ trợ cho chi nhánh được tuyển thêm cán bộ có trình độ, có học vấn bổ sung cho lực lượng cán bộ tín dụng của chi nhánh.

Một phần của tài liệu 1113 phát triển dịch vụ tín dụng NH hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH công thương thanh hoá luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w