Tình hình M&A của NHTM Việt Nam giai đoạn Việt Nam gia nhập tổ chức

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại sau ma ở việt nam theo các tiêu chí camels (Trang 80 - 85)

chc thương mi thế gii (2004-2010)

Giai đoạn 2004-2010 là giai đoạn Việt Nam bắt đầu gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), mặc dù thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn phát triển, nhiều NHTM đã niêm yết trên thị trường chứng khoán nhưng lại không có bất cứ một thương vụ M&A nào trong ngành ngân hàng. Giai đoạn này là giai đoạn trầm lắng của hoạt động M&A nhưng lại là giai đoạn sôi động của hoạt động mua bán cổ phần của

các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, các tổ chức tập đoàn tài chính. Cụ thể như:

2.1.2.1. Các thương v mua bán c phn ln nhau ca các Ngân hàng TMCP trong nước

Để thực hiện việc tăng vốn điều lệ, tăng khả năng thanh khoản và phát triển hoạt động của ngân hàng và đặc biệt là theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP ban hành 22/11/2006 của Chính phủ về quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng thì các ngân hàng TMCP trong nước ở giai đoạn này đã tiến hành mua bán cổ phiếu lẫn nhau. Có thể thấy rõ điều này qua các thương vụ điển hình sau:

Bảng 2.2. Các Ngân hàng TMCP trong nước mua bán cổ phần lẫn nhau trong giai đoạn 2004-2010

TT Bên bán Bên mua Thời gian

1 Ngân hàng TMCP Gia Định Công ty quản lý đầu tư chứng khoán của Vietcombank, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

2005

2 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Công ty cổ

phần đầu tư chứng khoán Bảo Việt, Công ty

đầu tư tài chính Sài gòn Á-Âu, Công ty tài chính dầu khí, Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam.

2006

3 Ngân hàng TMCP Kiên Long (KLB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín, Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank)

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 2006

4 Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank)

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu (GPB) và Công ty tài chính dầu khí

2007

5 Ngân hàng TMCP Phương

Đông (OCB)

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).

2007

6 Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)

2008

TP Hồ Chí Minh (HDBank) Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

Nguồn: Tác giả tổng hợp 2.1.2.2. Các Ngân hàng TMCP trong nước bán c phn cho các ngân hàng nước ngoài

Các Ngân hàng TMCP Việt Nam ngoài việc mua bán cổ phần lẫn nhau thì còn thực hiện việc bán cổ phần cho các ngân hàng, các tổ chức tài chính nước ngoài để tăng khả năng thanh khoản, tăng vốn điều lệ, phát triển các hoạt đông dịch vụ, công nghệ của ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh. Các thương vụ bán cổ phần cho ngân hàng, tổ chức nước ngoài điển hình:

Bảng 2.3. Các Ngân hàng TMCP trong nước bán cổ phần cho các ngân hàng nước ngoài giai đoạn 2004-2010

TT Bên bán Bên mua Thời

gian Tỷ lệ sở hữu 1 Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín (Sacombank) ANZ Bank 2005 10% 2 Ngân hàng TMCP phát triển Nhà Hà Nội (Habubank) Deutsche Bank (Đức) 2007 10% 3 Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank) Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC) 2007 20% 4 Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) Standard Chartered Bank (Anh) 2008 15% 5 Ngân hàng TMCP ngoài quốc

doanh (VP Bank)

OCBC Bank (Singapore) 2008 15% 6 Ngân hàng TMCP xuất nhập

khẩu (Eximbank)

Sumito Mitsumi Banking Corporation (SMBC)

2008 15% Nhà đầu tư VOF Investment

Limited - British Virgin Islands mua 5%, Mirate Asset Exim 5%

10%

Investment Limited (MAE) thuộc tập đoàn Mirate Asset Hàn Quốc

4,5% Mirate Asset Maps

Opportunity Vn Equity Balanced Fund (OVEBF)

0,5%

7 Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southernbank)

United Overseas Bank (Singapore)

2008 10% 8 Ngân hàng TMCP Đông Nam

Á (Seabank)

9 Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) BNP Parisbas (Pháp) 2008 15% 10 Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) MayBank (Malaysia) 2008 20% Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bảng 2.3 cho thấy giai đoạn 2004-2010 là giai đoạn diễn ra mạnh mẽ hoạt động bán cổ phần giữa các Ngân hàng TMCP trong nước với các ngân hàng nước ngoài, thương vụ mua bán cổ phần lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ của đối tác nước ngoài là 20%. Điều này được lý giải là các thương vụ mua bán cổ phần ở giai đoạn này là ngân hàng nước ngoài đi mua cổ phần của các ngân hàng trong nước mà theo Nghị định 69/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 20/4/2007 về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM Việt Nam thì các ngân hàng nước ngoài không được nắm giữ quá 15% vốn điều lệ của ngân hàng nếu muốn tăng thì phải có sự chấp thuận của Chính Phủ. Cụ thể việc mua bán cổ phần giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài được diễn ra giai đoạn này:

(1) Ngân hàng ANZ mua 10% cổ phần của Sacombank vào tháng 3/2005 với khoản đầu tư có tổng giá trị khoảng 27 triệu đô la Mỹ. Ngân hàng ANZ trở thành một trong 3 ngân hàng cổ đông chiến lược của Sacombank.

(2) Ngân hàng TMCP phát triển Nhà Hà Nội (Habubank): tháng 6/2007 bán 10% cổ phần cho Deutsche Bank AG (Đức). Qua việc bán cổ phần này, Deutsche Bank đã có cam kết hỗ trợ kỹ thuật, quản lý rủi ro, phát triển dịch vụ thẻ, các sản phẩm đầu tư, tăng vốn điều lệ lên 4.040 tỷ đồng, tăng mạng lưới giao dịch, tăng doanh số, tăng thị phần.

(3) Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank): Tháng 12/2005, Techcombank đã bán 10% cổ phần với trị giá 27 triệu USD cho ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC), tháng 7/2007 bán tiếp 5% cổ phần cho HSBC và trở thành Ngân hàng TMCP lớn thứ 3 ở Việt Nam, được HSBC hỗ trợ về kỹ thuật. Sau đó Techcombank tiếp tục bán tiếp 5% cổ phần cho HSBC nhưng theo quy định hiện hành, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài muốn sở hữu tỷ lệ 20% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam thì phải có sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 30/7, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Công văn số 4949/VPCP- KTTH đồng ý việc Techcombank bán thêm cổ phần cho HSBC, để nhà đầu tư nước ngoài này được sở hữu tỷ lệ 20% vốn điều lệ của Techcombank. Đến tháng 8/2007 ngân hàng HSBC trở thành cổ đông chiến lược chiếm 20% vốn cổ phần và là ngân

hàng nước ngoài đầu tiên nắm giữ 20% cổ phần tại một ngân hàng thương mại Việt Nam. Qua việc bán cổ phần cho HSBC, Techcombank tăng quy mô về vốn điều lệ, tổng tài sản, tăng mạng lưới, tăng thương hiệu...

(4) Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB): Tháng 7/2007 bán 10% vốn điều lệ cho ngân hàng Standard Chartered (Anh). Đây là Ngân hàng cổ phần thứ hai được Ngân hàng Nhà nước cho phép bán cổ phần cho Ngân hàng nước ngoài. Tháng 5/2008 Ngân hàng Standard Chartered (Anh) tiếp tục sở hữu thêm 5% cổ phần tăng tỷ lệ cổ phần lên 15%. Standard Chartered (Anh) là một trong những Ngân hàng lớn nhất thế giới, có thế mạnh trong hoạt động dịch vụ nhà trả góp, hiện đang chủ trương phát triển mạnh ở thị trường châu Á và ngân hàng ACB sẽ tăng được lợi thế trong hoạt động dịch vụ này.

(5) Ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank, nay là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng): Ngày 21/3/2006 VPBank đã bán 10% cổ phần cho ngân hàng Singapore OCBC Bank với tổng giá trị 250 tỷ đồng. OCBC Bank trở thành đối tác chiến lược, hỗ trợ VPBank về mặt kỹ thuật, công nghệ, đào tạo trong các lĩnh vực cho vay tiêu dùng, thẻ, các biện pháp quản trị rủi ro và công nghệ thông tin. Ngày 4/8/2008 Thống đốc NHNN chấp thuận VPBank bán tiếp 5% cổ phần cho OCBC nâng việc nắm giữ từ 10% lên tổng cộng 15% vốn điều lệ nhờ đó mà VPBank tăng quy mô vốn điều lệ, tăng mạng lưới hoạt động, tăng được sự hỗ trợ về kỹ thuật, quản trị điều hành, trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

(6) Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank): Tháng 7/2008, Eximbank bán 25% cổ phần cho 04 nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thu về gần 400 triệu USD trong đó ngân hàng Sumito Mitsumi Banking Corporation sở hữu tỷ lệ cao nhất là 15% vốn điều lệ của Eximbank. Việc bán cổ phần này giúp Eximbank tăng năng lực tài chính, tăng khả năng điều hành quản trị ngân hàng, tăng sức cạnh tranh và trở thành Ngân hàng TMCP lớn ở Việt Nam.

(7) Ngân hàng TMCP Phương Nam đã bán 10% cổ phần tương đương 480 tỷ đồng vào năm 2008 cho ngân hàng UOB (là ngân hàng lớn nhất ở Singapore) với cam kết hỗ trợ về phát triển sản phẩm, công nghệ và nhân sự, giúp ngân hàng Phương Nam đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

(8) Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (Seabank) tháng 8/2008 đã bán 15% cổ phần cho ngân hàng Scociété Générale (Pháp). Ngân hàng Scociété Générale (Pháp) trở thành đối tác đầu tiên và là cổ đông chiến lược lớn nhất của Seabank với cam kết hỗ trợ quản trị điều hành, tổ chức hoạt động, phát triển sản phẩm dịch vụ (đặc biệt sản

phẩm bán lẻ) và phát triển hệ thống quản trị rủi ro.

(9) Ngân hàng Phương Đông (OCB): Ngày 31/12/2007 Ngân hàng BNP Paribas đã trở thành cổ đông chiến lược của OCB với tỷ lệ sở hữu cổ phần 10% vốn điều lệ của OCB. Ngày 26/8/2008, OCB thỏa thuận bán tiếp 5% vốn điều lệ để nâng tỷ lệ sở hữu từ 10% lên 15% cho BNP Paribas và sẽ tăng lên 20% vào năm 2011.

(10) Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank): ngày 24/9/2008 Maybank (ngân hàng Malaysia) đã hoàn tất việc thanh toán 1.578 tỷ đồng để sở hữu 15% vốn điều lệ của ABBank, tiếp đến 5/2009 ABBank phát hành thêm cổ phiếu cho Maybank nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần lên 20% cho đối tác nước ngoài này như đã cam kết. Việc bán cổ phần này giúp ABBank là một trong 10 ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất, có quy mô mạng lưới lớn.

Như vậy, giai đoạn 2004-2010 là giai đoạn các ngân hàng thương mại bị sức ép tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ theo quy định của NHNN và cùng với sự cạnh tranh gay gắt của ngân hàng trong nước với các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đòi hỏi các ngân hàng thương mại trong nước bán cổ phần cho ngân hàng nước ngoài để tăng vốn đồng thời tăng tiếp cận về quản lý điều hành, quản trị rủi ro, phát triển sản phẩm dịch vụ, thị trường. Ở giai đoạn này, theo cả hai hướng là các Ngân hàng TMCP trong nước bán cổ phần cho các ngân hàng nước ngoài và các Ngân hàng TMCP lớn mua cổ phần của các ngân hàng nhỏ trong nước, cho thấy không có M&A thực sự mà thực chất của hoạt động này là đầu tư thông thường, mua bán cổ phần nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Động lực của các thương vụ M&A là một quá tình tự thân, không phải do NHNN hay bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào chỉ định. Thay vì tìm cách chống lại nguy cơ bị thâu tóm thì các NHTM chủ động tìm kiếm đối tác M&A để tồn tại. Do đó giai đoạn này không hình thành các thương vụ sau M&A.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại sau ma ở việt nam theo các tiêu chí camels (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)