Theo khái niệm về M&A trong Thông tư 36/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 quy định về việc tổ chức lại Tổ chức tín dụng, sáp nhập ngân hàng là: một hoặc một số ngân hàng chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang một ngân hàng khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của ngân hàng bị sáp nhập; Còn hợp nhất
ngân hàng là việc hai hoặc một số ngân hàng chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp để hình thành một ngân hàng mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các ngân hàng bị hợp nhất.
Tuy nhiên, theo thông lệ quốc tế, M&A ngân hàng còn diễn ra đối với trường hợp một ngân hàng mua lại cổ phần của một Tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp khác chứ không chỉ là chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp theo như quy định của pháp luật Việt Nam.
Do đó, trong nội dung chương này, tác giả chỉ phân tích thực trạng năng lực tài chính của những ngân hàng nhận sáp nhập, ngân hàng mới sau hợp nhất từ các thương vụ M&A. Số liệu để phân tích được tác giả thu thập từ các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2019. Với lý do trên thì sẽ có 8 Ngân hàng thương mại thuộc phạm vi phân tích ở Bảng 2.8 dưới đây:
Bảng 2.8. Danh sách các Ngân hàng sau M&A sử dụng phân tích đánh giá
TT Tên giao dịch Tên ngân hàng Năm
1 LPB Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 2011
2 SCB Ngân hàng TMCP Sài Gòn 2011
3 SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội 2012
4 HDBank Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh 2013 5 PVcombank Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam 2013 6 Sacombank Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 2015 7 BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2015 8 Maritimebank Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 2015
Nguồn: Tác giảđề xuất
Dựa trên số liệu thu thập được từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các Ngân hàng thương mại sau M&A, tác giả tính toán và phân tích theo các chỉ tiêu của tiêu chí CAMELS để thấy được chỉ tiêu nào đã đảm bảo, chưa đảm bảo để có giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực tài chính cho các Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam. Tuy nhiên, Camels có 6 tiêu chí là: Mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy), chất lượng tài sản (Asset Quality), năng lực quản lý (Management), lợi nhuận (Earnings), khả năng thanh khoản (Liquidity), sự nhạy cảm
với rủi ro thị trường (Sensitivity to market risk); Luận án chỉ sử dụng 5 tiêu chí đầu và không sử dụng tiêu chí thứ 6 là sự nhạy cảm với rủi ro thị trường vì tiêu chí này sử dụng khe hở lãi suất để đánh giá và tác giả khó thu thập được dữ liệu về lãi suất ngân hàng do sự biến động của lãi suất.