Nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại sau ma ở việt nam theo các tiêu chí camels (Trang 152 - 155)

Đối với các NHTM hiện nay, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính của các ngân hàng, điều này thể hiện tỷ trọng danh mục cho vay trong tổng cơ cấu tài sản của ngân hàng cũng như mức độ đóng góp thu nhập cho ngân hàng. Vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng luôn là một trong những biện pháp tiên quyết để góp phần nâng cao năng lực tài chính của bất kỳ NHTM nào. Với bối cảnh hiện tại, để nâng cao chất lượng tín dụng thì các giải pháp mà NHTM sau M&A phải tiến hành là:

4.2.4.1. X lý n xu

Một trong những nguyên nhân được cho là cơ bản nhất làm suy yếu năng lực tài chính của các NHTM nói chung và NHTM sau M&A nói riêng trong thời gian gần đây bắt nguồn từ tình trạng nợ xấu gia tăng trong ngân hàng. Nợ xấu đeo bám, khiến các NHTM khó có thể có đủ nội lực để tăng cường đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp. Để nâng cao năng lực tài chính, biện pháp trước mắt mà các NHTM sau M&A phải phải thực hiện đó là xử lý nợ xấu đang “nắm giữ”. Cụ thể là:

Thứ nhất, phải rà soát và xác định rõ tình trạng nợ xấu của ngân hàng mình: Qua kết quả được công bố sau khi NHNN thanh tra, kiểm tra ở một số các NHTM trong đó có cả một số NHTM sau M&A cho thấy những ngân hàng được thanh tra đều có tình trạng nợ xấu được công bố thấp hơn so với nợ xấu thực tế của ngân hàng. Che giấu nợ xấu để “làm đẹp” hơn hình ảnh của ngân hàng sẽ dẫn đến hệ lụy là nợ xấu sẽ ngày càng xấu hơn, tạo nên một mối nguy cơ tiềm ẩn lớn cho ngân hàng. Đối với những NHTM sau M&A hiện nay, để tăng mức thu hút với các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài thì trước hết các ngân hàng phải có sự minh bạch hóa để trên cơ sở đó có những biện pháp xử lý thích hợp. Quan điểm che giấu nợ xấu, sẽ làm cho các NHTM sau M&A khó có thể tìm được tiếng nói chung với các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Các nhà lãnh đạo ngân hàng cần có những những nhận thức đúng đắn trong việc xác định rõ nợ xấu trên cơ sở tuân thủ đúng quy chế phân loại nợ theo quy định của NHNN. Việc xác định chính xác nợ xấu của ngân hàng không phải chỉ là nhiệm vụ của các nhà quản trị mà phải được quán triệt từ cán bộ tín dụng khi trực tiếp cho vay. Tránh việc lạm dụng cho vay đảo nợ hay cơ cấu lại lại các khoản nợ mà khách hàng không có khả năng cải thiện tình trạng khó khăn của sản xuất cũng như

tình hình tài chính hiện tại. Các ngân hàng cần thống kê và phân loại nợ xấu theo các tiêu thức như nguyên nhân phát sinh, phương thức đảm đảm bảo, đối tượng khách hàng có nợ xấu tại ngân hàng, khả năng thu hồi. Trên cơ sở đó ngân hàng có thể đánh giá nợ xấu một cách toàn diện để có những biện pháp xử lý phù hợp.

Thứ hai, tích cực xử lý nợ xấu bằng các biện pháp phù hợp: Biện pháp 1: Bán nợ cho công ty quản lý tài sản (VAMC).

Việc xử lý nợ xấu của các NHTM hiện nay có thể thực hiện theo hai nhóm biện pháp là bán nợ và tự xử lý. Trong đó, biện pháp trước tiên có tính khả thi đối với cả các NHTM có quy mô vốn lớn hay nhỏ hiện nay là bán nợ cho công ty quản lý tài sản của TCTD (VAMC). Những lý do mà các NHTM sau M&A nên lựa chọn phương án bán nợ cho VAMC để xử lý nợ xấu ở thời điểm này là: Thứ nhất là trong bối cảnh khó khăn, không phải ngân hàng nào cũng có đủ nguồn lực để trích lập dự phòng rủi ro xử lý nợ xấu, nhất là những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao trong khi chủ trương yêu cầu xử lý nợ xấu của NHNN không cho phép kéo dài thời gian. Mặc dù về mặt bản chất, bán nợ xấu không có nghĩa là ngân hàng đã “xong nợ” vì các ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm thu hồi và trích lập dự phòng rủi ro. Nhưng khi bán nợ, ngân hàng có thể kéo dài thời gian trích lập mà không gây tình trạng quá sức cho ngân hàng. Thứ hai là

sau khi bán nợ, bảng tổng kết tài sản của ngân hàng sẽ “sạch hơn”, điều này sẽ góp phần làm tăng giá trị hình ảnh của ngân hàng đối với các nhà đầu tư, cũng như các ngân hàng có thể tập trung hơn vào việc phát triển các hoạt động kinh doanh của mình.

Thứ ba là tổ chức tín dụng có thể sử dụng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành để tái cấp vốn và tham gia thị trường mở nhằm tăng thanh khoản cho ngân hàng. Và cuối cùng khi bán nợ cho VAMC, ngân hàng sẽ được hỗ trợ tích cực về pháp lý và nguồn lực trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu nợ.

Biện pháp 2: Các NHTM sau M&A nỗ lực tự xử lý nợ xấu:Bên cạnh biện pháp mang tính tình thế là bán nợ cho VAMC, nhóm biện pháp mà các NHTM sau M&A phải tích cực triển khai hiện nay là xử lý nợ xấu từ nội lực ngân hàng, bao gồm: (i) Làm tốt công tác phân loại nợ và tăng cường trích lập dự phòng rủi ro. Đây là biện pháp hàng đầu mà các NHTM sau M&A nên lựa chọn khi xử lý nợ xấu, kể cả những khoản nợ đã bán cho VAMC. Mặc dù, trích lập dự phòng rủi ro sẽ sẽ làm lợi nhuận của ngân hàng bị giảm sút, nhưng với tình trạng nợ xấu ngày càng “phình to”như hiện nay thì không có lựa chọn nào tốt hơn cho ngân hàng là phải xử lý dứt điểm được “khối nợ xấu khổng lồ” này. Để bù đắp tình trạng tăng chi phí do tăng mức trích lập dự phòng rủi ro, các NHTM sau M&A nên có những biện pháp tiết giảm chi phí như chi phí quản lý, chi phí tiền lương. Tinh giảm bộ máy quản lý hay cắt giảm nhân sự trên

cơ sở xem xét lại việc mở thêm các chi nhánh, phòng giao dịch hay cải tiến quy trình tác nghiệp để tăng hiệu suất sử dụng lao động. (ii) Thực hiện các biện pháp cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trước mắt dưới các hình thức như: Với những doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và được đánh giá là có khả năng trả nợ theo phương án cơ cấu lại thì ngân hàng có thể xem xét cho phép cơ cấu lại nợ. Biện pháp này giúp các doanh nghiệp thu xếp được nguồn trả nợ do những yếu tố ảnh hưởng đến dòng tiền trả nợ. Tiếp tục hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi: Trên cơ sở rà xoát, đánh giá, các ngân hàng có thể xem xét thực hiện chính sách tín dụng “cởi mở” với những doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tốt với ngân hàng trong lịch sử, có phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi để khắc phục những khó khăn hiện tại. (iii) Hoán đổi nợ thành vốn góp của ngân hàng trong các doanh nghiệp. Sau những nỗ lực thu hồi vốn, cái phao mà nhiều ngân hàng trông chờ là tài sản đảm bảo cho những khoản vay.Tuy nhiên, tình trạng đóng băng và giảm giá của thị trường bất động sản khiến cho ngân hàng khó có thể thu hồi các khoản nợ của mình. Một trong những biện pháp mà ngân hàng có thể sử dụng để có cơ hội lấy lại được nợ là trên cơ sở định giá lại doanh nghiệp, ngân hàng sẽ dùng nợ mà doanh nghiệp đang còn nợ để mua lại chính doanh nghiệp đó. Dù là một biện pháp có thể sử dụng nhưng các ngân hàng cũng phải hết sức thận trọng để không làm gia tăng tổn thất cho ngân hàng. Khi thực hiện các biện pháp này, ngân hàng cần cân nhắc thận trọng đảm bảo các quy định về giới hạn góp vốn mua cổ phần theo quy định của pháp luật, tránh đầu tư dàn trải vào lĩnh vực phi ngân hàng. Hơn nữa, việc xử lý nợ xấu theo phương thức này còn phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp, phụ thuộc vào trình độ của cán bộ ngân hàng có nắm rõ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không? Do vậy, việc lựa chọn giải pháp này để xử lý nợ xấu phải song hành với những biện pháp tái cấu trúc có hiệu quả để vực lại hoạt động của doanh nghiệp,hoặc ngân hàng tìm được những đối tác để bán lại “phần doanh nghiệp” đang nắm giữ để thu hồi vốn.

4.2.4.2. Tăng cường các bin pháp phòng nga ri ro tín dng

Thứ nhất, đa dạng hóa cơ cấu danh mục cho vay nhằm phân tán rủi ro:

Kinh doanh ngân hàng vẫn luôn phải tuân chỉ nguyên tắc “Không bỏ quá nhiều trứng vào một giỏ”. Mặc dù mỗi ngân hàng đều có thị trường khách hàng truyền thống, nhưng điều đó không có nghĩa là các ngân hàng quá tập trung dư nợ tín dụng vào đối tượng khách hàng này. Khi xây dựng chính sách cho vay, ngân hàng phải tuân thủ các quy định về giới hạn cho vay theo luật cũng như thông tư về việc đảm bảo an toàn trong cho vay của NHTM. Trên cơ sở phân tích thị trường khách

hàng, ngân hàng cần có sự uyển chuyển trong việc duy trì cơ cấu danh mục cho vay. Để làm được điều này, ngân hàng cần tiến hành phân tích, dự báo ngành nhằm phổ biến, triển khai trong toàn hệ thống.

Thứ hai, thay đổi tư duy trong thẩm định cho vay: Tình trạng chung ở nhiều ngân hàng hiện nay khi cho vay là dựa trên tài sản đảm bảo và kết quả lợi nhuận hoạt động của khách hàng. Mặc dù đây không phải là một quan điểm sai nhưng không hoàn toàn là đúng. Mục đích chính của tài sản đảm bảo là giảm tổn thất tín dụng trong tình huống xảy ra rủi ro, chứ không phải là là yếu tố quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, khi đưa ra quyết định cho vay ngân hàng không nên đưa yêu cầu tài sản đảm bảo tiền vay lên hàng đầu, điều này sẽ dẫn đến một sai lầm thường thấy của ngân hàng là xem nhẹ tính khả thi và hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng. Mặt khác, ngân hàng cho vay cũng như thu nợ bằng tiền, vì vậy các ngân hàng cần nhanh chóng xây dựng và triển khai chính sách cho vay dựa trên dòng tiền. Đối với những khách hàng có phân hạng tín dụng tốt, phương án sử dụng vốn vay được đánh giá là hiệu quả và có tính khả thi, thì phương pháp cho vay dựa trên dòng tiền thực sự là một biện pháp thu hút cũng như tháo gỡ nút thắt cản trở trong việc tiếp cận vốn ngân hàng.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: Thông qua xếp hạng tín dụng của khách hàng, ngân hàng có thể đánh giá cơ bản về mức độ rủi ro của khách hàng, sàng lọc được khách hàng tốt để phục vụ việc ra quyết định cấp tín dụng. Đây cũng là cơ sở để ngân hàng có thể tập trung vào các đặc điểm riêng của khách hàng, để có biện pháp quản lý tín dụng hiệu quả. Vì vậy, các NHTM sau M&A cần rà soát để hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Trên cơ sở khung pháp lý tiếp cận theo tinh thần hiệp ước Basel 2 mà NHNN đã ban hành (Thông tư 02/2013/TT-NHNN), các NHTM sau M&A sẽ hoàn thiện từ mô hình tổ chức, phương pháp xếp hạng tín dụng cũng như xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu đồng bộ phục vụ cho hệ thống xếp hạng tín dụng.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại sau ma ở việt nam theo các tiêu chí camels (Trang 152 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)