1.2 RỦI RO TRONG TTQT ĐỐI VỚI NHTM
1.2.2 Các loại rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế
Mọi hoạt động kinh tế quốc tế đều có liên quan đến hoạt động TTQT của các NHTM, nên rủi ro trong hoạt động TTQT của các NHTM thường tập trung ở một số loại rủi ro chủ yếu như sau:
a) Rủi ro tín dụng
Một cách khái quát, rủi ro tín dụng là rủi ro không thu được nợ khi khoản vay đến hạn và khách hàng không thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng. Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng như: các hoạt động bảo lãnh, cam kết, chấp nhận tài trợ ngoại thương, chiết khấu,... Các rủi ro tín dụng thường xảy ra với Ngân hàng mở L/C và gây thiệt hại vật chất lớn nhất trong tất cả các loại rủi ro có thể xảy ra.
* Đối với ngân hàng phát hành
Rủi ro tín dụng đối với NH phát hành là việc không thu được hoặc không thu được đầy đủ từ nhà nhập khẩu số tiền có giá trị bằng giá trị số tiền mà ngân hàng đã bỏ ra thanh toán cho nhà xuất khẩu. Các trường hợp rủi ro tín dụng thường gặp như sau:
- Rủi ro tín dụng thế chấp hàng nhập khẩu: Rủi ro này xảy ra khi nhà nhập khẩu xin mở L/C nhưng khi ngân hàng thanh toán cho nhà xuất khẩu và lấy chứng từ gửi hàng, nhà nhập khẩu không lấy chứng từ để nhận hàng và dĩ nhiên là không trả tiền cho ngân hàng. Rủi ro này xảy ra khi ngân hàng cho khách hàng vay ký quỹ mở L/C cũng như thanh toán hàng nhập khẩu mà đảm bảo cho vay lại là chính lô hàng đó. Ngân hàng phải bán lô hàng đó và luôn bị lỗ vì các lý do:
+ Ngân hàng không phải là nhà kinh doanh nhập khẩu. + Hàng nhập khẩu có khi phải chế biến mới bán được
- Rủi ro tín dụng bảo lãnh L/C trả chậm.
Cần phải hiểu chữ tín dụng theo nghĩa rộng, nó không chỉ làm khoản tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay mà bao gồm cả tín dụng bằng chữ ký (uy tín). Trong trường hợp khách hang không thực hiện được nghĩa vụ tài chính với người cung cấp trong đó ngân hàng bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì rủi ro xảy ra.
* Đối với Ngân hàng xác nhận:
- Hoạt động tín dụng cón thể hiện trong mối quan hệ giữa ngân hàng xác nhận và ngân hàng mở thư tín dụng. Trong trường hợp ngân hàng mở tín dụng là ngân hàng nhỏ, ít có danh tiếng hoặc ít có giao dịch với ngân hàng thông báo, nói cách khác ngân hàng xác nhận đã cung cấp tín dụng cho ngân hàng mở L/C.
- Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng xác nhận là không nắm vững được năng lực tài chính của ngân hàng mở L/C đã vội xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi cuối cùng ngân hàng xác nhận phải nhận trách nhiệm thanh toán thay cho ngân hàng mở L/C do ngân hàng mở L/C thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản .
* Đối với ngân hàng chiết khấu và ngân hàng hoàn trả: Rủi ro tín dụng xảy ra khi không thu được khoản tiền mà trước kia đã thanh toán, thậm chí bị phá sản.
* Đối với ngân hàng chiết khấu và ngân hàng hoàn trả: rủi ro tín dụng xảy ra khi không thu được khoản tiền mà trước kia đã thanh toán hoặc đã triết khấu cho nhà nhập khẩu.
* Đối với ngân hàng thông báo: đôi khi đóng vai trò của cả ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiết khấu. Rủi ro tín dụng cho ngân hàng thông báo xảy ra khi cho vay tài trợ xuất khẩu mà không thu hồi được vốn. Ngoài ra trong nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, Trường hợp ngân hàng phát hành không chịu trả tiền cho ngân hàng thông báo mặc dù nhà nhập khẩu đã thanh toán tiền rồi. Trường hợp này ít xảy ra tuy nhiên để đảm bảo an toàn ngân hàng chỉ thông báo với ngân hàng mở quen biết, có uy tín hoặc phải ký quỹ.
b) Rủi ro kỹ thuật.
Đây là loại rủi ro thường gặp nhất trong TTQT, đặc biệt là thanh toán thư tín dụng, Rủi ro này tuy gây thiệt hại về vật chất không lớn nhưng ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của ngân hàng trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Các rủi
ro kỹ thuật thường do nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía ngân hàng không thực hiện theo đúng UCP 600. Trong quan hệ thanh toán tín dụng chứng từ các bên tham gia phải tuân thủ theo quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của phòng thương mại quốc tế (ICC) giới thiệu lần đầu tiên trên thế giới; ấn phẩm tiếp theo là UCP 600 có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Ngoài ra các ngân hàng phải tuân theo quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ (URR).
- Rủi ro kỹ thuật là những rủi ro do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quy trình thanh toán L/C, như sự khác nhau giữa chứng từ thanh toán với nội dung quy định trong L/C hay việc các bên tham gia thực hiện sai một khâu trong quy trình nghiệp vụ thanh toán.
- Rủi ro kỹ thuật đối với ngân hàng mở L/C: trong nghiệp vụ kiểm tra L/C NH mở có thể bị rủi ro do không thực hiện đúng theo UCP mà L/C đã dẫn chiếu. Theo UCP 600, NH mở được miễn trách nhiệm thanh toán nếu bộ chứng từ có lỗi. Tuy nhiên nếu ngân hàng hành động trái với những quy định tại điều 14UCP 600 thì Ngân hàng mở gặp phải rủi ro trên chính những bộ chứng từ có lỗi.
- Rủi ro kỹ thuật đối với ngân hàng thông báo: Rủi ro xảy ra với ngân hàng thông báo này quyết định thông báo một L/C giả hoặc một tu chỉnh L/C không có hiệu lực trong khi chính ngân hàng chưa xác nhận được tình trạng mã khóa (hay mẫu chữ ký ủy quyền của ngân hàng mở L/C đố với những trường hợp phát hành L/C bằng thư).
Ngoài ra khi NH gửi đi một bộ chứng từ sai sót mà không phát hiện ra do lỗi của ngân hàng mình gây ra thì ngân hàng sẽ chịu rủi do ro việc tu chỉnh chứng từ thanh toán chậm. Ngay sau khi ngân hàng thực hiện đúng chức trách của mình thì những rủi ro sai sót của người bán cũng ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng trong TTQT.
c) Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thành khoản là những thiệt hại mà ngân hàng gánh chịu khi không có đủ ngoại tệ đáp ứng nhu cầu rút tiền và vay tiền của khách hàng. Đối với các quốc gia mà đồng tiền của họ không được ưa thích hoặc không được sử dụng trong TTQT thì người ta phải sử dụng ngoại tệ mạnh. Việc ngân hàng không đủ dự trữ ngoại tệ đáp
ứng nhu cầu của nhà nhập khẩu trong TTQT sẽ làm cho việc thanh toán của nhà nhập khẩu trở nên khó khăn. Vì vậy dẫn đến giảm uy tín của ngân hàng trong nhiều trường hợp ngân hàng còn bị phạt vì mất khả năng thanh toán.
d) Rủi ro tỷ giá hối đoái
- Tỷ giá là đơn vị đo lường giá trị đồng tiền này so với đồng tiền khác. Trong TTQT các quốc gia trên thế giới thường sử dụng ngoại tệ mạnh để đo lường giá trị của hàng hóa tham gia xuất khẩu.
- Rủi do tỷ giá xảy ra khi có sự biến động của tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán.
- Xét về tác động trực tiếp: Khi doanh nghiệp NK nộp nội tệ ký quỹ mở L/c và yêu cầu NH bán ngoại tệ để thanh toán. Nếu NH không thực hiện việc trao đổi ngay đến khi đồng nội tệ giảm giá như vậy thì NH phải bù vào mức giảm đó. Khi doanh nghiệp ký quỹ bằng ngoại tệ do từ nguồn cung ứng nhu cầu của khách hàng, đến hạn thanh toán mà tỷ giá giảm ngân hàng thu được một khoản lợi, nếu tỷ giá tăng dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
- Xét về tác động gián tiếp: Do mức trượt giá của đồng nội tệ do với ngoại tệ mạnh nên khi nhập hàng về, nếu là mặt hàng có giá bán cạnh tranh không thể tăng được vì nếu tỷ lệ ký quỹ không bù đắp được tỷ lệ trượt giá thì rủi ro có thể xảy ra với NH khi nhà nhập khẩu không nhận hàng và không thanh toán bộ chứng từ.
e) Rủi ro về pháp lý
Mọi hoạt động thanh toán NHTM đều phải dựa trên các yếu tố pháp lý, đối với TTQT lại càng cần thiết, Có thể nói, nếu không có các yếu tố pháp lý, thì không có hoạt động TTQT đối với các NHTM. Do vậy, nhóm này tác động trực tiếp đến hoạt động TTQT của NHTM tốt hay không. Trong thương mại quốc tế, các chủ thể tham gia giao dịch chịu sự chi phối của hệ thống pháp luật và tập quán kinh doanh khác nhau, vì vậy, việc am hiểu vận dụng đúng đắn các luật lệ liên quan cũng như đánh gia và dự đoán được các loại rủi ro sẽ giúp cho các bên tham gia tránh gặp những vướng mắc trong giao dịch thương mại và TTQT.
- Rủi ro pháp lý là do thực hiện các giao dịch không đúng luật gây nên tổn thất, kiện cáo của các bên tham gia TTQT.
- Rủi ro pháp lý trong TTQT bao gồm rủi ro về chính sách và rủi ro trong quá trình áp dụng và thực thi các quy định trong và ngoài nước liên quan đến TTQT.