Thưc trạng hoạt động kinh doanh của Agribank Bắc Giang trong những năm

Một phần của tài liệu 1252 quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 41 - 55)

năm qua

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn:

Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh, với lợi thế là chi nhánh một NHTM 100% vốn Nhà nước, có mạng lưới gồm 50 điểm giao dịch trải rộng toàn tỉnh, Agribank Bắc Giang đã hoạch định một chiến lược huy động vốn không những để cân đối nguồn vốn trước mắt, mà còn tạo thế ổn định và phát triển vững chắc cho những năm tiếp theo, trong đó coi trọng nguồn vốn tại chỗ của các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế, nhằm đáp ứng cho nhu cầu cho vay phát triển kinh tế trên địa bàn. Cùng với uy tín, thương hiệu Agribank và các yếu tố thuận lợi của thị trường, NHNN kiểm soát chặt chẽ, kỷ cương đối với thị trường vốn và lãi suất, hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, sức hấp dẫn của các kênh đầu tư khác giảm Sút... làm cho nhu cầu gửi tiền tăng lên. Đến 31/12/2012, thị phần nguồn vốn của chi nhánh chiếm tỷ lệ 50% tổng huy động của các ngân hàng và TCTD trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, thấp hơn năm 2011 (tỷ lệ 54,1%) và có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, đây là một cố gắng lớn của chi nhánh trong điều kiện công tác huy động vốn có tính cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD trên địa bàn. Tình hình huy động vốn của Agribank Bắc Giang được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Agribank Bắc Giang

5 8 8 9 7 2 9 2

II. Loại tiền 4.13

6 010 4.750 010 5.253 010 7.056 010 1. Nội tệ________ 3.71 7 89, 9 4.268 89, 9 4.780 91, 0 6.632 94, 0 2. Ngoại tệ______ 41 9 110, 2 48 110, 3 47 0 9, 4 42 0 6, Tốc độ tăng 13, 4 914, 610, 334,

g g (%) (%)

I. Tổng dư nợ 4.878 10

0 5.765 010 6.421 010 7.005 100

1. Theo loại tiền

- Nội tệ 4.738 97, 1 5.602 97, 2 6.287 97, 9 6.881 98, 2 - Ngoại tệ Ĩ4 Õ" 9 2, 162^ 2,8 135^ 2,1 4^12 1,8 2. Theo thời hạn - Ngắn hạn 3.263 66, 9 3.948 568, 4.651 472, 4.905 070, - Trung, dài hạn 1.615 33, 1 1.817 31, 5 1.770 27, 6 2.100 30, 0 3. Theo TPKT - Doanh nghiệp 1.256 25, 7 1.512 226, 1.794 927, 1.864 626, - Hộ GĐ,cá nhân 3.622 74, 3 4.252 873, 4.628 172, 5.141 473, II. Nợ xấu 1. Số dư nợ xấu 81 7 7 121 13 2^ 2. Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,6 5 41,3 91,8 91,8

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009 - 2012)

Từ các số liệu trên cho thấy, trong 4 năm, từ năm 2009 đến năm 2012, nguồn vốn huy động của Agribank Bắc Giang đã tăng trưởng đáng kể. Từ 4.136 tỷ đồng năm 2009, đến năm 2012 đã đạt 7.056 tỷ đồng, tăng 70,5% so với năm 2009, tốc độ tăng bình quân là 17,62% mỗi năm. Trong đó, năm 2012 là năm có tốc độ tăng trưởng vượt bậc với hơn 1.800 tỷ đồng tăng thêm so với năm 2011, tốc độ tăng trưởng lên đến 34,3% được đánh giá là năm thành công nhất về huy động vốn của chi nhánh.

Đạt được kết quả tăng trưởng huy động vốn cao như trên là do thời gian qua Agribank Bắc Giang đã có những giải pháp khuyếch trương thương hiệu nhằm tăng sức cạnh tranh, tích cực đổi mới phong cách giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ tạo niềm tin cho khách hàng khi gửi tiền và sử dụng dịch vụ của Agribank; có chiến lược huy động vốn phù hợp, điều hành linh hoạt công cụ lãi suất, đưa ra nhiều hình thức huy động phong phú, hấp dẫn, triển khai có hiệu quả các chương trình huy động vốn dự thưởng của Agribank, chủ động ban hành các chương trình khuyến mại huy động vốn riêng của chi nhánh như: “Tài lộc đầu xuân”, “Gửi tiền tiết kiệm trúng xe ô tô”... nên đã thu hút khá tốt nguồn vốn ổn định trong dân cư, cải thiện cơ cấu nguồn vốn, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn không ổn định từ các tổ chức kinh tế. Bên cạnh đó, chi nhánh quan tâm tạo thuận lợi cho KBNN, BHXH trong thanh toán và chi trả, quan tâm khai thác nguồn vốn của các tổ chức kinh tế trong và ngoài địa bàn.

2.1.4.2. Hoạt động cho vay:

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ đạo của Agribank nói chung và Agribank Bắc Giang nói riêng Hoạt động này mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Với phương châm “An toàn - Hiệu quả - Ben vững”, Hoạt động cho vay ngày càng được nâng cao cả về chất và lượng, đảm bảo an toàn, hiệu quả. Hoạt động cho vay của Agribank Bắc Giang qua các năm được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2. Tình hình cho vay của Agribank Bắc Giang

tăng 887 tỷ đồng, tốc độ tăng 18,1%; năm 2011 tăng 656 tỷ đồng, tốc độ tăng 11,4%; năm 2012 tăng 584 tỷ đồng, tốc độ tăng 9,1%. Tuy nhiên, có thể nhận thấy tăng trưởng dư nợ cả quy mô và tốc độ tăng trưởng đều có xu hướng giảm thấp. Nguyên

NK nhân do khủng hoảng kinh tế thế giới khiến cho nền kinh tế Việt Nam có nhiều bấtổn, lãi suất thị trường liên tục biến động. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số36.149 34.207 25.386 22.916 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 gồm các giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội như cải thiện hệ thống phân phối hàng hoá, hướng dòng tín dụng vào các hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, phối hợp tốt hơn giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ... Việc thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP, tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng chậm lại do các NHTM hạn chế cấp tín dụng mới đối với lĩnh vực bất động sản và kinh doanh chứng khoán. Bên cạnh đó nhiều NHTMCP mở chi nhánh, tham gia hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng dư nợ của Agribank Bắc Giang. Thị phần dư nợ cho vay của Agribank Bắc Giang giảm từ 51% năm 2009, xuống còn 42% năm 2012.

Trong giai đoạn 2009 - 2012, cùng với các biện pháp quyết liệt trong xử lý, thu hồi nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh được duy trì ở mức thấp, đặc biệt là các năm 2009, 2010. Sang đến năm 2011-2013 nợ xấu có xu hướng tăng trở lại, do đó cần tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm ngăn ngừa các hiện tượng không tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ, hạn chế việc làm không đúng của cán bộ, nhân viên. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới đối với các nước đang phát triển như Việt Nam tỷ lệ nợ xấu dưới 5% là có thể chấp nhận được, với tỷ lệ nợ xấu dưới 2% của Agribank Bắc Giang trong những năm qua đã phản ánh sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên trong việc quản trị rủi ro cho vay, phản ánh tương đối chính xác chất lượng hoạt động cho vay của chi nhánh.

2.1.4.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế :

- Agribank Bắc Giang trong những năm trước đây từ chỗ hầu như chưa được các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn biết đến, những năm gần đây mức độ tín nhiệm của Agribank Bắc Giang đã không ngừng được tăng lên, nhiều bộ chứng từ XK phức tạp cũng được Agribank Bắc Giang xử lý một cách hoàn hảo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và pháp lý. Ngoài ra, Agribank Bắc Giang từng bước làm tốt công tác tư vấn khách hàng trong các giao dịch mua bán quốc tế, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng trong các giao dịch quốc tế. Việc đưa ra mức thanh toán có phí cạnh tranh, phục vụ khách hàng một cách chu đáo, nhanh chóng, an toàn là những nhân tố giúp cho Agribank Bắc Giang ngày càng hấp dẫn khách hàng tìm đến để thực hiện các hoạt động TTQT.

- Agribank Bắc Giang những năm gần đây đã triển khai nhiều dịch vụ liên quan đến ngoai tệ như các dịch vụ về tiền gửi tiết kiệm thu đổi ngoại tệ, thanh toán séc du lịch , thanh toán trẻ, chi trả kiều hối. ... Agribank Bắc Giang đã duy trì được khách hàng truyền thống, từng bước tiếp cận và thu hút cá khách hàng mới ở mọi thành phần kinh tế. Hoạt động TTQT đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập chung của Agribank Bắc Giang, thể hiện ở mức phí thu được từ các hoạt động TTQT ngày càng tăng lên.

- Agribank Bắc Giang luôn coi trọng công tác đào tạo cán bộ, các cán bộ được Agribank Bắc Giang cư đi tập huấn các lớp do Agribank Việt Nam tổ chức và ngoài ngành đều đạt kết quả khá và giỏi. Đặc biệt tập trung vào các lớp nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ hoạt động trong lĩnh vực TTQT thông qua các hội nghị tập huấn định kỳ, tập huấn nghiệp vụ. Hoạt động TTQT là cơ sở đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa, áp dụng công nghệ mới trong thanh toán, từng bước đáp ứng yêu cầu. Trong những năm qua, hoạt động TTQT của Agribank Bắc Giang cũng đã đạt được những thành tựu rõ rệt, thể hiện ở doanh số thanh toán tăng dần qua các năm, nhất là bước đột phá trong năm 2009.

- Hoạt động TTQT: Tổng doanh số TTQT năm 2009 tăng 22,63% so với năm 2008 tuy nhiên về thị phần TTQT của Agribank Bắc Giang chỉ chiếm 13%. Trong đó doanh số thanh toán hàng xuất đạt: 10.987 ngàn USD trong năm 2009, tăng 13,37%% so với năm 2008. Doanh số thanh toán hàng nhập đạt: 36.149 ngàn USD trong năm 2007, tăng 36% so năm 2008.

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động TTQT của Agribank Bắc Giang qua các năm.

Sản phẩm

Agribank VCB Incombank BIDV Sacombank ACB

TTQT 27 28 27 27 27 28

TTTM 2 3 2 2 2 3

KDNT 8 9 8 10 8 8

Kiều hối 5 4 3 3 3 3

Thông qua số liệu trên ta thấy: Năm 2012 tổng doanh số thanh toán hàng xuất nhập khẩu đạt 46.632 ngàn USD, tăng 2,04% trong đó, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt 23.716 ngàn USD tăng 16,76% còn doanh số thanh toán hàng nhập khẩu là 22,916 ngàn USD giảm 9,73%.

Nhìn qua các năm ta nhận thấy năm 2009 tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 49.136 ngàn USD, tăng 22,63% trong đó doanh số thanh toán hàng xuất đạt 10.987 ngàn USD, tăng 13.37% còn thanh toán hàng nhập đạt 36.149 ngàn USD, tăng 36%. Đây là năm có sự tăng trưởng cao hơn các năm cả về hàng xuất lẫn hàng nhập, có được điều này là do sự nỗ lực của các doanh nghiệp, điều kiện thuận lợi, giá cả hàng hoá tăng, rất thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu và là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại tăng khả cạnh tranh trên trường quốc tế.

Nhưng đến năm 2010 tổng doanh số thanh toán hàng xuất nhập khẩu đạt 46.864 ngàn USD, giảm 0,65%, trong đó doanh số thanh toán hàng xuất đạt 12.627 ngàn USD tăng 14.92% còn doanh số thanh toán hàng nhập đạt 34.207 ngàn USD, giảm 5,38%. Năm 2011 tổng doanh số thanh toán hàng xuất nhập khẩu đạt 45.697 ngàn USD, giảm 2,5%, trong đó doanh số thanh toán hàng xuất đạt 20.311 ngàn USD tăng 60,85% còn doanh số thanh toán hàng nhập đạt 25.386 ngàn USD, giảm 25,79%. Nguyên nhân giảm của 2 năm liên tiếp chủ yếu khách hàng lo ngại về rủi ro về tỷ giá giữa VND/USD, rủi ro về hàng hóa trên thị trường quốc tế nên hạn chế xuất nhập khẩu.

Biểu đồ 2.2. So sánh thị phần TTQT của Agribank Bắc Giang với một số NHTM trên địa bàn.

Vietcombank 43%

Thị phần TTQT của Agribank Bắc Giang từ năm 2008 trở về trước khi chiếm khoảng xấp xỉ 10%. Từ năm 2009 trở lại đây, thị phần này đã được cải thiện (khoảng 13%), tuy nhiên so với quy mô về vốn và mạng lưới của Agribank Bắc Giang thì thị phần này còn chưa tương xứng với tiềm năng của mình, trong khi đó các NHTM khác đa dạng hoạt động TTQT ngày được mở rộng, chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện nên việc duy trì và tăng thị phần không phải dễ dàng. Mặt khác, Các ngân hàng thương mại cổ phần đã bắt đầu tiến hành mở các chi nhánh tại địa bàn tỉnh Bắc Giang. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với Agribank Bắc Giang vì đối thủ cạnh tranh rất mạnh và có bề dày kinh nghiệm về hoạt động TTQT, có đội chuyên gia giỏi và mạng lưới quốc tế rộng khắp. Nhìn chung, hoạt động TTQT của Agribank Bắc Giang được triển khai an toàn , đúng quy định qua đó thu hút và tăng lòng tin của khách hàng; tăng thu dịch vụ; dần hình thành quy trình đầu tư và phục vụ khách hàng được khép kín. Về mức độ đa dạng của sản phẩm kinh doanh đối ngoại thì NHNo không thua kém bất kỳ một NH nội địa nào trên thị trường, thể hiện qua bảng sau:

2. Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu

9 12,63 20,31

3. Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu 36,1 5

34,21 25,39 22,92 4. Doanh số mua ngoại tệ_____________ 55,1

6 36,32 42,29 63,60

5. Doanh số bán ngoại tệ_____________ 55,6 6

36,86 42,22 63,37 6. Lãi từ kinh doanh ngoại tệ__________ 0,12 0,08 0,11 0,13

Tình hình kinh tế thế giới năm qua có nhiều khởi sắc tuy nhiên phục hồi vẫn còn chậm, do vậy đã ảnh hưởng kim ngạch xuất khẩu của đất nước, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của toàn hệ thống ngân hàng; xuất phát từ tình hình đó NHNN đã có nhiều chính sách hữu hiệu nhằm bình ổn thị trường ngoại hối, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho các NHTM hoạt động. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của Agribank Bắc Giang đạt được những kết quả sau:

Bảng 2.5. Tình hình kinh doanh ngoại tệ và TTQT của Agribank Bắc Giang

Dư nợ 7,805 8,157 5,509 5,000

(Nguồn: Báo cáo tổng kết qua các năm từ năm 2009 - 2012)

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế được Agribank Bắc Giang triển khai thực hiện từ năm 1999, qua hơn 10 năm triển khai thực hiện,

Agribank Bắc Giang đã đạt được những kết quả đáng kể trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế, đặc biệt là doanh số chi trả kiều hối của Agribank luôn nằm trong nhóm những đơn vị có doanh số lớn nhất trong toàn hệ thống Agribank và tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây.

Từ bảng số liệu trên cho thấy hoạt động mua bán ngoại tệ năm 2010 và 2011 có sự sụt giảm đáng kể. Nguyên nhân do kinh tế thế giới suy thoái ảnh hưởng xấu đến kinh tế Việt Nam nói chung, cán cân thanh toán quốc tế của hệ thống ngân hàng và Agribank nói riêng, đặc biệt là tình hình thanh khoản, tình hình biến động liên tục của giá và ngoại tệ USD. Trong năm 2011, NHNN đã 4 lần điều chỉnh tỷ giá và biên độ giao dịch mua bán ngoại tệ, tỷ giá liên ngân hàng làm cho công tác kinh doanh ngoại hối gặp nhiều khó khăn.

Năm 2012, doanh số mua bán ngoại tệ đều tăng cao, do chính sách thu hút khách hàng xuất khẩu và mua từ nguồn kiều hối, khách hàng có tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ có xu hướng bán ngoại tệ cho ngân hàng để gửi VND. Mặc dù doanh số mua bán ngoại tệ tăng cao nhưng lãi về kinh doanh ngoại tệ năm 2012 tăng không đáng kể so vỡi năm 2011, là do năm 2011 tỷ giá ngoại tệ USD biến động liên tục, tỷ giá trong ngân hàng và thị trường tự do chênh nhau rất lớn gần 1000 điểm, việc mua bán ngoại tệ giữa các chi nhánh trong hệ thống Agribank có phí thu chi nội bộ - thực chất đây là việc điều hòa ngoại tệ của Agribank.

Hoạt động kinh doanh của chi nhánh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với kinh tế còn chậm phát triển, số các doanh nghiệp hoạt động liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu không nhiều, bên cạnh nguyên nhân khách quan xuất phát từ nền kinh tế nêu trên, về chủ quan cơ chế chính sách, hệ thống văn bản hướng dẫn của Agribank còn

Một phần của tài liệu 1252 quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 41 - 55)