vụ phải nhanh chóng, chính xác, giá cả cạnh tranh và phục vụ thiết thực nhu cầu XNK của các doanh nghiệp trên cả nước.
Ba là, giải pháp quản lý rủi ro xây dựng trên cơ sở nhu cầu của khách hàng.
Với ba chức năng cơ bản là trung tâm tín dụng, trung tâm thanh toán và trung tâm tiền mặt của nền kinh tế đã tạo cho NH những khả năng kinh doanh kỳ diệu song cũng đặt NH vào trạng thái kinh doanh hết sức khó khăn. Hiệu quả của hoạt động NH, khả năng sinh tồn vốn hay thất bại của nó phụ thuộc chủ yếu vào khách hàng, vào sự tín nhiệm của cả người gửi tiền và người vay tiền cũng như người sử dụng dịch vụ. Như vậy, Agribank Bắc Giang phải nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để xác định hạn chế rủi ro trong TTQT. Điều này đòi hỏi các giải pháp đưa ra giải pháp vưc hạn chế được rủi ro của các nhà XNK, vừa đẩy mạnh công tác thanh toán XNK phát triển chứ không phải đưa ra các điều kiện gây khó khăn cho các bên tham gia, hạn chế công tác XNK. Khi đó, rủi ro có hể giảm nhưng kim ngạch thanh toán và lợi nhuận của NH cũng giảm theo.
3.2. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠIAGRIBANK BẮC GIANG AGRIBANK BẮC GIANG
3.2.1. Các giải pháp chung
3.2.1.1. Đa dạng hoá các hình thức thanh toán
- Để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế, cần mạnh
dạn đa dạng hoá các hình thức thanh toán đã được Agribank Việt Nam triển khai như: thu đổi sec dịch vụ, chiết khấu chứng từ có giá, thư tín dụng điện tử, nhờ thu bù trả tự động, UPAS L/C... để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng đồng thời tránh rủi ro về mặt tỷ giá.
3.2.1.2. Nâng cao ứng dụng công nghệ ngân hàng trong thanh toán quốc tế
- Thế kỉ 21, thế kỉ của khoa học công nghệ hiện đại, thế kỉ của hội nhập khu vực
càng cao, đòi hỏi ngân hàng phải quan tâm tới đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán nới riêng.
-Mặt khác, trong cơ chế thị trường, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao hơn và đa dạng hơn, muốn thu hút khách hàng ngày càng cao thì yêu cầu chất lượng dịch vụ ngân hàng cũng phải cao vậy chỉ có ứng dụng ngân hàng mới có thể áp dụng được.
-Một thực trạng mà Agribank Bắc Giang đang gặp phải đó là cơ sở vật chất kỹ thuật ngân hàng còn nhiều hạn chế trong khi thanh toán quốc tế đòi hỏi có máy móc và công nghệ hiện đại.
-Việc ứng dụng công nghệ ngân hàng đã và đang trở thành 1 xu thế tất yếu trong hoạt động ngân hàng trong giao dịch quốc tế, hiện này Agribank Bắc Giang đã tham gia mạng Swift toàn cầu. Nhờ đó đã góp phần rút ngắn thời gian giao dịch, nâng cao hiệu quả trong thanh toán nói chung và trong thanh toán quốc tế nói riêng. Tuy nhiên, nếu chỉ tham gia mạng thanh toán Swift thì chưa đủ, ngân hàng cần phải đi tiên phong trọng việc ứng dụng nhiều chương trình ứng dụng công nghệ khác theo lộ trình triển khai của Agribank Việt Nam vào lĩnh vực thanh toán quốc tế.
-Áp dụng giải pháp này mang lại những lợi ích thiết thực: giảm được nhân lực ở 1 số bộ phận, tiết kiệm thời gian giao dịch, giảm chi phí dịch vụ, nắm bắt được kịp thời các thông tin, yêu cầu dữ liệu về thanh toán quốc tế đảm bảo an toàn trong thanh toán, nâng cao thanh toán quốc tế nói riêng và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung.
3.2.1.3. Ap dụng chiến lược quản trị rủi ro tổng thể.
-Rủi ro có thể xảy ra từ tất cả các hoạt động kinh doanh cơ bản của ngân hàng thương mại, do vậy ngân hàng thương mại không thể chỉ có chiến lược quản trị rủi ro thanh toán quốc tế hay một vài loại rủi ro cụ thể nào khác. Trong thời gian có thể, Chi nhánh cần hoàn thiện chiến lược quản trị rủi ro toàn diện và mang tính dài hạn đối với tất cả các hoạt động kinh doanh.
-Tuy nhiên, một chiến lược quản trị rủi ro tổng thể phải được xác định là nhiệm vụ chung và mang lại lợi ích cho Ngân hàng và tất cả mọi cán bộ, do vậy tất cả mọi cán bộ công nhân viên của Ngân hàng đều phải tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện chiến lược.
-Với việc hoàn thiện chiến lược quản trị rủi ro tổng thể như vậy, Ngân hàng không chỉ thu hút được kinh nghiệm chuyên môn mà cũng tận dụng được ý kiến và phát huy trách nhiệm của tất cả mọi người có chung lợi ích từ sự phát triển của Ngân hàng.
-Hơn nữa, chiến lược quản trị rủi ro cần được phổ biến rộng rãi đến toàn bộ các bộ phận quản lý kinh doanh và từng cán bộ tác nghiệp cụ thể trong Ngân hàng. Thông qua việc tham gia xây dựng và đóng góp ý kiến, mọi người không chỉ hiểu rõ, hiểu sâu mà còn có thể vận hành cũng như giám sát thực hiện quy trình quản trị rủi ro của các cơ quan bộ phận chức năng.
-Ban lãnh đạo Ngân hàng cũng không cần phải quan tâm đến việc các đối thủ cạnh tranh cũng như các chủ thể ngoài Ngân hàng có được những thông tin về chiến lược quản trị rủi ro nói trên, bởi lẽ nếu như vậy thì càng mang lại lợi ích cho hoạt động kinh doanh Ngân hàng.
-Khách hàng và các đối tác bạn hàng trước khi đến giao dịch đều đã hiều biết về quan điểm và những quy định mang tính nguyên tắc trong hoạt động kinh doanh và phòng chống rủi ro của Ngân hàng, cho nên Ngân hàng sẽ giảm chi phí về thời gian và tài chính cho việc giải thích, phân loại và lựa chọn khách hàng cũng như thỏa mãn nhu cầu của các đối tác.
-Các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác dù ít hay nhiều đều có thể học tập hay đóng góp ý kiến cho chiến lược quản trị rủi ro tổng thể của Ngân hàng thì cũng là điều rất tốt. Do vậy, để hoàn thiện chiến lược quản trị rủi ro tổng thể nói trên, cần phải có sự đóng góp ý kiến của tất cả các cá nhân, tập thể trong và ngoài ngành.
3.2.1.4. Đầu tư cơ sở vật chất và kỹ thuật và công nghệ hiện đại phục vụ hoạt động quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế
-Nếu như quan điểm thông suốt, bộ máy tổ chức hoàn chỉnh với đội ngũ cán bộ chuyên trách có chất lượng chuyên môn đáp ứng.. là điều kiện cần thì trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại là điều kiện đủ để nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại.
-Trang thiết bị và công nghệ hiện đại cần thiết đối với tất cả các khâu và từng nội dung công việc của mỗi khâu trong quy trình quản trị rủi ro từ việc thu nhận và
xử lý thông tin đến việc thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro để đảm bảo tính chính xác, kịp thời và hiệu quả của mỗi khâu.
-Trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, năng lực quản trị, điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tạo nên năng lực quản trị, điều hành của NHTM. Đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành mạnh không chỉ đảm bảo hoạt động kinh doanh của NHTM có kỷ cương, thống nhất mà còn biết phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi người thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kinh doanh của đơn vụ và của cả Doanh nghiệp, tránh được những rủi ro không đáng có trong kinh doanh.
-Để nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, NHTM cần quan tâm đến công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ quản trị kinh doanh, hiểu biết về pháp luật và kiến thức về quản trị rủi ro ngân hàng để bộ máy NHTM hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
3.2.1.5. Chú trọng dào tạo và phổ cập kiến thức về quản trị rủi ro cho cán bộ nhân viên chi nhánh
-Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng ở nước ta hầu hết đều bắt đầu từ việc thực hiện những nghiệp vụ cụ thể, với những con người cụ thể. Do trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hiểu biết về pháp luật cũn hạn chế, hoặc do ý thức trách nhiệm không cao, hoặc do thiếu đao đức nghề nghệp đã vi phạm các quy trình nghiệp vụ, cơ chế, chính sách, pháp luật dẫn đến những thất thoát tài sản của Ngân hàng.
-Bởi vậy, nếu đội ngũ cán bộ công nhân viên đáp ứng được những yêu cầu hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng chắc chắn sẽ giảm thiều phần lớn những tổn thất rủi ro do chủ quan gây ra. Giải pháp này hướng tới những vấn đề cụ thể bao gồm:
-Sử dụng những chuyên gia giỏi chuyên nghiên cứu về rủi ro và quản trị rủi ro làm hạt nhân trong việc tham mưu cho lãnh đạo Ngân hàng và trong việc phổ cập kiến thức và kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên về rủi ro và quản trị rủi ro.
-Mỗi khi ban hành quy định mới hay và bổ sung, sửa đồi các cơ chế, quy chế cần cập nhật về quản trị rủi ro, Ban lãnh đạo Ngân hàng cần thiết lắng nghe ý kiến của các chuyên gia coi trọng những đề xuất khách quan và khoa học. Muốn có chuyên gia giỏi và nguồn nhân lực có chất lượng tốt, trước hết đầu tư kinh phí để cử
một số cán bộ có năng lực chọn qua thi tuyển đi học tập ngắn hạn ở các nước, các ngân hàng đi đầu trong quản trị rủi ro, hoặc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ tại chỗ do các chuyên gia giàu kinh nghiệm đảm nhiệm.Sau đó sử dụng chính những cán bộ đã được đào tạo vào việc giảng dạy nâng cao kiến thức về rủi ro và phòng ngừa rủi ro đối với đội ngũ nghiệp vụ trong Ngân hàng theo mô hình “vết dầu loang”.
-Thực hiện theo phương thức này hiệu quả sẽ rất cao và chỉ cần trong thời gian không dài, trình độ kỹ thuật nghiệp vụ và ý thức phòng chống rủi ro sẽ được nâng lên góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro của Agribank Bắc Giang.
-Tích cực tìm kiếm cơ hội đào tạo kết hợp với việc chủ động mở các lớp đào tạo ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ và ý thức đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên theo mô hình và phương thức các lớp bồi dưỡng kiến thức về rủi ro trên đây để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho tất cả mọi cán bộ, nhân viên Chi nhánh.
-Bố trí sắp xếp có hiệu quả đội ngũ cán bộ nghiệp vụ theo nguyên tắc đúng người đúng việc, bố trí công tác phù hợp với khả năng, trình độ và sở trường của mỗi người sẽ tránh được những rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế.