Nội dung quản trị rủi ro trongTTQT tại Agribank Bắc Giang:

Một phần của tài liệu 1252 quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 55 - 56)

Đánh giá môi trường quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT tại Agribank Bắc Giang.

- Tại Agribank Bắc Giang, phần lớn hoạt động nhận dạng, ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế đều là đúc kết kinh nghiệm của các nhân viên. Có thể nhận thấy Agribank Bắc Giang cũng đang đứng trước những nguy cơ rủi ro rất lớn trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

- Khách hàng có nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu được phân làm hai dạng: +/ Khách hàng thanh toán bằng nguồn vốn tự có: dạng khách hàng này được quản lý trực tiếp bởi phòng Kinh doanh ngoại hối.

+/ Khách hàng có quan hệ tín dụng với Agribank Bắc Giang: dạng khách hàng này được quản lý thông qua hai phòng nghiệp vụ đó là phòng Tín dụng và phòng Kinh doanh ngoại hối.

Việc thực hiện cấp tín dụng cho nghiệp vụ TTQT nhằm phục vụ hoạt động xuất khẩu của khách hàng này hiện nay đang được quản lý bởi phòng Tín dụng theo cơ chế quản lý vốn tập trung của toàn hệ thống Agribank Việt Nam. Phòng này sẽ xác lập hạn mức tín dụng tổng thể cho khách hàng. Trong hạn mức tổng thể ấy bao gồm 4 loại hạn mức: Hạn mức cho L/C nhập khẩu, hạn mức cho vay ngắn, trung và dài hạn (Cho vay đơn thuần), Bảo lãnh và Chiết khẩu, ứng trước.

Phòng Kinh doanh Ngoại hối muốn chiết khấu bộ chứng hoặc thanh toán hàng nhập khẩu để khách hàng thực hiện xuất khẩu phải chờ sự phê duyệt của phòng Tín dụng. Do đó phòng Tín dụng sẽ chịu trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động thanh toán xuất khẩu.

- Tuy chưa có bộ phận quản trị rủi ro chính thức nhưng công tác quản trị rủi ro

trong hoạt động thanh toán xuât khẩu cũng đã được tiến hành và ngày càng có hiệu quả.

Một phần của tài liệu 1252 quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 55 - 56)