Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 1252 quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 97 - 100)

3.2.2 .Các giải pháp cụ thể

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

-Duy trì chính sách tỷ giá ổn định vì chỉ có một chính sách tỷ giá ổn định mới giúp các doanh nghiệp an tâm thực hiện chiến lược kinh doanh lâu dài về xuất nhập khẩu. Điều này, không chỉ mang lại hiệu quả cho chính doanh nghiệp mà còn mang lại hiệu quả cho đất nước và cho hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank Bắc Giang.

-Duy trì chính sách quản lý ngoại hối thông thoáng, một chính sách quản lý ngoại hối thông thoáng sẽ giúp doanh nghiệp tích cực chủ động trong hoạt động kinh doanh, tái tạo ngoại tệ cho đất nước. Mọi thay đổi về chính sách quản lý ngoại hối đều ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế tạo điều kiện cho thị trường phát triển với đầy đủ nghiệp vụ phát sinh.

-Có quy chế cho hoạt động mua bán nợ về tiền hàng xuất khẩu. Hiện nay, NHNN đã có quyết định cho phép việc mua bán nợ trong nước đối với các tổ chức tín dụng, đối tượng mua bán nợ trong quy định chưa bao gồm cả hối phiếu và lệnh phiếu, giấy báo thanh toán liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu. Các NHTM rất cần sự quân tâm của NHNN trong việc sớm ban hành các quyết đinh hướng dẫn các NHTM thực hiện nghiệp vụ này, mở rộng hơn đối tượng mua bán nợ hiện hành giúp các NHTM mạnh dạn hơn trong tiến triển khai áp dụng và phát triển dịch vụ này ở thị trường Việt Nam.

-Ban hành thống nhất các quy định về quy trình thanh toán sec thương phiếu cả trong và ngoài nước nhằm giúp NHTM có cơ sở pháp lý trong thực hiện nghiệp vụ kinh doanh của nước mình.

-Ban hành các văn bản pháp quy liên quan các nghiệp vụ nhờ thu trực tiếp trong thanh toán quốc tế. Thực trạng về hoạt động nhờ thu trong thanh toán quốc tế cũng đang phát sinh những vấn đề ngoài URC522 và chưa có văn bản nào của Việt Nam hướng dẫn xử lý cụ thể.

-Có hướng dẫn xử lý nghiệp vụ CAD trong thanh toán quốc tế. Hiện nay nghiệp vụ chưa được ngân hàng hướng dẫn. Các ngân hàng thương mại rất cần sự quan tâm của ngân hàng nhà nước trong ban hành 1 văn bản pháp luật quy định hướng cho các ngân hàng xử lý được nghiệp vụ trên vừa phù hợp thông lệ quốc tế và phù hợp thanh toán tại ngân hàng.

+ Hầu hết các công cụ thực hiện phòng chống rủi ro của ngân hàng thương mại đều được thực hiện trên thị trường tiền tệ. Do vậy, củng cố và phát triển thị trường tiền tệ có ý nghĩa rất quan trọng đến việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại.

+ Trong những năm gần đây, thị trường tiền tệ nước ta đã từng bước được hình thành và phát triển, song vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu phát triền của nền kinh tế và hoạt động ngân hàng.

+ Trên thực tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa thực sự tận dụng được những ưu thế của thị trường tiền tệ kể từ việc xác định lãi suất đến việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh để hạn chế rủi ro. Sự phối hợp giữa Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước vừa qua chưa chặt chẽ, nhất là về cơ chế xác định lãi suất của thị trường tiền tệ (Vẫn lệ thuộc vào lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước).

+ Do vậy, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước và Bộ tài chính cần tiếp tục giải phóng đối với lãi suất, chuyển sang áp dụng cơ chế thị trường xác định lãi suất. Điều này cũng phù hợp với xu hướng xóa bỏ tài chính kiềm chế, thực hiện hội nhập quốc tế về ngân hàng tài chính một cách chủ động và tích cực.

- Hỗ trợ các ngân hàng trong quá trình thực hiện hội nhập quốc tế về ngân hàng

tài chính.

+Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác đa phương, song phương nhằm khơi thông các quan hệ ngân hàng và tận dụng các nguồn vốn từ các nước và các tổ chức quốc tế như: tham gia các điều ước quốc tế về ngân hàng, các thỏa thuận ngân hàng trung ương, các diễn đàn khu vực và quốc tế về ngân hàng, các thỏa thuận ngân hàng trung ương, các diễn đàn khu vực và quốc tế về dịch vụ ngân hàng.

+ Cải cách lại hệ thống kế toán cho phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Chú trọng đến việc đầu tư cho hạ tầng cơ sở của các ngân hàng như hệ thống thông tin, mạng máy tính. Kết hợp với sự giúp đì của các tổ chức quốc tế để tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin, kế toán và xử lỹ thông tin kế toán ngân hàng, hệ thống chuyển tiền tự động.

+ Rà soát để xây dựng các môi trường pháp lý và môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, an toàn cho các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng.

+ Hoàn thiện các quy định về quản lý ngoại hối cho phự hợp với tiến trình hội nhập quốc tế về tài chính - ngân hàng theo hướng xây dựng cơ chế quản lý ngoại hối mở. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện phát triển các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối, đặc biệt là các nghiệp vụ phòng chống rủi ro về hối đoái trong cơ cấu tài sản của ngân hàng và bảo vệ lợi ích của khách hàng.

Một phần của tài liệu 1252 quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w