Ve cơ bản, hầu hết các rủi ro trong hoạt động Thanh toán quốc tế tại Agribank Bắc Giang đều nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, các rủi ro rất đa dạng và có nhiều nguyên nhân khác nhau. Bằng kinh nghiệm thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế, trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012, Agribank Bắc Giang đã xây dựng được bảng danh mục rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động thanh toán xuât khẩu. Để làm được điều này, ban lãnh đạo Chi nhánh đã tiến hành nhận dạng các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng việc thực hiện nghiên cứu nguồn rủi ro từ hoạt động thanh toán xuất khẩu, nghiên cứu đối tượng gặp rủi ro trong hoạt động thanh toán xuât khẩu và lập ra bảng danh mục các rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất khẩu của mình.
Việc nghiên cứu nguồn rủi ro từ hoạt động thanh toán quốc tế đã được Chi nhánh quan tâm và rút ra một số nguồn rủi ro chính. Nhờ đó có thể phòng ngừa và dự đoán tương đối các rủi ro sẽ xảy ra đối với ngân hàng, qua đó giảm được chi phí đáng kể cho ngân hàng. Các rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất khẩu ở Agribank Bắc Giang chủ yếu xuất phát từ phía khách hàng, từ phía các nhân viên thanh toán của Chi nhánh và từ môi trường bên ngoài.
2.2.2.1. Rủi ro tín dụng
Để đo lường được rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro cho vay nói riêng, Agribank Bắc Giang sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Từ tháng 5/2007, việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng đang được thực hiện theo công văn số 1406/NHNo-TD ngày 23/05/2007 của Tổng giám đốc Agribank và từ ngày 27/7/2011 Thống đốc NHNN Việt Nam đã chấp thuận cho Agribank được thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo Điều 7, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN tại văn bản số 5811/NHNN-TTGSNH. Agribank đã ban hành Hệ thống xếp hạng tín dụng tại Quyết định số 1680/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 12/10/2011, nhằm thiết lập một quy trình đánh giá khả năng tài chính, năng lực hoạt động của khách hàng và phân loại khách hàng thành các nhóm khách có chính sách tín dụng cụ thể đối với mỗi nhóm khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chi tiết hơn việc phân loại khách hàng theo công văn 1406/NHNo-TD và phân thành các chỉ tiêu định lượng và định tính nên việc đánh giá xếp hạng khách hàng được chính xác hơn, đồng thời góp phần hỗ trợ hiệu quả công tác phân loại nợ tự động tại Agribank nói chung và tại Agribank Bắc Giang nói riêng.
Thang điểm áp dụng cho tất cả các loại khách hàng chấm điểm theo quyết định số 1406/NHNo-TD ngày 23/05/2007 của Tổng giám đốc Agribank.
63-<70 _________BB_________ 60-<63 _________B_________ 3 56-<60 _________CCC_________ 53-<56 _________CC_________ 44-<53 _________C_________ 4 ________< 44_________________D__________________5___________
(% Tổng dư nợ 4,877. 6 5,764.8 6,421.2 7,005.2 - Nhóm 1 4,509. 5 92. 45 5,460. 8 94. 73 5,716. 4 89.0 2 6,236, 6 89.0 3 - Nhóm 2 28 7.5 5. 90 226.5 3. 93 583.4 9. 08 636,3 9. 08 - Nhóm 3 3 3.2 0. 68 2 9.0 0. 50 50.9 0. 79 4 4,5 0. 63 - Nhóm 4 1 9.7 400. 8.0 2 49 0. 16.3 25 0. 2,6 1 180. - Nhóm 5 2 7.7 0. 57 2 0.5 0. 36 54.3 0. 85 7 5,2 1. 07 Tổng nợ xấu 8 0,6 1, 65 7 7,4 1, 34 121,5 1, 89 132,3 1, 89
(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn sử dụng HTXHTDNB của Agribank)
Kể từ năm 2005, để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro cho vay, Agribank Bắc Giang thường xuyên thực hiện phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 “v/v sửa đổi, bổ sung Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN”. Theo đó nợ vay được phân loại theo 5 nhóm như sau: Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn; Nhóm 2: Nợ cần chú ý; Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn; Nhóm 4: Nợ nghi ngờ và Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn.
Theo cách phân loại này, các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà Agribank nơi cho vay có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm, thì Agribank nơi cho vay chủ động phân loại các khoản nợ đó vào các
nhóm nợ rủi ro tương ứng với mức độ rủi ro. Chính vì vậy, khi khoản nợ trong hạn có biểu hiện tiềm ẩn rủi ro sẽ được chuyển sang các nhóm nợ tương ứng với mức độ rủi roi. Thông qua việc phân loại nợ theo 5 nhóm, đã đánh giá chính xác chất lượng các khoản nợ theo mức độ rủi ro có thể xảy ra.
Bảng 2.9. Phân loại nợ theo quy định tại Agribank Bắc Giang
lên 94,73%, cùng với đó là tỷ trọng dư nợ từ nhóm 2-5 giảm xuống, kết quả này thể hiện sự nỗ lực trong công tác quản trị rủi ro, xử lý rủi ro cho vay. Tuy nhiên sang đến năm 2011-2012, nền kinh tế tiếp tục khó khăn, dẫn tới nhiều món vay bị chuyển nhóm nợ, tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1,89%, chi nhánh cần thực hiện nhiều biện pháp đôn đốc thu hồi nợ hơn nữa, bởi ngoài việc tỷ lệ xấu tăng trở lại, đặc biệt là nợ nhóm 5 tăng cả giá trị và tỷ lệ còn thấy nợ nhóm 2 cũng có xu hướng tăng lên.
Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy, trong giai đoạn từ năm 2009-2012, việc quản trị rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro tín dụng trong TTQT nói riêng được đặc biệt quan tâm. Kết quả đạt được kết thúc năm tài chính 2012, Agribank Bắc Giang có tổng dư nợ đạt 7005,2 tỷ nhưng tỷ lệ nợ tại nhóm 5 chỉ có 1,89%.
Khi tiến hàng thanh toán hàng XNK thì Agribank Bắc Giang đóng vai trò là người thanh toán và sẽ được hưởng phí từ dịch vụ này. Khối lượng thanh toán càng lớn thì khả năng thu nhập của ngân hàng càng cao. Tuy nhiên, đi xong hành với thu
nhập cao thì việc ngân hàng đối mặt với rủi ro cũng rất lớn. Loại rủi ro tín dụng thường xảy ra trong nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ.
* Đối với thanh toán hàng xuất khẩu: Hiện nay, trong thanh toán hàng xuất
khẩu tại các chi nhánh của Agribank Bắc Giang thực hiện chiết khấu chứng từ dưới 2 hình thức chiết khấu miễn truy đòi, chiết khấu miễn truy đòi.
Các điều kiện để ngân hàng thực hiện chiết khấu miễn truy đòi.
- Bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều khoản, điều kiện theo thư tín dụng hoặc có sự khác biệt nhưng được ngân hàng nước ngoài chấp nhận thanh toán.
- Thư tín dụng trả ngay hoặc trả chậm được phát hành bởi ngân hàng được xếp
hạng tin nhiệm từ mức BB trở lên (căn cứ vào xếp hạng mới nhất của tổ chức FITCH). Đối với trường hợp thư tín dụng trả chậm, chỉ chiết khấu khi đã nhận được chấp nhận thanh toán khi đến hạn của ngân hàng phát hành thư tín dụng.
Các điều kiện để ngân hàng thực hiện chiết khấu truy đòi:
Việc chiết khấu bộ chứng từ nằm trong hạn mức tín dụng.
Trong thời gian qua hình thức chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu tại Agribank Bắc Giang chủ yếu là chiết khấu truy đòi.
- Số tiền chiết khấu tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng linh hoạt nhưng không vượt quá 90% trị giá bộ chứng từ được chiết khấu. Doanh số cho vay chiết khấu của các chi nhánh Agribank Bắc Giang qua các năm do nhu cầu van vốn sản xuất hàng xuất khẩu.
- Thực chất đây là một khoản cho vay được thế chấp bởi bộ chứng từ hàng xuất theo L/C. Theo quy định nếu quá 60 ngày kể từ ngày chiết khấu mà Agribank Bắc Giang không nhận được thông báo trả tiền của ngân hàng nước ngòa thì ngân hàng có quyền tự động trích nợ tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ. Nếu số nợ tài khoản hết số dư thì chuyển sang nợ quá hạn và phòng tín dụng có trách nhiệm theo dõi và thu nợ.
Do công tác quản lý, kiểm tra sử dụng vốn vay được thực hiện nghiêm chỉnh nên trong thời gian vừa qua rủi ro trong tín dụng đối với Agribank Bắc Giang về việc chiết khấu miễn truy đòi chưa có trường hợp nào xảy ra.
*Đối với thanh toán hàng nhập khẩu : Khi thanh toán hàng nhập khẩu theo yêu cầu
biểu nhất và gây thiệt hại vật chất lớn nhất cho ngân hàng mở L/C. Rủi ro tín dụng xảy ra ở cả L/C trả ngay, trả chậm và L/C xác nhận . Rủi ro tín dụng đã ẩn chứa ngay trong việc ký quỹ . Trước đây, theo quy định của Agribank Việt Nam, bất kỳ một chi nhánh nào phát hành thư tín dụng nhập khẩu cho doanh nghiệp đều phải chịu mức ký quỹ là 100% trừ một số trường hợp đặc biệt . Tuy nhiên điều này không phát huy được tác dụng, nó làm cho DN gặp khó khăn về vốn sẽ bị đọng một lượng khá lớn trong khi DN phải đi vay, vì vậy nhiều khách hàng đã chuyển sang giao dịch tại các ngân hàng khác. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập các quy định đóng của Agribank Việt Nam dần dần được tháo gỡ, điều này đã nâng cao quyền chủ động tại chi nhánh.
- Các khách hàng không phải ký quỹ khi mở L/C: khách hàng có tài khỏan tiền gửi lớn, có uy tín với NH trong vấn đề thanh toán, có các giao dịch lớn qua ngân hàng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, là khách hàng có quan hệ tín dụng truyền thống với Agribank Bắc Giang.
- Đối với khách hàng có mức ký từ 5% - 15% giá trị L/C giá trị được áp dụng phổ biến trong NHNo & PTNT Việt Nam.
- Khách hàng ký quỹ 100% là những khách hàng không uy tín thanh toán đối với ngân hàng hoặc tình hình tài chính gần đây không tốt.
- Nguồn ký quỹ có thể là vốn tự có của doanh nghiệp hoặc bên thứ ba bảo lãnh., uỷ thác. Trong trường hợp khách hàng xin vay ngoại tệ để mở L/C mà Ngân hàng chấp nhận thì việc vay ngoại tệ phải tuân thủ theo đúng thủ tục xin vay ngoại tệ có kỳ hạn.
- Sau khi kiểm tra nếu hợp lệ thanh toán viên lập hồ sơ L/C đưa số liệu vào máy tính theo quy định.
Nhận thấy đây là những quy định tích cực tại Agribank Bắc Giang đo lường trước được một số rủi ro có thể phát sinh trong lĩnh vực này :
- Rủi ro tín dụng đã xảy ra khi một số doanh nghiệp không chịu thanh toán khi bộ chứng từ hợp lệ đã được xuất trình. Họ thường vin vào cớ do hàng chưa về hoặc hàng có vấn đề cần thương lượng để cố tình trì hoãn thời hạn thanh toán. Các Ngân hàng nước ngoài có thể phạt Agribank Bắc Giang do thanh toán chậm, ngoài ra còn ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng.
- Trường hợp NH nhận thư bảo lãnh nhận hàng : Trên thực tế, đôi khi hàng về đến cảng rồi mà bộ chứng từ vẫn chưa về tới ngân hàng. Đơn vị nhập khẩu có yêu cầu giải phóng hàng càng nhanh càng tốt để tránh phí tổn lưu kho bãi và các chi phí phát sinh. Điều kiện để Agribank Bắc Giang phát hành thư bảo lãnh
+ Thư ủy quyền nhận hàng, ký hậu vận đơn gốc: khách hàng phải có cam kết chấp nhận thanh toán hoặc ký quỹ 100% trị giá hóa đơn, hoặc ủy quyền cho chi nhánh của Agribank Bắc Giang khoanh số tiền tương ứng trên tài khoản tiền gửi của họ hoặc nợ tài khoản tiền vay khi thanh toán. Ngoài ra khách hàng phải có thư yêu cầu phát hành bảo lãnh kèm 01 bản sao vận đơn đường biển hoặc vận đơn hàng không và 01 bản sao hóa đơn do người xuất khẩu gửi trực tiếp.
Trên thực tế xảy ra không ít rủi ro cho một số Ngân hàng thương mại khi khách hành đã nhận hàng và khi bộ chứng từ về rồi mà họ không chịu thanh toán. Lúc đó NH phải tiến hành cho vay bắt buộc và sẽ rủi ro khi nhà NK phá sản mất khả năng thanh toán . Nguyên nhân của tình trạng này là:
2.2.2.2. Rủi ro kỹ thuật (lỗi chứng từ)
Rủi ro kỹ thuật là những rủi ro những sai sót mang tính kỹ thuật trong quy trình thanh toán L/C: như sự khác nhau giữa bộ chứng từ thanh toán với nội dung quy định trong L/C hay việc các bên tham gia thực hiện sai một khâu trong quy trình nghiệp vụ thanh toán với ngân hàng, giữa ngân hàng phát hành với nhà xuất khẩu, giữa ngân hàng thanh toán với ngân hàng hoàn trả, NHPH và NHXH. Vì thế các chủ thể đặc biệt cần quan tâm tới việc kiểm tra để đưa ra quyết định trả tiền.
Từ nhận thức bộ chứng từ hoàn hảo , tuy có khái niệm rõ ràng , song từng yếu tố cấ tạo nên bộ chứng từ hoàn hảo giữa các NH tham gia thanh toán còn nhiều bất cập, như sự phù hợp giữa các NH chưa nhất quán, NH này cho là hợp lệ nhưng NH kia lại bắt lỗi chứng từ và cứ như vậy dẫn đến kết quả không thực hiện được khoản thanh toán, hoặc bắt lỗi quá khắt khe, từ đó nảy sinh tồn tại trong TTQT.
Chứng từ thanh toán là điều khoản bắt buộc và vô cùng quan trọng trong thanh toán L/C. Việc từ chối hay chấp nhận thanh toán hoàn toàn dựa vào thực trạng bộ chứng từ được xuất trình. Nhà XK chắc chắn đòi được tiền hàng khi họ xuất trình tới NH được chỉ định bộ chứng từ hoàn hảo. Về hình thức, bộ chứng từ hoàn hảo là bộ chứng từ đầy đủ về số lượng, đúng về nội dung theo quy định của L/C . Lỗi chứng từ xuất hiện trong cả hàng xuất lẫn hàng nhập, bao gồm những lỗi liên quan tới số lượng chứng từ; nội dung chứng từ; thời hạn xuất trình chứng từ bị chậm trễ,...
* Đối với lỗi chứng từ hàng xuất: Hiện nay, lỗi trong chứng từ hàng xuất đang là hiện tượng phổ biến mà nó xuất hiện ở hầu hết các doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK. Đối với hàng xuất thì Agribank Bắc Giang đóng vai trò là ngân hàng thông báo L/C (Advising bank), ngân hàng chiết khấu (Negoting bank), trong hoạt động TTQT của Agribank Bắc Giang trên thực tế hiện nay thì rủi ro lỗi chứng từ thường dễ phát sinh do nhiều nguyên nhân như: giao dịch viên chưa tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, việc kiểm soát chứng từ không cẩn thận, lập phiếu gửi chứng từ, thiếu nội dung, do thời gian chậm, do sai quy định,...
Bài học kinh nghiệp Cty Nhân tự...
soát L/C. Những rủi ro thường thấy ở Agribank Bắc Giang trong việc kiểm tra chứng từ là.
Thứ nhất , do không thể phát hiện ra sai sót trên cơ sở bộ chứng từ không
hoàn hảo, tức là không nêu ra lỗi của chứng từ, vì thế Agribank Bắc Giang sẽ thanh toán tiền cho nước ngoài. Nếu nhà NK phát hiện ra lỗi, họ có quyền từ chối thanh toán, trả NHPH toàn bộ giá trị của L/C đó. Rủi ro này một mình NHPH phải gánh chịu. Loại lỗi này thường được thể hiện liên quan đến sự phù hợp giữa các chứng từ với nhau về ngày phát hành, kí hậu, số tiền.
Thứ hai, do kiểm tra không hết lỗi, dẫn tới mất quyền từ chối bởi NH không
đó nhà NK có thể kiện NH và mức độ rủi ro phụ thuộc vào sự phân lỗi của nhà NK và NH.
Thứ ba, do bộ chứng từ hoàn hảo nhưng lại bắt lỗi, tức là chúng không phải là