Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu 1252 quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 35 - 39)

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý rủi ro của Canada, Cộng hòa Liên Bang Nga và Singapore đối với lĩnh vực rủi ro trong hoạt động TTQT, có thể rút ra một số kinh nghiệm nhằm vận dụng để xây dựng các cơ chế, chính sách quản lý rủi ro của Việt Nam đối với sự phát triển của ngành NH:

Thứ nhất, kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ần nhiều rủi ro. Nói một cách ngắn gọn là HĐKD của các NHTM là

dùng uy tín để thu hút nguồn và dùng năng lực quản trị rủi ro để sử dụng nguồn và phát triển dịch vụ khác với tư cách là người “đứng giữa” các lực lượng cung và các lực lượng cầu về các dịch vụ ngân hàng. HĐKD của các NHTM do đó bao gồm rất nhiều loại rủi ro. Bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng các Ngân hàng cần đánh giá cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro có thể chấp nhận được. Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được chứ không thể chối bỏ rủi ro.

Thứ hai, hiệu quả hoạt động TTQT của NHTMphụ thuộc vào mức độ rủi ro. Trong HĐKD, ngân hàng có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mang lại rủi ro

nhiều yếu tố bất khả kháng nên không tránh khỏi rủi ro. Chính vì vậy, hàng năm các NHTM được phép và cần phải trích lập quỹ bù đắp rủi ro hạch toán vào chi phí. Quy mô quỹ bù đắp rủi ro căn cứ vào mức độ và khả năng rủi ro. Nếu rủi ro thấp thì hiệu quả kinh tế sẽ tăng, và ngược lại. Như vậy, hiệu quả kinh doanh của NHTM tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Khi rủi ro quá lớn đến mức NHTM mất khả năng thanh toán sẽ dẫn đến phá sản doanh nghiệp.

Thứ ba, quản trị rủi ro tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của TTQT của NHTM. Trong quản trị NHTM, quản trị rủi ro là một nội

dung quan trọng mà các cấp lãnh đạo, quản lý phải đặc biệt quan tâm.Vì vậy, những nhà quản trị NHTM cần được trang bị các kiến thức về quản trị rủi ro, cung cấp những thông tin kinh tế cập nhật, có đội ngũ tham mưu chuyên nghiệp và bộ máy kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ hiệu quả là điều kiện cần thiết để phòng ngừa, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh - theo đó, nhiều ý kiến khẳng định: “quản trị rủi ro là nghiệp vụ chủ đạo và là thước đo năng lực “sống” hay là “chết” của một NHTM”.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong chương 1, tác giả đã nghiên cứu những vấn đề đề lý luận cơ bản về rủi ro trong hoạt động TTQT của NHTM và các loại rủi ro chủ yếu trong hoạt động TTQT của NHTM. Đồng thời, tác giả còn nghiên cứu kinh nghiệm quản lý rủi ro của một số nước và rút ra những bài học đối với Việt Nam và vận dụng vào Agribank Bắc Giang. Từ kết quả nghiên cứu của Chương 1 là cơ sở để tác giả tiến hành nghiên cứu Chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI AGRIBANK TỈNH BẮC GIANG

2.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội

2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tựnhiên và kinh tế xã hội:

Bắc Giang là một tỉnh miền núi vùng Đông Bắc Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Đông giáp tỉnh Hải D-ơng, Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên.

Tổng diện tích tự nhiên là 382.250 ha chạy dài theo h-ớng Đông - Tây. đất đai đ-ợc chia thành 2 vùng:Vùng Trung Du thích hợp cho phát triển trổng cây l-ơng thực, cây công nghiệp ngắn ngày, rau màu và chăn nuôi gia súc, gia cầm; vùng đổi núi thích hợp cho trổng cây ăn quả, cây lâm nghiệp nhất là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao nh- vải thiều, na dai, hổng nhân hậu...

Tỉnh Bắc Giang đ-ợc chia thành 9 huyện và 1 thà nh phố với dân số 1.823.540 ng-ời, trong đó đang trong độ tuổi lao động khoảng 850 ngàn ng-ời, riêng lao động ở khu vực nông thôn là: 791 ngàn ng-ời, chiếm 94% tổng số lao động. Do đó, Bắc Giang có nguổn nhân lực t-ơng đối dổi dào, là điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất và phát triển ngành nghề.

Khi mới tái lập, năm 1997, Bắc Giang là tỉnh có điểm xuất phát về kinh tế - xã hội thấp. Hơn 10 năm qua, nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (2011-2015), kinh tế - xã hội của tỉnh đã có chuyển biến tích cực, GDP tăng trưởng với tốc độ bình quân trên 8,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Nông nghiệp chuyển dịch tích cực sang sản xuất hàng hoá và đạt kết quả khá toàn diện cả về trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và lâm nghiệp. Bước đầu đã hình thành một số vùng nông sản hàng hoá tập trung, trong đó có vùng cây ăn quả lớn với diện tích trên 50 ngàn ha (trong đó có 3,8 vạn ha vải thiều). Tới nay, toàn tỉnh có 3.900 trang trại chăn nuôi gia cầm, gần 500 gia trại tổng hợp và trên 400 trang trại chăn nuôi lợn, trở thành tỉnh có đàn gia cầm đứng thứ 2 toàn quốc, đàn lợn đứng thứ 6 toàn quốc. Thu hút đầu tư có nhiều cố gắng và đạt kết quả tích cực. Một số dự án công nghiệp có quy mô lớn đã, đang được đầu

tư xây dựng đi vào hoạt động như: nhà máy nhiệt điện Sơn Động 220MW, Nhà máy linh kiện điện tử Sanyo, một số nhà máy của Tập đoàn Hồng Hải (Đài Loan) ... Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm trên 20%, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, góp phần quan trọng phát triền kinh tế, xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống nhân dân.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, song chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, hạ tầng giao thông, thuỷ lợi còn yếu. Ngoài tuyến Quốc lộ 1A mới được xây dựng, còn các tuyến giao thông nối với các tỉnh, thành phố lân cận và hệ thống giao thông huyết mạch từ trung tâm tỉnh đi các tỉnh Bắc Giang, phần lớn là đường nhỏ, xuống cấp nên rất khó khăn cho giao lưu hàng hoá, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.

Thực hiện chính sách mở cửa thu hút các doanh nghiệp đầu tự tại các cụm, khu công nghiệp của tỉnh, trong thời gian qua doanh số xuất nhập khẩu của tỉnh Bắc Giang ngày một khởi sắc. Điều này đã mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách của tỉnh, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, tình hình xuất nhập khẩu của tỉnh một số năm gần đây :

- Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 300,8 triệu USD, đạt 125,4% kế hoạch năm, tăng 50% so với năm 2009.

- Kim ngạch nhập khẩu năm 2010 đạt 303,5 triệu USD, đạt 152% kế hoạch năm, tăng 65,3% so với năm 2009.

- Kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt 460 triệu USD, đạt 117,6% kế hoạch năm, tăng 23,8% so với năm 2011

- Kim ngạch nhập khẩu năm 2012 đạt 468 triệu USD, đạt 121,4% kế hoạch năm, tăng 26,8% so với năm 2011

Số lượng doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu trên địa bàn toàn tỉnh, năm 2009 có hơn 20 doanh nghiệp thì kế thúc năm 2012 con số này là 87.

- So sánh với mặt bằng chung của các nước trong khu vực, Việt Nam nói chung, Bắc Giang nói riêng vẫn còn ở vị thế nhập siêu đối với hơn 47 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó nhiều nhất là Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Ản Độ.

Phòn g Kinh doan h ngoại hối Phòn g Dịch vụ và Mar- ketin g Kinh doan h trực tiếp Hội sờ 1 ’ 1 r ɪ Phòn g Hành chính Nhân Phòn g Kiểm tra, Kiểm soát Chủ tịch các hội đồn g

- Theo đó chúng ta nhập siêu chủ yếu ở thị trường gần, phải là nơi có công nghệ nguồn ; còn xuất siêu tập trung ở các thị trường xa.

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Bắc Giang 2009-2012.

Đơn vị tính ngàn USD

Xuất khẩu

Nhập khẩu

2.1.2 Tổng quan các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, ngoài chi nhánh Ngân hàng Phát triển , chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội, Agribank Bắc Giang, có 11 chi nhánh NHTM cổ phần (Vietinbank, DongAbank, BIDV, Techcombank, Vietcombank, Navibank, Nam Việt Bank, Liên Việt post bank, Ocean Bank. ACB, VB Bank) và 20 quỹ tín dụng nhân dân cùng hoạt động kinh doanh NH.

Thời gian qua, hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã có nhiều cố gắng, thu được nhiều kết quả và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các ngân hàng đã chủ động triển khai nhiều biện pháp huy động vốn để cho vay theo đúng định hướng của NHNN, NHTM cấp trên và của tỉnh, tập trung vốn cho vay phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu; ưu tiên cho vay 5 chương trình phát triển kinh tế xã hội trọng tâm của tỉnh, cho vay sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cho vay phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá; cho vay xoá đói giảm nghèo.

Song, là một tỉnh miền núi kinh tế còn nghèo, thiếu vốn đầu tư, huy động vốn tại địa phương không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay, cùng với sự tham gia hoạt động của nhiều chi nhánh NHTM nên mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào ngày càng bị co hẹp nên hoạt động kinh doanh NH ngày càng khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu 1252 quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 35 - 39)