KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀHẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT

Một phần của tài liệu 1252 quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 31 - 35)

THANH TOÁN QUỐC TẾ.

1.3.1 Kinh nghiệm của các nước

a) Kinh nghiệm của Canada

Ngân hàng Nova Scotia là một ngân hàng lớn nhất của Canada, được thành lập từ năm 1832, lãi cổ tức 15-17% và trong nhiều năm qua ngân hàng đều được tạp chí ngân hàng (Banker magazine) bình chọn là ngân hàng luôn đề cao quản lý rủi ro trong HĐKD. Theo truyền thống Ngân hàng Nova Scotia cũng chia rủi ro của mình ra làm 4 loại chính là rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động đầu tư. Về phương pháp quản lý rủi ro Ngân hàng này có 7 phương pháp bao gồm:

- Thành lập ban đánh giá rủi ro gồm các chính sách và các mức giới hạn. - Phân tán rủi ro mạnh đối với tất cả các danh mục đầu tư của ngân hàng. - Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá rủi ro cho từng khách hàng và khoản tín dụng.

- Liên tục đánh giá rủi ro các khách hàng và danh mục đầu tư.

- Đánh giá, phân tích và qui giá trị của các hoạt động có rủi ro riêng rẽ.

- Cân đối giữ rủi ro và thu nhập, phân bổ nguồn vốn kinh doanh và các danh mục đầu tư phù hợp với các khoản rủi ro.

- Kiểm toán nội bộ xem xét các rủi ro từng khách hàng và danh mục đầu tư bộ phận kiểm toán nội bộ báo cáo trực tiếp lên ban kiểm toán của HĐTV.

Qua nhiều năm nghiên cứu và hoàn chỉnh ngân hàng Nova Scotia đã xây dựng được một mô hình tổ chức quản lý rủi ro được xem là khá hoàn chỉnh, trong đó đặc biệt là quan trọng là việc phân cấp trách nhiệm cho Hội đồng quản trị và 4 ban chuyên trách gồm có ban Chính sách cho vay, Ban quản lý tài sản nợ, Ban tín dụng cao cấp và Ban quản lý vốn.

- Chức năng và nhiệm vụ Hội đồng quản trị trong việc quản lý rủi ro:

+ Hội đồng quản trị có chức năng đánh giá và thông qua các chiến lược, chính sách, tiêu chuẩn và hạn mức chính để quản lý rủi ro. Ngoài ra Hội đồng quản trị

thường xuyên đánh giá chất lượng của các khoản đầu tư chính và đánh giá tất cả các khoản tín dụng lớn.

+ Trong năm ít nhất một lần Hội đồng sẽ xem xét lai các chính sách và tiêu chuẩn đặt ra để điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động thực tế của ngân hàng.

- Chức năng và nhiệm vụ của ban Chính sách cho vay: Ban này có nhiệm vụ đánh giá các khoản rủi ro phát sinh, tiêu chuẩn, hạn mức và các chính sách quản lý rủi ro, điều chỉnh các khoản rủi ro theo chỉ đạo của hội đồng rủi ro tín dụng và thị trường cao cấp. Ban chính sách cho vay đệ trình lên hội đồng quản trị những thay đổi chính sách quản lý rủi ro khi cần thiết. Ban này cũng quản lý chi tiết các rủi ro trong danh mục đầu tư cá nhân.

- Nhiệm vụ của Ban quản lý tài sản nợ: Ban này đưa ra các định hướng chiến lược trong việc quản lý các rủi ro lãi suất toàn cầu, rủi ro tỷ giá, rủi ro tính thanh khoản và các quyết định mua bán đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu.

- Chức năng và nhiệm vụ của ban tín dụng cao cấp: Phê duyệt các khoản tín dụng bán buôn trong hạn mức và thiết lập nguyên tác hoạt động và các hướng dẫn cho việc thực hiện các chính sách tín dụng. Ban này được phân tách làm 4 nhóm là tín dụng thương mại, tín dụng quốc tế, tín dụng công ty và đầu tư các NH khác.

- Chức năng và nhiệm vụ của ban quản lý và chính sách rủi ro thị trường: Ban này có nhiệm vụ giám sát và thiết lập các tiêu chuẩn về thị trường và quy trình quản lý rủi ro thanh khoản trong ngân hàng, đồng thời xem xét và phê duyệt các sản phẩm, hạn mức và các chính sách mới của ngân hàng liên quan đến các hoạt động mua bán và ngân quỹ.

- Chức năng và nhiệm vụ của Ban rủi ro mua bán vốn: Nhiệm vụ chính ban này đánh giá và giám sát các rủi ro trên tất cả cá thị trường, các cơ chế quản lý rủi ro, rủi ro tín dụng và các vấn đề có liên quan đến hoạt động mua bán.

Tóm lại: Qua nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý rủi ro tại Ngân hàng Nova

Scotia cho thấy rằng việc phân định các chức năng và nhiệm vụ của các ban trong ngân hàng rất rõ ràng, đặc biệt vai trò của Hội đồng quan trị từ đó giúp ngân hàng giám sát chặt chẽ toàn bộ các rủi ro và điều chỉnh chính sách quản lý rủi ro phù hợp với từng thời kỳ. Đây là một kinh nghiệm nên nghiên cứu.

Trong năm 2004, người ta đã chứng kiến những vụ đổ vỡ ở Nga. Khởi đầu là vụ phá sản Ngân hàng Sodbiznesbank, Credit Trust Bank trong tháng 6/2004, lớn thứ tư là ngân hàng tư nhân lớn nhất ở nga gặp khó khăn, Những vụ đổ vỡ ngân hàng nước nga năm 2004 một lẫn nữa cảnh báo rằng, rủi ro HĐKD ngân hàng rất khó lường trước vì vậy cần phải được kiểm soát thường xuyên.

- Hàng loạt vụ rối loạn về thanh khoản trong mùa hè năm 2004 ở Nga một lần nữa khẳng định, tích tụ rủi ro không chỉ nguy hiểm đối với uy tín, mà còn gây tổn thất nặng nề đối với ngân sách của ngân hàng. trong thời kỳ rối loạn lên đỉnh điểm, trên thị trường liên ngân hàng , chứng khoán nợ các TDTD bị ngừng cấp hạn mức tín dụng đã mất giá mạnh,...

- Sau vụ rối loạn ngân hàng mùa hè năm 2004 ở Nga, các nhà quản trị đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề quản lý rủi ro tài chính, trong hoạt động ngân hàng ở Nga, đã bắt đầu bùng nổ việc thành lập các bộ phận quản lý rủi ro. Bộ phận này nếu muốn hoạt động hiệu quả thì cần có một cơ sở phương pháp luận phù hợp trong đo chính là việc tìm kiếm một hệ thống các chỉ số tin cậy, có khả năng đánh giá, định lượng các rủi ro hiện hữu, hơn nữa cảnh báo sớm về xác suất xảy ra rủi ro đối với mỗi ngân hàng. Tập hợp các chỉ số cần thiết cho mỗi TCTD để kiểm soát rủi ro.

- Áp dụng các hạn mức để kiểm soát mức độ tổn thất trong kinh doanh ngân hàng: Trong kiểm soát ngân hàng, nếu chỉ theo dõi các chỉ số vĩ mô thì không thể ngăn chặn sự đổ bể của một ngân hàng cụ thể. Để đạt được mục đích này, có một loạt các chỉ số rủi ro ở cấp độ vi mô, trong đó có thể nêu các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn,việc tuận thủ các tỷ lệ này cần được kiểm soát không chỉ bởi các nhà thanh tra, mà còn bởi các nhà quản lý rủi ro mỗi ngân hàng.

- Trước đây, nhiều ngân hàng ở Nga chỉ thực hiện yêu cầu này một cách hình thức, cố gắng đuổi theo các chỉ tiêu bắt buộc trong thời kỳ thực hiện. Để khắc phục tình trạng này, NHTW Nga đã ban hành chỉ thị mới “ về các tiêu chuẩn bắt buộc đối với ngân hàng” ngày 14/01/2004, thay cho Chỉ thị số 1 “Về điều tiết hoạt động ngân hàng” ngày 01/10/1997, trong đó giảm một số tỷ lệ như: Tỷ lệ thanh toán tức thời (giảm từ 20% xuống còn 15%) tỷ lệ thanh toán hiện hành (từ 70% xuống còn 50%). Ngoài ra, đã có một số thay đổi trong cách tính tỷ lệ an toàn vốn.

- Sau khi “giải phóng” các ngân hàng khỏi yêu cầu tuân thủ một loại các chỉ tiêu thứ yếu. NHTW Nga yêu cầu NHTM phải tính các định mức hàng ngày theo kết quả của mỗi ngày giao dịch bắt đầu từ tháng 4/2004. Nếu sau 30 ngày thì giao dịch, tổng số trường hợp vi phạm các tiêu chuẩn bắt buộc vượt quá 5 lần, thì NHTW có quyền áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất đối với ngân hàng, kể cả biện pháp thu hồi giấy phép. Việc các ngân hàng chủ động áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro không chỉ từ các hành động cứng rắn từ NHTW, mà còn do xu hướng phát triển hiện nay của hệ thống ngân hàng Nga, trong đó có các nhân tố chênh lệch lãi suất (cho vay và huy động) giảm cũng như thị trường tài chính nội địa biến động nhiều hơn, làm tăng rủi ro kinh doanh của NHTW.

- Ngoài các tiêu chuẩn bắt buộc cơ quan quản lý, các NHTW còn tự xây dựng các chỉ tiêu vi mô nội bộ để giúp họ đánh giá rủi ro của chính mình trong các chỉ tiêu được ngân hàng sử dụng, các hạn mức có vai trò quan trọng. Cơ chế giới hạn rủi ro thị trường thường được sử dụng đối với các nghiệp vụ tài chính thực hiện trong vùng rủi ro tới hạn hay rủi ro rất cao. Rủi ro sẽ được hạn chế thông qua việc thiết lập các tiêu chuẩn, hạn mức tài chính nội bộ do NH xây dựng trong quy trình, chính sách kinh doanh. Bản chất của nó là kiềm chế rủi ro bằng một mức quy định cụ thể (theo các hạn mức). Các hạn mức được thiết lập với các tài sản Có và tài sản Nợ, cũng như đối với các nghiệp vụ và các đối tác của ngân hàng. Ngoài ra, một loạt chỉ tiêu đối với cán bộ thực hiện một số loại hình nghiệp vụ cũng được giới hạn.

- Phương pháp thuận tiện và phổ biến để giới hạn rủi ro là quy định các hạn mức đối với kết quả tài chính. Việc áp dụng các hạn mức được sử dụng phổ biến trong thực tiễn quốc tế như: Stop-loss, stop-out, take profit và take out sẽ cho phép kiểm soát mức độ tổn thất một cách hiệu quả.

Các ngân hàng hàng đầu tư ở Nga đã biến những câu khẩu hiệu về sự cần thiết của quản lý rủi ro thành hành động thiết thực, trực tiếp áp dụng các hệ thống quản lý rủi ro. Đây chính là một trong những nhân tố góp phần cho những thành công của hệ thống ngân hàng Nga trong quản lý rủi ro sau vụ rối loạn mùa hè năm 2004 và cuộc khủng hoảng năm 1998.

c/ Kinh nghiệm của Singapore

Tại Singapore, Chính phủ áp dụng chính sách mở rộng cửa cho các ngân hàng nước ngoài vào hoạt động, tạo môi trường cạnh tranh mạnh mẽ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hoạt động hiệu quả trong hệ thống ngân hàng. Trong số các ngân hàng trong nước của Singapore, nổi bật là United Overseas Bank (UOB)- Ngân hàng này hiện đã có một chi nhánh hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh được hơn 10 năm. Trong vòng vài năm qua, trong khi các ngân hàng khác hoạt động kém hiệu quả thì UOB vẫn duy trì tăng trưởng lợi nhuận ròng ở mức 15% và tổng doanh thu đạt 38,4%. Sở dĩ có được kết quả này là do UOB đã tuân thủ và áp dụng các chính về quản lý rủi ro rất hiệu quả, đa dạng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích, đầu tư cho nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu. Quan trọng hơn là có một chiến lược phát triển tốt bằng cách sáp nhập với Overseas Union Bank tháng 9/2001 cho phát triển các địa điểm cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Ngân hàng này đã nhanh chóng vạch một kế hoạch hợp nhất hoạt động và tích hợp hệ thống công nghệ thông tin chung làm nền tảng về vốn và công nghệ cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng trong nước và vươn mạnh ra khu vực châu á - Thái Bình Dương. Lợi nhuận ròng từ các hoạt động hải ngoại trong vòng 2 năm qua của UOB luôn đạt khoảng 35 % tổng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu 1252 quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 31 - 35)