Một là, phải tiến hành hiện đại hoá công nghệ trong hoạt động TTQT của ngân hàng theo mặt bằng trình độ quốc tế. Công nghệ ngân hàng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của ngân hàng trong quá trình hoạt động. Do vậy, Agribank Việt Nam cần tiếp tục đầu tư củng cố nền tảng công nghệ, tăng cường khai thác tiện ích, tạo các sản phẩm có giá trị tăng phục vụ khách hàng. Hiện đại hoá cơ sở kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tăng khối lượng TTQT, hội nhập với khu vực và thế giới.
Hai là, phải chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến
thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phòng ngừa rủi ro.
Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và khu vực cho thấy công tác đào tạo là một trong những nhân tố quyết định thành công đối với sự phát riển của đất nước nói chung cũng như của Agribank Việt Nam nói riêng. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động TTQT nói riêng, thì vấn đề đào tạo được một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ làn công tác chuyên môn có trình độ, ngoại ngữ, năng lực, phẩm chất là hết sức quan trọng và cần thiết.
Bà là, phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản trị,
điều hành các cấp và tăng cường công tác kiểm tra giám sát rủi ro trong hoạt động TTQT.
Bốn là, phải tăng cường công tác thông tin phòng ngừa rủi ro, Agribank Việt
Nam cần cập nhật đầy đủ thông tin kinh tế, đặc biệt là thông tin phòng ngừa rủi ro nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động TTQT của mình. Lựa chọn, áp dụng các phương pháp và công cụ phòng ngừa, hạn chế rủi ro thích hợp theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
-Năm là, phải tăng cường công tác đối ngoại với các ngân hàng nước ngoài Agribank Việt Nam cần phải thiết lập mới và củng cố mạng lưới các ngân hàng đại lý và các văn phòng đại diện ở nước ngoài. Thông qua đó cung cấp thông tin, hỗ trợ cho doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng và thực hiện các hoạt động TTQT một cách an toàn, hiệu quả và nhanh chóng.
Ngoài ra, từ thực tiễn rủi ro trong hoạt động TTQT của Agribank Việt Nam, có thể đề xuất những kiến nghị sau:
* về cơ chế, chính sách: tiếp tục hoàn thiện, bổ sung kịp thời qui trình nghiệp
vụ TTQT thay thế Quyết định 1998/QĐ - NHNo - QHQT và quyết định số 858/QĐ - NHNo - QHQT hiện đã bộc lộ nhiều bất cập, nhiều điểm không phù hợp với mỗi trường kinh doanh hiện tại. Xây dựng cơ chế điều hành hoạt động ngoại hối của Agribank Việt Nam theo các pháp lệnh ngoại hối, nghị định 160 về quản lý ngoại hối và các thông tư hướng dẫn do NHNN ban hành. Qua đó tổ chức điều hoà, quản lý các hoạt động ngoại tệ cho phù hợp đảm bảo sự tăng trưởng đồng đều giữa TTQT - Kinh doanh ngoại tệ, thu hút khách hàng cho các chi nhánh trong toàn hệ thống.
-Xây dựng các tiêu chuẩn, cơ sở và các căn cứ căn bản đối với Chi nhánh cấp III được thực hiện nghiệp vụ TTQT trực tiếp. Xoá bỏ cơ chế chi nhánh trình và Trụ sở chính cấp phép vừa mang tính chủ quan, hành chính vừa thiếu cơ sở.
-Có giải pháp điều tiết tỷ giá mua bán ngoại tệ phù hợp hơn đảm bảo lợi ích của Chi nhánh bán và Chi nhánh mua, cân đối hài hoà ngoại tệ dự trữ đáp ứng nhu cầu thanh toán cảu toàn hệ thống. Thời gian thực hiện, số lượng các giao dịch cũng sẽ đưa vào qui trình nghiệp vụ để quản lý chặt chẽ hơn và có các giải pháp kịp thời khi phát sinh vướng mắc.
-Rà soát lại các quan hệ hợp tác, đại lý với các Ngân hàng lớn trên thế giới có giao dịch thanh toán, tiền gửi, tiền vay thường xuyên để phát triển các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu phục vụ tốt nhất cho hoạt động Agribank Việt Nam.
-Triển khai các hoả thuận hợp tác đã ký giữa Agribank Việt Nam với một số tổ chức Tài chính, ngân hàng lớn. Khẳng định uy tín và vị thế của Agribank Việt Nam trong quan hệ hợp tác đưa Agribank Việt Nam lên một tầm cao mới.
-Xây dựng phương án tiếp cận và khai thác thông tin từ các ngân hàng đại lý nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động TTQT, tín dụng của Agribank Việt Nam.
* Nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của thanh toán viên:
Con người luôn là nhân tố quyết định sự thành công mọi lĩnh vực, đặc biệt trong quá trình đổi mới đầy khó khăn của ngân hàng. Để quá trình thực hiện hoạt động TTQT qua Agribank Việt Nam được diễn ra rất nhanh chóng thuận lợi đòi hỏi các thanh toán viên phải có khả năng xử lí nghiệp vụ một cách thuần thục, chính xác phù hợp với thông lệ quốc tế. Muốn vậy các thanh toán viên phải giỏi nghiệp vụ, thông thạo ngoại ngữ, am hiểu thông lệ TTQT và tập quán thương mại giữa các nước. Có như vậy họ mới làm tốt công tác tư vấn của mình. Vì vậy, ngân hàng tạo điều kiện cho cán bộ trau dồi kiến thức kinh nghiệm, tiêu chuẩn hoá đội ngũ thanh toán viên bằng biện pháp như: tổ chức các lớp nghiệp vụ ngắn hạn và dài hạn, cử cán bộ đi học ở nước ngoài, mời chuyên gia giỏi về đào tạo nghiệp vụ mới cho thanh toán viên.
-Một vấn đề tối quan trọng đối với ngân hàng là phải không ngừng nâng cao tính trung thực và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thanh toán. Không ít trường hợp rủi ro trong TTQT của ngân hàng bắt nguồn từ sai trái cố tính vi phạm các quy định của ngân hàng. Những vi phạm ấy nhất định phải được xử lý nghiêm minh, nhằm làm trong sáng đội ngũ thanh toán viên, lấy lại uy tín của ngân hàng với bạn hàng trong và ngoài nước. Bên cạnh đó phải có chính sách đãi ngộ những thanh toán viên có trình độ, để tranh tình trạng “chảy máu chất xám”.
* Xây dựng chiến lược Marketing phù hợp:
-Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của Marketing nhưng hiện nay Agribank Việt Nam mới chỉ lôi kéo khách hàng, tuyên truyền quảng cáo cho khách hàng thông qua báo chí, hay bằng việc cung cấp dịch vụ chất lượng tốt mà chưa xây dựng được một chiến lược kinh doanh với chính sách giá cả, chính sách sản phẩm, chính sách phân phối, chính sách khuyếch trương, chính sách khách hàng phù hợp.
+ Chính sách sản phẩm và giá cả: Agribank Việt Nam nên mở rộng các loại hình L/C, song song với đó là công tác tư vấn cho khách hàng về tính năng tác dụng của từng loại để khách hàng lựa chọn nhằm giải toả các vướng mắc thường gặp trong thanh toán L/C nhập khẩu và thu hút được nhiều khách hàng hơn. ngoài việc đưa ra các sản phẩm mới thì việc cải tiến chất lượng sản phẩm hiện có cũng là vấn đề quan trọng.
+ Chính sách phân phối: Agribank Việt Nam cần nghiên cứu nhu cầu sử dụng các dịch vụ tiện ích của Ngân hàng, và mật độ dân cư trên từng địa bàn, tình hình kinh tế chó phù hợp với dịch vụ mà ngân hàng cung cấp không để bố trí màng lới chi nhánh cho phù hợp. Tránh tình trạng mở chi nhánh ở một khu vực đã tập trung quá nhiều nguồn, còn nếu có chỉ là để khuyếch trương thanh thế và quảng cáo cho mọi người biết đến ngân hàngmà thôi.
+ Chính sách khuyếch trương giao tiếp: Mục tiêu của chính sách này là tuyên truyền rộng rãi làm cho khách hàng hiểu rõ về các hoạt động, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Dịch vụ mở và thanh toán L/C là một dịch vụ phổ biến và truyền thống, các doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế đều ít nhiều hiểu về lĩnh vực này. Do đó, việc quảng cáo rầm rộ trên phương tiện thông tin đại chúng là không cần thiết, vừa gây tốn kém mà lại không đạt hiệu quả. Agribank Việt Nam có thể quảng cáo trực tiếp với khách hàng qua đội ngũ thanh toán viên trong quá trình giao dịch, thanh toán viên có thể giới thiệu các loại L/C, ưu nhược điểm của từng loại L/C cho khách hàng để từ đó có quyết định xác đáng. Trong quá trình đó, thanh toán viên cần ghi chép lại những vướng mắc mà khách hàng thường gặp để báo cáo lại cho ban lãnh đạo, từ đó tìm cách giải quyết vướng mắc, góp phần cải thiện chất lượng thanh toán.
+ Chính sách khách hàng: Trong cơ chế thị trường hiện nay, trước sức ép của một hệ thống ngân hàng đa dạng phức tạp, không thể tồn tại tư tưởng “khách hàng tìm đến ngân hàng” mà ngược lại ngân hàng phải chủ động tìm kiếm khách hàng, thiết lập quan hệ chặt chẽ với khách hàng. Chính sách khách hàng trong hoạt động TTQT tại Agribank Việt Nam có thể thực hiện như sau:
Agribank Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách khép kín. Ngân hàng đảm bảo phục vụ khách hàng ở tất cả các khâu. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, ngân hàng không chỉ làm trung gian thanh toán mà còn có thể cho vay sản xuất và thu gom hàng xuất. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, ngân hàng có thể xem xét cho vay thanh toán. Khi đó lợi ích của ngân hàng và khách hàng gắn bó với nhau, vấn đề an toàn trong thanh toán sẽ liên quan trực tiếp đến an toàn của ngân hàng. Nếu việc thanh toán sẽ suôn sẻ nhanh chóng, người bán nhận được tiền hàng, người mua nhận được hàng đúng hợp đồng thương mại quốc tế chip được cơ hội kinh doanh, thì ngân hàng mới có khả năng thu hồi vốn.
Vì vậy, ngân hàng sẽ phải thận trọng hơn trong việc xử lý nghiệp vụ, đẩy mạnh công tác tư vấn cho khách hàng trong tất cả các khâu từ kýikết hợp đồng đến thanh toán. Chỉ khi ngân hàng coi lợi ích của khách hàng thì ngân hàng mới trở thành người bạn đáng tin cậy của doanh nghiệp và giữ vững được mối quan hệ trung thành với khách hàng. Ngân hàng có thể thông qua các hội nghị khách hàng, để vừa thu hút khách vừa nâng cao chất lượng thanh toán. Nghiên cứu xây dựng chính sách chia sẻ phí cho các khách hàng lớn, đồng thời xây dựng chính sách sản phẩm và chính sách ưu tiên cho nhóm khách hàng này.
+ Mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài: Hiện nay, Agribank Việt Nam đã có mối quan hệ đại lý với hầu hết các Ngân hàng có uy tín trên thế giới. Nhưng với tốc độ phát triển kinh tế vượt bậc như hiện nay, thị trường thanh toán không ngừng được mở rộng sang các nước và sang các khu vực mới. Chính vì vậy, Agribank Việt Nam cần tiếp tục mở rộng mạng lưới đại lí của mình.
Tuy nhiên, mạng lưới đại lý chỉ thực sự phát huy hiệu quả của nó khi giữa các ngân hàng có sự liên hệ thường xuyên với nhau, và thường xuyên cung cấp thông tin và giao dịch. Vì vậy, trong tương lai, nhằm đảm bảo hoạt động TTQT được an toàn, nhanh chóng, chính xác, Agribank Việt Nam cần mở rộng và phát triển hơn nữa hệ thống ngân hàng đại lý cả về số lượng và chất lượng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua việc phận tích, đánh giá thực trạng về rủi ro trong hoạt động TTQT của Agribank Bắc Giang giai đoạn 2009 - 2012 cũng như sự phát triển của ngân hàng thời gian qua. Trên cơ sở định hướng phát triển chung của Agribank Việt Nam và định hướng hoạt động TTQT, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT. Luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị để giải quyết những tồn tại, vướng mắc trong thời gian vừa qua nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động TTQT của Agribank Bắc Giang. Đó là những yếu tố then chốt quyết định tới hiệu quả của quá trình quản lý và kiểm soát rủi ro, tạo lên lợi thế cạnh tranh trong nghiệp vụ TTQT của Agribank Bắc Giang, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Bắc Giang.
KẾT LUẬN
Gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, hội nhập quốc tế về hoạt động ngân hàng đã trở thành yêu cầu cấp bách hơn bao giờ hết của nền kinh tế Việt Nam. Hệ thống các ngân hàng thương mại đang “đầu tư tổng lực” để phát triển việc không ngừng nỗ lực hoàn thiện chính mình, tạo dựng niềm tin vững chắc nơi khách hàng.
Trong thời gian qua, Agribank Bắc Giang luôn quan tâm đến đổi mới trong hoạt động kinh doanh để nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động TTQT, nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, vì còn là một ngân hàng khá non trẻ trong hoạt động TTQT, những rủi ro phát sinh trong hoạt động là một điều khó tránh khỏi.
Với tâm huyết là một cán bộ trực tiếp làm công tác TTQT tại Agribank Bắc Giang, em xin mạn phép được đưa ra một vài giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT với hi vọng góp một phần nào đó vào công tác quản trị rủi ro mà cũng chính là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động TTQT nói riêng tại Agribank Bắc Giang.
Một lần nữa em xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cố giáo - TS Tô Thị Hậu - người đã hướng dẫn và giúp đỡ em tận tình trong suốt thời gian qua. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới phòng Kinh doanh ngoại hối - Agribank Bắc Giang đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt luận văn này. Do trình độ còn hạn chế và thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được những đánh giá của các thầy cô trong khoa để em có thể nâng cao những kiến thức và kinh nghiệm của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Lê Văn Kiên (2008), “ Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Thống Kê.
2. PGS.TS.Nguyễn Thị Hường - TS. Tạ Lợi (2007), Giáo trình” nghiệp vụ ngoại thương lý thuyết và thực hành” tập I, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
3. PGS.TS Nguyễn Tiến Quang (2006) “Quản trị rủi ro”, Nhà xuất bản Giáo dục. 4. TS Nguyễn Thị Phương “Giáo trình tín dụng và thanh toán quốc tế”, Nhà xuất bản Thống Kê.
5. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2004) “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, Nhà xuất bản Thống Kê.
6. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2007) “Cẩm nang TTQT bằng L/C”, Nhà xuất bản Thống kê.
7. Đặng Thế Phong (Chủ biên 2004), “Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
8. Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Bắc Giang giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012.
9. Báo cáo thanh toán quốc tế giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012.
10. Tài liệu khác có liên quan về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của NHNN và các Bộ, ngành có liên quan...
11 Văn bản số 1998/QĐ- NHNo-QHQT ngày 15/12/2005 về Ban hành quy định về quy trình Thanh toán quốc tế trong hệ thống Agribank Việt Nam; văn bản số 858/QĐ - NHNo-QHQT ngày 29/06/2007 về việc sửa đổi, bổ sung Quy định về quy trình Thanh toán quốc tế trong hệ thống Agribank Việt Nam và văn bản số 3884/NHNo-QHQT ngày 22/11/2007 về việc Trả lời một số vướng mắc trong TTQT;
11. Tạp chí thị trường tiền tệ số trong năm 2010, 2011, 2012. 12. Thời báo ngân hàng các số các năm 2009,2010,2011,2012.
13. Các trang Web site: của NHNN Việt Nam ( http://www.sbv.gov.vn ); của Bộ công thương ( http://www.mot.gov.vn ); Tổng cục thống kê ( http://www.gso.gov.vn ); của Trường Đại học Ngoại thương ( http://www.ftu.edu.vn ); của Học viện Ngân hàng ( http://www.hvnh.edu.vn/) ... Và một số trang Web của các Tổ chức quốc tế có uy tín