Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của Ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam theo các tiêu chí Camels (Trang 56 - 63)

Nhìn chung các NHTM sau M&A được thừa hưởng những lợi thế của các NHTM trước đó tham gia vào hoạt động M&A, do đó NHTM sau M&A không nhuần nhất là NHTM khởi đầu khi bước chân vào thị trường nên năng lực tài chính của những NHTM này sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan:

a. Môi trường pháp luật:

Pháp luật là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Không có pháp luật hoặc pháp luật không phù hợp với những yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì mọi hoạt động trong nền kinh tế không thể thực hiện trôi chảy được. Môi trường pháp luật không chặt chẽ, nhiều kẽ hở và bất cập sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp yếu kém làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau và lừa đảo ngân hàng; đồng thời cũng khiến cho các nhà đầu tư trung thực e dè, không dám mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, do đó giảm khả năng cung ứng tín dụng của ngân hàng. Mặt khác, hoạt động kinh doanh của các NHTM sau M&A hình thành nên các mối quan hệ kinh tế hết sức đa dạng, nếu không có hệ thống pháp luật điểu chỉnh có thể dẫn đến những vi phạm trong các mối quan hệ hình thành, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động cũng như năng lực tài chính của các NHTM nói chung và các NHTM sau M&A nói riêng. Hơn thế, do kinh doanh trong lĩnh vực chứa đựng đầy rủi ro nên có thể đe dọa đến sự an toàn của mỗi NHTM sau M&A cũng như hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, hệ thống pháp lý cần phải có những điều chỉnh chặt chẽ để quy định những giới hạn an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tránh vì lợi nhuận mà các NHTM sau M&A kinh doanh mạo hiểm gây những tổn thất đến năng lực tài chính của Ngân hàng.

Bên cạnh đó, các chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động M&A ngân hàng cũng ảnh hưởng đến quá trình thực hiện và sự thành công của các thương vụ M&A. Nếu chính sách pháp luật tạo điều kiện khuyến khích các hoạt động M&A phát triển và kiểm soát được các hoạt động này đi đúng hướng thì các NHTM sau M&A sẽ kinh doanh có hiệu quả từ đó nâng cao được năng lực tài chính cho các NHTM sau khi thực hiện hoạt động M&A có thể đứng vững được trên thị trường. Ngược lại, nếu chính sách pháp luật mà hạn chế hoạt động M&A thì số thương vụ M&A ngân hàng sẽ ít hơn, cơ hội lựa chọn đối tác sẽ ít hơn, từ đó khiến ngân hàng khó đứng vững được trên thị trường khi năng lực tài chính của ngân hàng đang dần dần giảm sút.

b. Môi trường chính trị xã hội:

Hiện nay, các quan hệ kinh tế xã hội ngày càng mở rộng nên mọi biến động về chính trị xã hội trên thế giới đều có ảnh hưởng đến tình hình chính trị xã hội trong nước do đó làm ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM sau M&A. Một quốc gia mà có môi trường chính trị xã hội ổn định sẽ giúp cho các doanh nghiệp tích cực vay vốn ngân hàng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, điều này sẽ góp phần mở rộng quy mô cũng như nâng cao chất lượng tín dụng cho các NHTM sau M&A; đồng thời tạo được lòng tin của người dân vào giá trị của đồng tiền, qua đó tạo tiền đề

cho việc tăng cường nguồn vốn huy động cho ngân hàng. Hơn nữa, một môi trường chính trị xã hội ổn định với trình độ dân trí cao cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, qua đó góp phần tăng cường khả năng tìm kiếm lợi nhuận cho NHTM sau M&A trên cơ sở mở rộng và da dạng hóa các dịch vụ cung ứng. Ngược lại, những bất ổn về chính trị xã hội sẽ dẫn dến việc kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro hơn, do đó làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn vay của các NHTM sau M&A; đồng thời làm mất lòng tin của người dân vào ngân hàng cũng đồng nghĩa với việc giảm nguồn vốn huy động của ngân hàng.

c. Thị trường tài chính:

NHTM sau khi thực hiện hoạt động M&A cũng là một trong những thành phần quan trọng của thị trường tài chính, do đó sự phát triển của thị trường tài chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như năng lực tài chính của các NHTM sau M&A. Khi thị trường tài chính phát triển, các kênh chu chuyển vốn của ngân hàng cũng phát triển làm đa dạng hóa khả năng tiếp cận vốn cũng như phân phối vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Điều này làm giảm tầm ảnh hưởng của NHTM trong vai trò điều tiết vốn cho nền kinh tế do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng từ hoạt động tín dụng. Ngược lại, chính sự phát triển của thị trường tài chính lại cho phép các NHTM sau M&A triển khai được nhiều sản phẩm dịch vụ hơn cho khách hàng và làm tăng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ cho ngân hàng. Mặt khác, sự phát triển của thị trường tài chính còn dẫn đến việc các ngân hàng sử dụng nhiều hơn các công cụ tài chính trong hoạt động kinh doanh của mình. Với sự phát triển của các công cụ tài chính sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể trong nền kinh tế khi cần vốn có thể huy động được từ các nguồn như: phát hành cổ phiếu, trái phiếu; đồng thời cũng tạo điều kiện cho NHTM sau M&A có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi. Hơn nữa, những người có tiền sẽ có cơ hội lựa chọn các kênh đầu tư khác ngoài kênh gửi vào NHTM, từ đó làm thu hẹp thị phần huy động và cho vay của các NHTM dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và việc nâng cao năng lực tài chính của NHTM.

d. Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế:

Chính sách tiền tệ của NHNN:Việc NHNN sử dụng chính sách tiền tệ để điều hành dù trực tiếp hay gián tiếp đều có ảnh hưởng đến việc sử dụng và điều hòa vốn khả dụng của các NHTM, đến môi trường cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng từ đó ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực tài chính cho ngân hàng.

Hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàngcho phép các NHTM có thể hỗ trợ vốn lẫn nhau, cạnh tranh với nhau thông qua thời hạn vay, cơ chế lãi suất hay thông qua điều kiện vay vốn. Thị trường này hoạt động hiệu quả sẽ hỗ trợ rất tốt cho các NHTM trong việc đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn cũng như khả năng thanh khoản.

Chính sách tỷ giá hối đoái: với chính sách tỷ giá theo hướng thả nổi sẽ tạo quyền chủ động cho các NHTM có thể cạnh tranh trong việc thu hút các nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế, đồng thời cũng giúp cho các NHTM đảm bảo được khả năng thanh khoản cho ngân hàng.

Sự phát triển của thị trường chứng khoán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM sau M&A có thể thực hiện phát hành cổ phiếu ra thị trường khi muốn tăng thêm vốn chủ sở hữu và nâng cao năng lực tài chính cho ngân hàng mình.

Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động tài chính của các NHTM sau M&A. Nếu chỉ số này cao, thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt sẽ có tác động tích cực tới toàn ngành ngân hàng, trong đó sẽ có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM sau M&A từ đó sẽ có ảnh hưởng tích cực tới việc nâng cao năng lực tài chính cho ngân hàng và ngược lại. Tuy nhiên trên thực tế, tốc độ tăng trưởng GDP không những có tác động ngay trong năm đó mà còn tác động đến cả những năm sau đó, do vậy sự tác động của GDP tới năng lực tài chính của các NHTM thường có độ trễ nhất định.

Cơ chế lãi suất: với tính chất đặc thù hoạt động của NHTM là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ do vậy lãi suất là yếu tố ảnh hưởng đến cả doanh thu và chi phí hoạt động của ngân hàng, không những thế còn tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng. Cụ thể, lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng, ảnh hưởng đến doanh số huy động của ngân hàng. Lãi suất cao mặc dù sẽ giúp tăng doanh số huy động cho ngân hàng nhưng lại kìm hãm sự tăng trưởng tín dụng, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng và gia tăng rủi ro cho ngân hàng. Chỉ cần một sự thay đổi lãi suất trên thị trường sẽ tạo ra các khoản chênh lệch lãi suất trong nợ và tài sản làm gia tăng rủi ro hoạt động và làm giảm năng lực tài chính của ngân hàng.

Lạm phát: tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế làm ảnh hưởng đến giá trị của đồng tiền, làm thay đổi hành vi tiêu dùng của người dân và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các NHTM. Nếu tỷ lệ lạm phát cao sẽ làm cho người dân có xu hướng dự trữ tài sản, làm mất giá của đồng tiền từ đó ảnh hưởng đến rủi ro tỷ giá của ngân hàng. Đồng thời lãi suất thực được tính trên cơ sở lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ

lạm phát cũng là nhân tố quyết định đến chất lượng tiền gửi và kỳ hạn gửi tiền của khách hàng.

1.3.4.2. Nhân t ch quan

a. Quy mô vốn chủ sở hữu:

Trong tổng nguồn vốn hoạt động của các NHTM nói chung và NHTM sau M&A nói riêng thì vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn, còn vốn chủ sở hữu thường chiếm tỷ trọng nhỏ trung bình chỉ 2%-3% thể hiện trên bảng tổng kết tài sản, nhưng nó lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh và năng lực tài chính của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng tài chính và năng lực hoạt động của ngân hàng, nó ảnh hưởng tới quy mô mở rộng mạng lưới kinh doanh cũng như quy mô hoạt động của ngân hàng thể hiện ở khả năng huy động vốn, khả năng mở rộng tín dụng, gia tăng các dịch vụ ngân hàng và khả năng đầu tư tài chính… Đây là nguồn vốn cơ sở để hình thành nên các nguồn vốn khác đồng thời tạo nên uy tín ban đầu, duy trì niềm tin và sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng. Khi quy mô nguồn vốn tăng lên, hoạt động của ngân hàng được mở rộng thì rủi ro cũng tăng lên. Điều này đòi hỏi khả năng chống rủi ro tốt hơn của ngân hàng. Lúc này vốn chủ sở hữu sẽ là yếu tố then chốt trong việc phòng chống rủi ro, đảm bảo an toàn vốn và là tấm đệm bảo vệ cho ngân hàng khi đứng trước các cú sốc nội ngoại sinh. Trong một số trường hợp ngân hàng bị mất khả năng chi trả thì vốn chủ sở hữu sẽ là nguồn trả nợ cho ngân hàng. Do đó, vốn chủ sở hữu lớn, cơ cấu nguồn vốn cân đối sẽ giúp cho ngân hàng tạo được niềm tin về sự vững mạnh của ngân hàng đối với khách hàng, với đối tác cũng như chính các cổ đông của ngân hàng.

b. Năng lực quản lý của nhà quản trị ngân hàng:

Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và năng lực tài chính của ngân hàng đó chính là năng lực và chất lượng quản lý của nhà quản trị ngân hàng. Quản lý ngân hàng là tạo ra hệ thống các hoạt động thống nhất, phối hợp và liên kết các quá trình lao động của các cán bộ nhân viên từ các phòng ban đến hội đồng quản trị trong ngân hàng, nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh ở mỗi thời kỳ đã xác định, trên cơ sở giảm thiểu các chi phí về nguồn lực (Phan Thị Hằng Nga, 2013). Nói đến năng lực quản lý ngân hàng là nói đến khả năng điều hành và khả năng giám sát nội bộ, thể hiện ở các nội dung: (i) Đề ra được các chính sách và chiến lược kinh doanh đúng đắn và có hiệu quả cho ngân hàng; (ii) Xây dựng các quy tắc quản lý, điều hành các quy trình nghiệp vụ ngân hàng một cách hợp lý và đúng quy định của ngân

hàng đề ra cũng như của NHNN; (iii) Thiết lập được cơ cấu tổ chức hợp lý, vận hành một cách hiệu quả; (iv) Giảm thiểu được rủi ro trong hệ thống quản lý ngân hàng.

Ngoài ra, năng lực quản lý còn thể hiện ở khả năng nắm bắt kịp thời những tình huống bất lợi, nhận biết sớm các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn đe doạ sự an toàn của ngân hàng để đưa ra những biện pháp đối phó kịp thời. Chất lượng quản lý cuối cùng được phản ánh ở tính tuân thủ đầy đủ luật pháp cũng như các quy chế hoạt động, hiệu quả kinh doanh và mức lợi nhuận thu được tăng lên, duy trì được khả năng thanh toán, sức cạnh tranh và vị thế của ngân hàng trên thị trường ngày một nâng cao, ngân hàng luôn phát triển bền vững trước những biến động trong và ngoài nước.

c. Quy mô và chất lượng tài sản:

Hoạt động chủ yếu của một NHTM đều thể hiện ở phía bên Tài sản. Quy mô và chất lượng tài sản sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM sau M&A. Tài sản của NHTM bao gồm tài sản sinh lời (thường chiếm tỷ trọng từ 80%-90% tổng tài sản) và tài sản không sinh lời (thường chiếm tỷ trọng từ 10%-20% tổng tài sản). Khi nói đến tăng trưởng của tổng tài sản là nói đến quy mô của hoạt động tín dụng và hoạt động đầu tư. Chất lượng tài sản là một chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về tài chính và năng lực quản lý của một NHTM. Quy mô và chất lượng tài sản của ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của chính ngân hàng đó. Khi quy mô tài sản tăng lên kèm với việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngân hàng, tăng khả năng tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng, mở rộng địa bàn hoạt động sẽ giúp ngân hàng tăng doanh thu và lợi nhuận, đồng thời làm giảm tầm ảnh hưởng của ngân hàng đối với các đối tác trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc đơn thuần chỉ gia tăng quy mô tài sản mà không quản lý tốt tài sản sẽ làm rủi ro tăng cao và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như năng lực tài chính của ngân hàng. Do vậy, không chỉ đơn thuần là quy mô tài sản mà chất lượng tài sản cũng có sức ảnh hưởng rất lớn đến năng lực tài chính của một NHTM sau M&A. Khi chất lượng tài sản bị giảm sút thì việc tăng quy mô tài sản cũng chỉ làm cho ngân hàng đứng trước những rủi ro khó có thể tránh khỏi.

d. Lợi nhuận ngân hàng:

Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu trong kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như của các NHTM và cũng là một trong những yếu tố quan trọng có thể sử dụng để đánh giá năng lực tài chính thông qua khả năng sinh lời của NHTM. Không những vậy, khả năng sinh lời còn phản ánh kết quả hoạt động, đánh giá hiệu quả kinh doanh

và mức độ phát triển của một NHTM. Đứng trên góc độ từ NHTM sau M&A, thì một NHTM có lợi nhuận cao sẽ có khả năng tích luỹ cao, sẽ có điều kiện trang bị, đầu tư công nghệ, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ thu hút khách hàng; Còn đứng trên góc độ nhà đầu tư, người gửi tiền sẽ quyết định giao dịch khi nhìn thấy NHTM đó có thể an toàn do có thể bù đắp rủi ro, từ đó tạo điều kiện tăng trưởng tổng tài sản. Mặt khác, khi lợi nhuận của ngân hàng không đủ để bù đắp chi phí hoạt động trong kỳ cùng với

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam theo các tiêu chí Camels (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)