Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam theo các tiêu chí Camels (Trang 117 - 119)

Từ phân tích đánh giá về năng lực tài chính của các NHTM sau M&A ở Việt Nam theo các tiêu chí Camels ở mục 2.2, kết quả năng lực tài chính các NHTM sau M&A đạt được như sau:

0 20 40 60 80 100 120 140 Lienvietpostbank SCB SHB HDBank PVcombank Sacombank BIDV Maritime bank 2019 2018 2017

(1) Mức độ an toàn vốn:

Quy mô vốn chủ sở hữu: có sự gia tăng tuy nhiên tốc độ tăng không cao và so với tiêu chí Camels có 2 ngân hàng (Sacombank, BIDV) có số vốn chủ sở hữu đạt được theo quy chuẩn > 20.000 tỷ đồng.

Hệ số đòn bẩy tài chính: Ngân hàng HDBank, PVcombank là những ngân hàng sau M&A có hệ số đòn bẩy tài chính ở mức phù hợp so với chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels. Điều này cho thấy các ngân hàng này đã sử dụng hiệu quả hệ số đòn bẩy, tăng sự an toàn trong hoạt động của ngân hàng.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản: Theo Camels thì các NHTM sau M&A đều vượt khung, trong đó ngân hàng Maritimebank là ngân hàng có tỷ lệ này cao nhất. Chứng tỏ rằng sau M&A các NHTM hoạt động có hiệu quả, duy trì đủ vốn cho hoạt động và an toàn.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: Các NHTM Việt Nam sau M&A đều có tỷ lệ an toàn > 8% theo chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels và theo quy định của Việt Nam tỷ lệ này > 9%, điều này chứng tỏ rằng các ngân hàng này đã rất chú trọng tới công tác bảo đảm an toàn cho hoạt động của ngân hàng mình.

(2) Chất lượng tài sản:

Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản: Tỷ lệ này của các NHTM sau M&A có xu hướng tăng. Tuy nhiên theo Camels thì trong số 8 ngân hàng nghiên cứu có 6 ngân hàng nằm trong khung tiêu chuẩn đó là LPB, SCB, SHB, HDBank, PVcombank, Sacombank. Các ngân hàng này đã tăng cường hoạt động cho vay tăng thu nhập nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu: Sau khi thực hiện thương vụ M&A các ngân hàng dần đi vào ổn định phát triển, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng có xu hướng giảm và đã dần kiểm soát được trong giới hạn cho phép. Điều này chứng tỏ rằng các ngân hàng đã thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Tỷ lệ chi phí dự phòng: Ngân hàng PVcombank, Sacombank các năm hoạt động sau khi thực hiện thương vụ M&A đều có tỷ lệ chi phí dự phòng đạt chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels. Điều này cho thấy ngân hàng có thể bù đắp được các khoản nợ xấu không còn khả năng thu hồi của ngân hàng bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng.

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận:Theo tiêu chí Camels của AIA Mỹ thì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận phải ≥ 10% - 15% và chiếu theo tiêu chí này thì chỉ có ngân hàng LPB đạt được năm 2016, SHB đạt được ở năm 2015, HDBank đạt ở năm 2014 và 2015, PVcombank đạt được ở năm 2014 và Maritimebank đạt được ở năm 2016. Năm 2017 các ngân hàng sau M&A đều có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế đạt được so với chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels ngoại trừ ngân hàng Maritimebank.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng:dư nợ cho vay ở các năm hoạt động sau M&A của các ngân hàng đa số có xu hướng tăng, điều này chứng tỏ khả năng quản trị điều hành về hoạt động tín dụng của ngân hàng tốt, ngân hàng ngày càng mở rộng và phát triển.

(4) Khả năng sinh lời:

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA): Chỉ tiêu ROA theo tiêu chí Camels thì trong các năm hoạt động sau khi thực hiện thương vụ M&A của các ngân hàng, trong số đó chỉ có HDBank đạt chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels.

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): trong các NHTM sau M&A thì chỉ có ngân hàng HDBank có ROE trong năm gần đây lớn hơn chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels và ngoài ra Lienvietpostbank, BIDV gần ở ngưỡng tiêu chuẩn.

(5) Khả năng thanh khoản:

Tỷ lệ tổng tiền gửi trên tổng tài sản: theo tiêu chí Camels thì các ngân hàng sau M&A giai đoạn 2017-2019 có ngân hàng Sacombank, SCB là ngân hàng có cả 3 năm đều đạt tỷ lệ >75% theo chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí Camels và trong đó ngân hàng Sacombankcó tỷ lệ cao nhất.

Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản: theo tiêu chí Camels thì tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản của các ngân hàng ≤ 80%, ngân hàng sau M&A có tỷ lệ này phù hợp phải kể đến là ngân hàng SCB, HDBank, Sacombank.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam theo các tiêu chí Camels (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)