Khả năng sinh lời E (Earnings)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam theo các tiêu chí Camels (Trang 109 - 114)

Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời của ngân hàng gồm có ROA, ROE, NIM, NNIM dùng để đánh giá năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động của NHTM. Nhóm chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ rằng hoạt động của các ngân hàng càng có hiệu quả.

2.2.4.1. T sut sinh li trên tài sn (ROA)

ROA là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của năng lực quản lý, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng càng cao, nhưng quá cao không phải là tốt cao quá thì đồng nghĩa với việc ngân hàng đối mặt với rủi ro cao. Theo tiêu chí Camels đối với các ngân hàng Mỹ thì tỷ lệ ROA phải ≥ 1%.

Bảng 2.18. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) của các NHTM sau M&A

Đơn vị tính: % Ngân hàng 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 LPB 2,14 1,42 0,78 0,52 0,34 0,85 0,84 1,00 0,85 SCB 0,04 0,03 0,04 0,03 0,02 0,03 0,04 0,03 SHB 0,65 0,51 0,49 0,36 0,59 0,55 0,70 HDBank 0,51 0,61 0,71 1,20 1,60 1,80 PVcombank 0,16 0,05 0,03 0,08 0,07 0,11 Sacombank 0,27 0,03 0,34 0,46 0,57 BIDV 0,97 0,67 0,63 0,59 0,61

Maritimebank 0,11 0,14 0,26 0,69 0,71

Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính của các NHTM sau M&A

Bảng 2.18. cho thấy các Ngân hàng thương mại sau M&A có ROA khá thấp, so với tiêu chí Camels thì chỉ có LPB năm 2011 và 2012 đạt 2,14% và 1,42%; BIDV năm 2015 là 1,0%; HDBank năm 2017 đến 2019 là có ROA > 1% đạt so tiêu chí Camels. Điều này chứng tỏ năng lực quản lý của các nhà quản trị các ngân hàng sau M&A chưa tốt, việc chuyển tài sản thành lãi ròng chưa tốt, chưa hiệu quả.

2.2.4.2. T sut sinh li trên vn ch s hu (ROE)

ROE là chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thể hiện việc sử dụng vốn của ngân hàng trong đầu tư, cho vay càng hiệu quả. Theo tiêu chí Camels đối với các ngân hàng Mỹ thì tỷ lệ ROE phải ≥ 15%.

Bảng 2.19. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các NHTM sau M&A

Đơn vị tính: % Ngân hàng 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 LPB 18,26 12,41 7,72 6,36 4,67 13,34 13,35 15,4 14,05 SCB 0,56 0,35 0,69 0,56 0,51 0,80 1,10 1,02 SHB 8,55 7,58 8,40 6,49 11,02 10,78 13,88 HDBank 5,45 6,73 9,24 15,80 20,30 21,60 PVcombank 1,73 0,57 0,37 0,90 0,86 1,52 Sacombank 3,22 0,40 5,20 7,48 9,55 BIDV 15,50 14,70 14,95 14,48 12,94 Maritimebank 1,01 1,03 0,89 6,30 7,27

Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính của các NHTM sau M&A

Theo tiêu chí Camels về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ≥ 15%, chiếu theo tiêu chuẩn này thì các NHTM sau M&A thì chỉ có ngân hàng BIDV năm 2015 là 15,5% và HDBank năm 2017-2019 có ROE lần lượt là 15,8%; 20,3%, 21,6%, Lienvietpostbank năm 2018 là 15,4% là đạt tiêu chí Camels, còn các ngân hàng khác chưa đạt, tỷ lệ này đều ở mức thấp. Ngân hàng có tỷ lệ ROE ở mức thấp nhất là ngân hàng SCB, PVcombank (<1%). Điều thấy cho thấy năng lực quản lý điều hành

của các NHTM sau M&A chưa tốt, hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng cho đầu tư, cho vay chưa hiệu quả.

ROE của các ngân hàng năm 2019 sẽ nhìn rõ hơn qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.8. ROE của các NHTM sau M&A năm 2019

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM sau M&A

Nhìn vào biểu đồ này có thể thấy HDBank có ROE > 15% đạt theo tiêu chuẩn Camels, còn Lienvietpostbank, SHB, BIDV gần đạt tới ngưỡng tiêu chuẩn và ngân hàng có ROE thấp là PVcombank, SCB (dưới 5%).

2.2.4.3. T l lãi cn biên (NIM)

NIM cho biết một đồng tài sản bình quân thì ngân hàng thu nhập lãi được là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt chứng tỏ ngân hàng sử dụng tài sản hiệu quả. Theo tiêu chí Camels đối với các ngân hàng Mỹ thì tỷ lệ NIM phải > 4,5%.

Bảng 2.20. Tỷ lệ lãi cận biên (NIM) của các NHTM sau M&A

Đơn vị tính: % Ngân hàng 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 LPB 4,00 3,14 2,55 2,51 3,23 7,54 2,96 3,21 SCB 2,17 1,20 0,97 1,63 0,87 0,47 0,61 0,75 SHB 1,62 1,74 1,98 1,90 7,01 1,82 2,27 HDBank 1,75 3,15 3,64 3,74 3,77 4,38 PVcombank (0,06) 0,84 0,33 0,96 0,76 0,90 Sacombank 1,29 1,51 1,97 2,14 - 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00

BIDV 2,52 2,80 2,76 2,57

Maritimebank 2,29 1,56 2,32 2,08

Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ Báo cáo thường niên của các NHTM sau M&A

Qua bảng 2.20 cho thấy chỉ có SHB có NIM năm 2017 là 7,01%; LPB có NIM năm 2017 là 7,54% đạt tiêu chí Camels của AIA Mỹ còn lại các ngân hàng khác đều ở mức thấp hơn tiêu chí Camels, thậm chí còn ở mức dưới 1% như ngân hàng PVcombank năm 2015-2017 NIM lần lượt là 0,84%; 0,33%; 0,96%, ngân hàng SCB năm 2016 và 2017 có NIM là 0,87% và 0,47%. Điều này chứng tỏ năng lực quản lý điều hành của các ngân hàng chưa tốt, sử dụng tài sản chưa hiệu quả. Năm 2019 NIM của các NHTM sau M&A như biểu đồ dưới đây:

Đơn vị tính %

Biểu đồ 2.9. NIM của các NHTM sau M&A năm 2019

Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ Báo cáo thường niên của các NHTM sau M&A

Biểu đồ 2.9 cho thấy năm 2019, theo tiêu chuẩn Camels về NIM không có ngân hàng nào đạt tiêu chuẩn. HDBank với NIM cao nhất là 4,38%, tiếp theo là LPB với NIM là 3,21% và thấp nhất là SCB là 0,75%. Chỉ tiêu này của các ngân hàng càng thấp thì cho thấy ngân hàng sử dụng tài sản chưa hiệu quả, các ngân hàng cần có biện pháp hữu hiệu hơn trong việc quản trị điều hành để tăng thu nhập lãi, giảm những tài sản không cần thiết, những tài sản không sinh lời hoặc sinh lời thấp.

2.2.4.4. T l ngoài lãi cn biên (NNIM)

- 0,50 1,00 1,50 2,00 2,50 3,00 3,50 4,00 4,50 5,00 Lienvietpostbank SCB SHB HDBank PVcombank Sacombank BIDV Maritimebank

Tỷ lệ ngoài lãi cận biên (NNIM) là một trong những chỉ tiêu đánh giá năng lực quản lý của nhà quản trị ngân hàng, chỉ tiêu này cho biết 100 đồng tài sản bình quân thì ngân hàng tạo được bao nhiêu đồng thu nhập ngoài lãi. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Theo tiêu chí Camels đối với các ngân hàng Mỹ thì tỷ lệ NNIM phải > 1.5%.

Bảng 2.21. Tỷ lệ lãi ngoài cận biên (NNIM) của các NHTM sau M&A

Đơn vị tính: % Ngân hàng 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 LPB (0,23) (0,33) (0,21) (0,13) (0,12) (0,09) (0,08) 0,23 SCB 0,08 0,35 0,52 0,18 0,33 0,62 0,71 0,58 SHB 0,20 0,34 0,26 0,52 0,64 0,39 0,45 HDBank 1,37 0,86 0,58 0,68 0,89 0,74 PVcombank 1,51 0,62 1,29 0,57 0,86 0,48 Sacombank 0,80 0,96 1,04 1,27 BIDV 0,76 0,73 0,78 0,87 Maritimebank 1,58 1,60 1,45 1,12

Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ Báo cáo thường niên của các NHTM sau M&A

Bảng 2.21 về tỷ lệ lãi ngoài cận biên (NNIM) và chiếu theo tiêu chí Camels của AIA Mỹ cho thấy các NHTM sau M&A chỉ có ngân hàng PVcombank đạt được tiêu chuẩn với NNIM là 1,5% năm 2014 và Maritimebank với NNIM là 1,58% và 1,6% năm 2016 và 2017. Năm 2019 NNIM của các NHTM sau M&A có sự khác biệt giữa các ngân hàng. Cụ thể:

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.10. NNIM của các NHTM sau M&A năm 2019

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Báo cáo thường niên của các NHTM sau M&A

Qua Biểu đồ 2.10 cho thấy NNIM của các NHTM sau M&A năm 2019 có sự khác biệt giữa các ngân hàng, ngân hàng có NNIM cao nhất là Sacombank là 1,27%, tiếp theo là Maritimebank là 1,12% và cuối cùng là Lienvietpostbank có NNIM 0,23%. Điều này cho thấy các Ngân hàng thương mại sau M&A chưa chú trọng tới việc phát triển các hoạt động dịch vụ, công tác quản lý các hoạt động dịch vụ chưa tốt, do đó thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thấp, tỷ lệ NNIM thấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam theo các tiêu chí Camels (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)