Chất lượng tài sản A (Assets quality)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam theo các tiêu chí Camels (Trang 100 - 106)

Chất lượng tài sản của ngân hàng theo tiêu chí Camels được đo lường bởi 6 chỉ tiêu, tuy nhiên khi phân tích đánh giá chất lượng tài sản theo tiêu chí Camels thường sử dụng 3 chỉ tiêu: Dư nợ cho vay trên tài sản, Tỷ lệ nợ xấu, Tỷ lệ chi phí dự phòng.

2.2.2.1. Dư n cho vay trên tng tài sn

Chỉ tiêu dư nợ cho vay trên tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu trong tổng tài sản. Chỉ tiêu này lớn cho thấy khả năng cho vay của ngân hàng là rất tốt, tuy nhiên tỷ lệ này quá lớn dẫn nguy cơ rủi ro thanh khoản của NHTM.

Đơn vị tính: % Ngân hàng 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 LPB 22,73 34,62 46,52 51,26 60,22 59,85 61,57 68,07 69,55 SCB 45,62 59,08 49,17 55,32 54,72 61,43 60,02 59,32 58,79 SHB 48,86 53,27 61,58 64,20 69,41 69,33 67,12 72,60 HDBank 51,06 42,19 53,11 54,71 55,20 56,99 63,76 PVcombank 40,67 39,14 40,99 43,62 46,38 49,52 51,05 Sacombank 63,66 59,89 60,51 63,20 65,27 BIDV 70,33 71,91 69,40 75,31 74,97 Maritimebank 26,93 37,44 32,26 35,39 40,36

Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ báo cáo thường niên của các NHTM sau M&A

Bảng 2.13 cho thấy: Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tài sản của các NHTM sau M&A ở Việt Nam có xu hướng tăng ngoại trừ ngân hàng Sacombank, SCB. Dư nợ cho vay có xu hướng tăng là phù hợp với giai đoạn phát triển nền kinh tế hiện nay. So với tiêu chí Camels của AIA Mỹ thì tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản ≤ 60% và nhìn vào bảng số liệu về chỉ tiêu dư nợ cho vay trên tài sản của các NHTM Việt Nam sau M&A cho thấy đa số có tỷ lệ dư nợ cho vay trên tài sản nằm trong khung tiêu chuẩn an toàn của Camels ngoại trừ ngân hàng SHB và Sacombank, Lienvietpostbank năm 2018, 2019; SHB giai đoạn 2014-2019; Sacombank; BIDV giai đoạn 2015-2019 tuy nhiên chỉ tiêu này vẫn có thể chấp nhận được và trong khi đó Maritimebank có tỷ lệ này thấp dưới 40%.

Chỉ tiêu dư nợ cho vay trên tổng tài sản của các ngân hàng sau M&A Việt Nam giai đoạn 2017-2019 được thể hiện rõ biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.3. Chỉ tiêu dư nợ cho vay trên tổng tài sản của các NHTM sau M&A ở Việt Nam giai đoạn 2017-2019

Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính của các NHTM sau M&A

Theo biểu đồ 2.3 cho thấy ngân hàng PVcombank là ngân hàng có tỷ lệ này thấp nhất trong cả 3 năm và ngân hàng có tỷ lệ này cao nhất là BIDV, tiếp theo là SHB và thấp nhất là Maritimebank. Ngân hàng BIDV, Maritimebank là ngân hàng thực hiện thương vụ nhận sáp nhập thành công vào quý II/2015. Theo chỉ tiêu tính toán dư nợ cho vay trên tổng tài sản của các ngân hàng này thì đều vượt quá lớn so với khung an toàn của Camels (60%). Chỉ tiêu này quá lớn cho thấy các ngân hàng thực hiện cho vay tốt tăng thu nhập lãi cho vay nhưng ngược lại có thể dẫn tới nguy cơ rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng.

2.2.2.2. T l n xu

Chỉ tiêu tỷ lệ Nợ xấu là chỉ tiêu đo lường chất lượng cho vay, đo lường rủi ro trong cho vay của các Ngân hàng thương mại. Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng thì dư nợ cho vay được chia thành 5 nhóm và dư Nợ xấu là dư nợ nhóm 3, 4, 5. Theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00 2017 2018 2019

thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng ≤ 3% và theo tiêu chí Camels thì tỷ lệ này được chấp nhận ở mức ≤1%.

Bảng 2.14. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM sau M&A ở Việt Nam

Đơn vị tính: % Ngân hàng 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 LPB 2,1 2,7 2,48 1,23 0,88 1,08 1,07 1,39 1,44 SCB 7,2 7,2 1,6 0,5 0,3 0,7 0,5 0,90 0,88 SHB 8,8 4,1 2,0 1,7 1,9 2,3 2,40 1,91 HDBank 3,0 2,3 1,5 1,8 1,5 1,50 1,40 PVcombank 4,9 2,9 2,3 2,1 2,0 2,48 2,69 Sacombank 5,8 6,9 2,2 2,13 1,90 BIDV 1,7 2,0 1,5 1,90 1,75 Maritimebank 3,4 2,6 2,2 2,21 1,71

Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính của các NHTM sau M&A

Bảng 2.14 cho thấy các ngân hàng thực hiện quản trị rủi ro tín dụng khá tốt, tỷ lệ nợ xấu đều được kiểm soát khá tốt. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng có xu hướng giảm dần, cao hơn ở những năm đầu của sau M&A. Điều này cũng dễ hiểu bởi các ngân hàng nhận sáp nhập tiếp nhận các ngân hàng yếu kém với số dư Nợ xấu lớn và lúc mới sáp nhập bộ máy tổ chức chưa hoàn thiện, công tác quản trị rủi ro tín dụng chưa tốt. Trong số các ngân hàng nghiên cứu sau M&A thì LPB, HDBank, BIDV là những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu từ khi thực hiện M&A đến nay đều nhỏ hơn 3% theo quy định của NHNN Việt Nam nhưng so với tiêu chí Camels thì chỉ có năm 2015 là 0,88% < 1% đạt tiêu chuẩn. Ngân hàng SCB, SHB, Pvcombank, Sacombank, Maritimebank có tỷ lệ nợ xấu cao ở những năm đầu khi sau vừa thực hiện M&A với tỷ lệ xấu > 3% không đảm bảo theo quy định của NHNN Việt Nam và tỷ lệ này đã được kiểm soát và giảm dần sau một, hai năm sau khi thực hiện M&A tuy nhiên tỷ lệ này theo quy định của NHNN Việt Nam thì đảm bảo yêu cầu nhưng theo tiêu chí Camels thì chưa đạt tiêu chuẩn.

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM sau M&A giai đoạn 2017-2019

Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính của các NHTM sau M&A

Biểu đồ 2.4 cho thấy năm 2017-2019 tỷ lệ xấu của các ngân hàng có xu hướng giảm ngoại trừ BIDV, Pvcombank, Lienvietpostbank. Các ngân hàng đều có tỷ lệ nợ xấu < 3% ngoại trừ Sacombank (2017). Trong số các ngân hàng này giai đoạn 2017- 2019 có SCB là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu nằm trong khung tiêu chuẩn của Camels (2018, 2019). Năm 2019 các ngân hàng đã thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro và mặt khác nền kinh tế ổn định hơn dư nợ xấu của các ngân hàng giảm nên tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đều dưới 3% và trong đó SCB là ngân hàng có tỷ lệ thấp nhất ở mức 0,5% (<1%) đạt tiêu chí Camels.

2.2.2.3. T l chi phí d phòng

Chỉ tiêu này cho biết khả năng bù đắp các khoản nợ xấu không còn khả năng thu hồi bằng việc sử dụng nguồn chi phí dự phòng. Theo tiêu chí Camels của AIA Mỹ thì tỷ lệ được chấp nhận ở mức ≥1,5%.

Bảng 2.15. Tỷ lệ chi phí dự phòng của các NHTM sau M&A

- 0,50 1,00 1,50 2,00 2,50 3,00 3,50 4,00 4,50 5,00 Lienvietpostbank SCB SHB HDBank PVcombank Sacombank BIDV Maritimebank 2019 2018 2017

Đơn vị tính: % Ngân hàng 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 LPB 0,92 1,75 1,60 0,92 1,07 1,14 1,22 1,24 1,22 SCB 2,50 1,12 0,82 0,41 3,37 1,93 2,39 0,90 0,88 SHB 2,20 1,55 1,01 1,37 0,88 1,44 1,38 1,18 HDBank 0,43 1,09 1,65 1,21 0,97 1,09 1,11 PVcombank 1,61 1,56 1,82 1,66 1,53 1,44 1,53 Sacombank 2,04 2,13 1,23 1,37 1,34 BIDV 1,10 1,27 1,36 1,25 1,31 Maritimebank 2,14 1,30 1,18 2,04 1,40

Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính của các NHTM sau M&A

Bảng 2.15 cho thấy các năm hoạt động sau M&A chỉ có ngân hàng PVcombank, Sacombank tỷ lệ chi phí dự phòng đều chấp nhận theo tiêu chí Camels nhưng ngược lại ngân hàng BIDV thì tỷ lệ chi phí dự phòng đều nhỏ hơn so với tiêu chí Camels (1.5%). Còn các ngân hàng khác tỷ lệ chi phí dự phòng qua các năm sau M&A có sự biến động lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với khung an toàn của Camels. Chi tiết tỷ lệ chi phí dự phòng các ngân hàng sau M&A giai đoạn 2017-2019 được thể hiện dưới biểu đồ sau:

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ chi phí dự phòng của các NHTM sau M&A 2017 - 2019

Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính của các NHTM sau M&A

0,00 0,50 1,00 1,50 2,00 2,50 3,00 2017 2018 2019

Tỷ lệ chi phí dự phòng của các NHTM sau M&A năm 2017-2019 đều có sự biến động, ngân hàng có tỷ lệ này cao nhất qua 3 năm phải kể đến ngân hàng PVcombank và ngân hàng có tỷ lệ thấp nhất qua 3 năm đều dưới tiêu chuẩn của Camels 1.5% là HDBank. SCB có tỷ lệ chi phí dự phòng năm 2017 là 2,4% > 1,5% còn lại các các năm 2018, 2019 đều ở mức ≤ 1,5%. Điều này cho thấy các ngân hàng khả năng bù đắp các khoản nợ xấu không còn khả năng thu hồi bằng việc sử dụng nguồn chi phí dự phòng chưa đủ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam theo các tiêu chí Camels (Trang 100 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)