Khả năng thanh khoản L (Liquidity)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam theo các tiêu chí Camels (Trang 114 - 117)

Khả năng thanh khoản của NHTM được thể hiện ở mức độ mà một NHTM có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chi trả hiện tại cũng như trong tương lai. Khả năng thanh khoản của ngân hàng được đánh giá qua một số chỉ tiêu: tổng tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng dư nợ trên tiền gửi, hệ số đảm bảo thanh khoản của tài sản, hệ số thanh khoản ngắn hạn. Do hạn chế về số liệu thu thập được nên ở nội dung này chỉ đánh giá theo chỉ tiêu tổng tiền gửi trên tổng Tài sản, tỷ lệ tổng dư nợ trên tiền gửi.

2.2.5.1. T l tng tin gi trên tng tài sn

Bảng 2.22. Tỷ lệ tổng tiền gửi trên tổng tài sản của NHTM sau M&A

Đơn vị tính: % Ngân hàng 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 0,23 0,58 0,45 0,74 0,48 1,27 0,87 1,12

LPB 45,71 62,24 69,80 77,20 72,15 78,23 78,49 71,36 67,73 SCB 40,49 53,08 81,26 81,95 82,17 81,62 78,01 75,63 77,18 SHB 66,59 63,19 72,90 81,37 63,62 73,46 69,67 70,97 HDBank 72,35 65,72 70,00 68,73 63,66 59,27 54,92 PVcombank 48,55 65,52 84,78 56,73 70,09 73,23 73,68 Sacombank 89,37 87,84 88,33 86,05 88,37 BIDV 66,37 72,14 70,27 75,38 74,78 Maritimebank 60,03 62,19 50,65 46,11 51,52

Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ Báo cáo thường niên của các NHTM sau M&A

Theo tiêu chí Camels của AIA Mỹ thì tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản được khuyến khích ở mức ≥ 75%. Nhìn vào bảng số liệu 2.22 cho thấy các ngân hàng những năm đầu sau M&A tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản đều ở mức dưới tiêu chuẩn ngoại trừ ngân hàng Sacombank. Tỷ lệ tổng tiền gửi trên tổng tài sản của các ngân hàng thương mại sau M&A có sự khác biệt giữa các ngân hàng và có sự biến động và trong số các ngân hàng M&A nghiên cứu chỉ có Sacombank có tỷ lệ này >75% đạt tiêu chí Camels kể từ sau khi M&A.

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.11. Tỷ lệ tổng tiền gửi trên tổng tài sản của các NHTM sau M&A giai đoạn 2017-2019 - 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00 90,00 100,00 2017 2018 2019

Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ Báo cáo thường niên của các NHTM sau M&A

Trong số các NHTM sau M&A giai đoạn 2017-2019 thì ngân hàng Sacombank, SCB là ngân hàng có cả 3 năm đều đạt tỷ lệ >75% theo tiêu chuẩn Camels và trong đó ngân hàng Sacmobank có tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản cao nhất với tỷ lệ lần lượt là 88,33%; 86,05%; 88,37%, tiếp theo là SCB với tỷ lệ lần lượt là 78,01%; 75,63%; 77,18%. Ngân hàng có tỷ lệ thấp nhất là Maritimebank với tỷ lệ lần lượt là 50,65%; 46,11%; 51,52% và tỷ lệ này đều thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tiêu chuẩn của Camels. Điều này cho thấy các ngân hàng thương mại sau M&A mặc dù đã nỗ lực trong công tác huy động vốn tiền gửi nhưng tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản vẫn ở mức thấp ngoại trừ ngân hàng SCB, Sacombank. Tuy nhiên tỷ lệ này thấp thì khả năng chi trả thanh toán của ngân hàng cao nhưng đồng nghĩa với hiệu quả hoạt động của ngân hàng thấp.

2.2.5.2. T l dư n cho vay trên tng tin gi

Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi giúp so sánh được khả năng cho vay và khả năng huy động vốn của NHTM, đồng thời giúp đánh giá được hiệu quả của vốn huy động. Theo tiêu chí Camels đối với các ngân hàng Mỹ thì tỷ lệ tổng dư nợ trên tiền gửi được yêu cầu ở mức ≤ 80%.

Bảng 2.23. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi của các NHTM sau M&A

Đơn vị: Tỷđồng Ngân hàng 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 LPB 49,72 55,62 66,65 66,39 83,45 76,50 78,44 95,39 102,69 SCB 112,68 111,32 60,51 67,51 66,59 75,27 76,93 78,43 76,18 SHB 73,38 84,30 84,47 78,90 109,10 94,38 96,34 102,29 HDBank 70,58 64,20 75,87 79,60 86,70 96,15 116,11 PVcombank 83,78 59,73 48,35 76,89 66,17 67,63 69,28 Sacombank 71,23 68,18 68,50 73,45 73,85 BIDV 105,98 99,68 98,77 99,91 100,25 Maritimebank 44,86 60,20 63,70 76,76 78,34

Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ Báo cáo thường niên của các NHTM sau M&A

Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi của các NHTM sau M&A có sự biến động qua các năm sau M&A. Tỷ lệ bình quân dư nợ cho vay trên tiền gửi của các NHTM sau M&A năm 2017-2019 được thể hiện dưới biểu đồ sau:

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.12. Tỷ lệ bình quân Dư nợ cho vay trên tiền gửi của NHTM sau M&A

Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ Báo cáo thường niên của các NHTM sau M&A

Theo tiêu chí Camels thì tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi được yêu cầu ở mức ≤ 80% và chiếu theo tiêu chuẩn này các ngân hàng vượt quá khung là SCB năm 2011 và 2012; SHB năm 2016 và 2017; BIDV năm 2015-2019; HDBank, SHB, Lienvietpostbank năm 2018 và 2019; trong đó BIDV là ngân hàng có tỷ lệ trung bình này lớn nhất 101,5%. Trong số các ngân hàng có tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi nằm trong khung Camels thì ngân hàng Maritimebank, PVcombank có tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn. Tỷ lệ này quá lớn và quá nhỏ đều không tốt cho hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ này lớn chứng tỏ dư Nợ cho vay tăng trưởng nhanh hơn tiền gửi, ngân hàng phải vay vốn trên thị trường liên ngân hàng hoặc bán chứng khoán do đó ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của ngân hàng. Ngược lại tỷ lệ này nhỏ chứng tỏ ngân hàng chưa sử dụng nguồn huy động cho vay, ứ đọng vốn điều này cũng làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam theo các tiêu chí Camels (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)