Năng lực quản lý M (Management)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam theo các tiêu chí Camels (Trang 106 - 109)

2.2.3.1. Tc độ tăng trưởng thu nhp

Tốc độ tăng trưởng thu nhập càng cao chứng tỏ năng lực quản lý điều hành của ban quản trị Ngân hàng càng hiệu quả, ngân hàng hoạt động ổn định và phát triển. Theo tiêu chí Camels của AIA Mỹ thì tốc độ tăng trưởng thu nhập phải ≥ 10% - 15%.

Bảng 2.16. Lợi nhuận sau thuế của các NHTM sau M&A ở Việt Nam

Đơn vị: Tỷđồng Ngân hàng 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 LPB 977 868 566 466 350 1.063 1.368 960 1.600 SCB 64 43 90 80 79 124 176 170 SHB 1.687 849 790 913 795 1.539 1.672 2.418 HDBank 217 476 630 914 1.954 3.202 4.020 PVcombank 21,5 166,8 56,3 37,0 91 87 157 Sacombank 647 88 1.181 1.790 2.454 BIDV 5.901 6.229 6.946 7.480 8.548 Maritimebank 116 140 112 868 1.043

Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính của các NHTM sau M&A

Bảng số liệu 2.16 cho thấy lợi nhuận sau thuế của các Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam có sự biến động, có sự khác biệt giữa các ngân hàng và lợi nhuận sau thuế tăng mạnh hơn vào năm 2019 ngoại trừ ngân hàng SCB. Trong số các ngân hàng thực hiện M&A thì BIDV, HDBank có lợi nhuận tăng dần từ khi M&A cho tới nay và đạt theo tiêu chí Camels. Lienvietpostbank, SCB, SHB là các ngân hàng thực hiện M&A vào thời điểm mà nền kinh tế Việt Nam đang gặp khó khăn, lạm phát tăng ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của ngân hàng nên lợi nhuận của các ngân hàng này có sự sụt giảm mạnh từ năm 2011, 2012 cho đến 2015 và sau đó tăng dần.

PVcombank lợi nhuận sau thuế có xu hướng gia tăng, tăng với tốc độ khá cao lớn hơn so với tiêu chuẩn của Camels ngoại trừ sự sụt giảm năm 2015, 2016. Sở dĩ có sự sụt giảm lợi nhuận này là PVcombank có sự đầu tư thiết bị công nghệ để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, mở rộng hoạt động ngân hàng nên chi phí hoạt động của ngân hàng tăng. Sacombank có sự sụt giảm mạnh năm 2016, sau đó tăng với tốc độ khá cao. Sự sụt giảm này là do thu nhập lãi thuần của Sacombank giảm mạnh, thu nhập lãi thuần giảm là do chi phí lãi tăng cao. Sacombank đã thực hiện không tốt việc huy động vốn để cho vay, vốn huy động thừa, huy động dài cho vay ngắn hạn nên dẫn tới chi phí lãi tăng, thu nhập lãi thuần giảm.

Xét lợi nhuận sau thuế của các Ngân hàng thương mại sau M&A trong những năm gần đây 2017-2019 có thể thấy:

Biểu đồ 2.6. Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của các NHTM sau M&A giai đoạn 2017-2019

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM sau M&A ở Việt Nam

Nhìn vào Biểu đồ 2.6 có thể thấy rằng lợi nhuận sau thuế của các Ngân hàng thương mại sau M&A năm 2017-2019 đều có sự gia tăng và tăng mạnh hơn vào năm 2019 ngoại trừ ngân hàng Maritimebank và các ngân hàng này đều có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận lớn hơn 10% - 15% theo tiêu chí Camels ngoại trừ SCB, PVcombank. Trong số các ngân hàng tăng trưởng năm 2019 thì ngân hàng SHB, SCB, PVcombank, Sacombank có tốc độ tăng mạnh. Điều này cho thấy hoạt động

- 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 9.000 2017 2018 2019

kinh doanh của các Ngân hàng thương mại sau M&A năm 2019 đã có những khởi sắc và đạt những kết quả tốt.

2.2.3.2. Tc độ tăng trưởng tín dng

Tốc độ tăng trưởng tín dụng càng cao chứng tỏ năng lực quản lý điều hành của ban quản trị Ngân hàng càng hiệu quả, ngân hàng hoạt động ổn định và phát triển.

Bảng 2.17. Dư nợ cho vay của các NHTM sau M&A

Đơn vị: Triệu đồng Ngân hàng 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 LPB 12.757 22.991 37.024 51.667 64.784 84.908 100.621 119.193 140.522 SCB 66.070 88.154 89.003 134.005 170.461 222.183 266.501 301.892 333.878 SHB 56.939 76.510 104.096 131.428 162.376 198.290 216.989 265.162 HDBank 44.030 41.992 56.558 82.224 104.505 123.131 146.324 PVcombank 41.126 42.383 40.363 49.765 58.688 69.604 78.506 Sacombank 185.916 198.859 222.949 256.623 296.030 BIDV 598.434 723.697 834.435 988.739 1.116.998 Maritimebank 28.091 34.667 36.212 48.762 63.359

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM sau M&A ở Việt Nam

Dư nợ cho vay của các NHTM sau M&A có sự tăng dần qua các năm ngoại trừ ngân hàng HDBank năm 2014, ngân hàng PVcombank năm 2015. Tuy nhiên tốc độ tăng không đều.

Dư nợ cho vay của các Ngân hàng thương mại sau M&A giai đoạn 2017-2019 được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ sau:

- 200000,0 400000,0 600000,0 800000,0 1000000,0 1200000,0 2017 2018 2019

Biểu đồ 2.7. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM sau M&A

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM sau M&A ở Việt Nam

Nhìn vào Biểu đồ 2.7 cho thấy giai đoạn 2017-2019 các NHTM sau M&A số dư nợ cho vay của các NHTM sau M&A đều tăng dần qua các năm. Ngân hàng có dư Nợ tín dụng cao nhất phải kể đến là ngân hàng BIDV, tiếp theo là SCB, Sacombank. Năm 2017 ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất là HDBank với tỷ lệ 27,1% và tiếp theo là SHB là 22,1% và cuối cùng là ngân hàng Maritimebank là 4,5%. Năm 2018 ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao là SCB, BIDV với tốc độ tăng trưởng tín dụng lần lượt là 13,28%; 18,49% và đến năm 2019 BIDV, SHB có tốc độ tăng trưởng mạnh hơn.

Như vậy, các NHTM sau M&A hoạt động tín dụng đã được cải thiện đáng kể, dư Nợ cho vay ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ rằng công tác quản lý điều hành hoạt động tín dụng có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam theo các tiêu chí Camels (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)