Bài học cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam theo các tiêu chí Camels (Trang 75 - 79)

Từ thực tế tại Việt Nam và kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của các NHTM tại các nước trên thế giới, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về các giải pháp nâng cao năng lực tài chính cho các NHTM Việt Nam:

Thứ nhất, kinh nghiệm quốc tế cho thấy nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém về năng lực tài chính của các NHTM là do sự tăng trưởng tín dụng nóng dẫn đến khủng hoảng tài chính tiền tệ. Thật vậy, việc tăng quy mô tín dụng thiếu kiểm soát không đi kèm với yêu cầu nâng cao năng lực tài chính và năng lực quản lý đã khiến các NHTM phải đối mặt với tình trạng nợ xấu gia tăng, chỉ vì chạy đuổi theo mục tiêu lợi nhuận bằng mọi giá nên các NHTM phải đánh đổi với chính sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của mình. Những nguy cơ tiềm ẩn này đã bùng nổ khi môi trường kinh tế vĩ mô có những dấu hiệu bất ổn. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng năng lực tài chính yếu kém đối với các NHTM Việt Nam trong thời gian vừa qua dẫn đến tình trạng một loạt các NHTM phải thực hiện các hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A). Chính vì vậy, rút kinh nghiệm từ các NHTM thế giới, các NHTM Việt Nam cần có chiến lược phát triển mang tính bền vững, không đánh đổi an toàn hoạt động khi theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Hơn nữa, để giảm rủi ro phát sinh từ hoạt động tín dụng thì bên cạnh việc sàng lọc và giám sát chặt chẽ trong cho vay cũng như nâng cao năng lực quản trị rủi ro, các NHTM Việt Nam nên đa dạng hóa hoạt động kinh doanh để giảm tỷ trọng cho vay trong danh mục tài sản có của ngân hàng. Tăng cường khai thác các hoạt động dịch vụ phi tín dụng để đảm bảo ổn định thu nhập là một hướng đi cần thiết đối với các ngân hàng. Bởi sự lệ thuộc quá lớn từ thu nhập hoạt động tín dụng, sẽ khiến các ngân hàng phải đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng quá mức trước sức ép về lợi nhuận để chi trả cổ tức cho các cổ đông theo xu hướng tăng quy mô vốn chủ sở hữu (Lã Quang Lâm, 2015).

Thứ hai, kinh nghiệm quốc tế cho thấy để nâng cao năng lực tài chính thì ngoài những nỗ lực từ chính bản thân các NHTM thì cần phải có thêm sự hỗ trợ từ Chính phủ và từ NHTW. Để làm được điều đó thì Chính phủ và NHTW Việt Nam cần phải:

-Cải cách khuôn khổ pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng như: hoàn thiện các Bộ luật, văn bản pháp quy về tiền tệ, tài chính, ngân hàng; tự do hoá lãi suất; ngừng hoặc giảm cấp tín dụng của Chính phủ cho những doanh nghiệp nhà nước làm

ăn không có hiệu quả thông qua hệ thống ngân hàng. Hoàn thiện cơ chế pháp lý theo hướng kiểm soát, giám sát chặt chẽ hoạt động của hệ thống ngân hàng, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế (Phan Thị Hằng Nga, 2013).

-Tháo gỡ các cơ chế chính sách, các định chế liên quan đến hoạt động tài chính về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro, tăng nguồn lực tài chính về quản lý nguồn nhân lực, tiền lương, tuyển dụng, về quản trị điều hành, về hạch toán kế toán theo thông lệ quốc tế; quốc hữu hóa các NHTM nhà nước; đa dạng hóa loại hình sở hữu ngân hàng…(Phan Thị Hằng Nga, 2013).

-Ngân hàng trung ương phải thực hiện tốt chức năng quản lý, giám sát cũng như “người cho vay cuối cùng” trong nền kinh tế. Những bất ổn trong hoạt động của hệ thống NHTM cần phải được phát hiện kịp thời để có những biện pháp hỗ trợ và điều chỉnh. Giải pháp xử lý chỉ là thứ yếu, điều quan trọng hàng đầu là ngăn chặn để giảm thiểu những hậu quả xấu nhất có thể xảy ra đảm bảo tính an toàn của hệ thống Ngân hàng Việt Nam (Lã Quang Lâm, 2015).

Thứ ba, kinh nghiệm quốc tế cho thấy tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu luôn là vấn đề đặt lên hàng đầu nhằm nâng cao năng lực tài chính cho các NHTM. Thật vậy:

Về vấn đề xử lý nợ xấu: thực tế cho thấy 2 hình thức xử lý nợ xấu thường được áp dụng thành công ở các nước trên thế giới mà các NHTM Việt Nam có thể tham khảo là: (i) Các NHTM tự xử lý nợ xấu trên cơ sở sử dụng quỹ dự phòng rủi ro hay xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ; (ii) Các NHTM có thể thực hiện bán nợ cho công ty mua nợ quốc gia. Với cách thức thứ nhất, hầu hết các NHTM Việt Nam đều sử dụng; tuy nhiên không phải NHTM nào cũng đủ khả năng để có thể tự xử lý được nợ xấu vì quy mô nợ xấu vượt quá sức của ngân hàng. Với cách thức thứ hai được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới như đã phân tích ở trên; tuy nhiên với Việt Nam mặc dù đã thành lập công ty quản lý tài sản VAMC nhưng hoạt động của công ty này chưa thực sự hiệu quả, do đó Chính phủ Việt Nam và NHTW cần hỗ trợ khuyến khích các NHTM thực hiện cách thức này để xử lý nợ xấu một cách tối ưu nhất vì các công ty mua nợ đều được thành lập dưới sự hỗ trợ của Chính phủ và với tính chất chuyên môn hóa trong việc xử lý nợ xấu, các công ty mua nợ sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết như thu hồi nợ, xử lý tài sản, chuyển nợ thành vốn góp… (Lã Quang Lâm, 2015).

Về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng: Chính phủ Việt Nam cần đề ra lộ trình chi tiết và cụ thể quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM như Thái Lan đã làm. Tuy nhiên,

cần chú ý những đặc thù riêng của hệ thống NHTM Việt Nam như: cơ chế bao cấp, hành chính; cơ chế nhà nước can thiệp sâu rộng vào hoạt động của hệ thống ngân hàng, độ trễ trong chính sách của nhà nước…Lộ trình tái cơ cấu phải được các NHTM báo cáo lên NHNN và chịu sự giám sát chặt chẽ của Chính phủ (Trần Lâm Vũ và Vũ Thanh Tùng, 2015).

Thứ tư, kinh nghiệm quốc tế cho thấy để nâng cao độ mở của thị trường tài chính qua đó nâng cao năng lực tài chính cho các NHTM thì cần có sự tham gia của các đối tác nước ngoài. Thật vậy, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới và linh vực tài chính ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng này. Mới đây, quy dịnh về việc nới “Room” cho các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực tài chính ngân hàng đang được trông đợi sẽ tăng tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước. Mức quy định là 30% như hiện nay chưa thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt đối với các NHTM đang trong quá trình tái cấu trúc, các nhà đầu tư nước ngoài cần được quyền tham gia vào quá trình điều hành quản trị để cơ cấu lại hoạt động của hệ thống NHTM (Lại Thị Thanh Loan, 2015).

Thứ năm, kinh nghiệm quốc tế cho thấy tăng vốn chủ sở hữu có thể nâng cao năng lực tài chính cho các NHTM. Việc tăng thêm vốn tự có cho NHTM có thể thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau như: từ các nguồn lực tài chính của chính bản thân ngân hàng, cổ phần hóa các NHTM, Chính phủ cấp thêm vốn điều lệ cho ngân hàng, các NHTM phát hành thêm cổ phiếu hay trái phiếu ra thị trường để tăng thêm vốn chủ sở hữu… trong đó biện pháp sáp nhập và mua lại ngân hàng (M&A) là một giải pháp tối ưu nhất khiến các NHTM nhanh chóng trở thành những ngân hàng, tập đoàn tài chính lớn mạnh.

TÓM TT CHƯƠNG 1

Trong chương 1 này, luận án đã trình bày được các nội dung sau:

V Tng quan các công trình nghiên cu, lun án đã trình bày được các ni dung sau:

Thứ tnhất, tluận tán tđã ttổng tquan tđược tcác tcông ttrình tnghiên tcứu về đánh giá năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại; tổng quan các công trình nghiên cứu về hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng (được thống kê chi tiết tại Phụ lục 01)

Thứ thai, tthông tqua tquá ttrình ttổng tquan tnghiên tcứu, ttác tgiả trút tra tkhoảng ttrống

tcần tnghiên tcứu ttiếp tcho tluận tán là nghiên cứu năng lực tài chính của các NHTM sau M&S ở Việt Nam theo các tiêu chí Camels.

V cơ s lý thuyết, lun án đã trình bày được các ni dung sau:

Thứ nhất, luận án đã trình bày được những nội dung chính về hoạt động M&A của ngân hàng thương mại (khái niệm về hoạt động M&A, phân loại M&A); những lợi ích và hạn chế của hoạt động M&A ngân hàng thương mại cũng như các phương thức thực hiện M&A của ngân hàng thương mại.

Thứ hai, dựa trên hệ thống các chỉ tiêu của tiêu chuẩn Camels, luận án đã trình bày được các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của các NHTM sau M&A theo các tiêu chí của Camels gồm 5 nhóm tiêu chí chính là: mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, năng lực quản lý, khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản, sự nhạy cảm với rủi ro thị trường. Đây sẽ là cơ sở để tác giả phân tích thực trạng năng lực tài chính của các NHTM sau M&A ở Việt Nam ở chương 3.

Thứ ba, ngoài ra luận án còn phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM sau M&A gồm nhóm nhân tố chủ quan và nhóm nhân tố khách quan. Đồng thời phân tích kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của các NHTM trên thế giới (Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản) từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam. Đây sẽ là căn cứ để tác giả đề xuất giải pháp ở chương 4.

CHƯƠNG 2

THC TRNG NĂNG LC TÀI CHÍNH CA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MI SAU M&A VIT NAM

THEO CÁC TIÊU CHÍ CAMELS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại sau M&A ở Việt Nam theo các tiêu chí Camels (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)