Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm gạch tuynel tại công ty cổ phần sành sứ xây dựng thăng bình (Trang 26 - 28)

Căn cứ vào quy mô sản xuất kinh doanh, đặc điểm ngành nghề và chức năng nhiệm vụ của công ty nên bộ máy quản lý phải bố trí phù hợp với loại hình doanh nghiệp theo chức năng nhiệm vụ chính được phân công như sau:

Giám đốc công ty: Với mô hình quản lý theo cơ chế một thủ trưởng nên giám đốc Công ty là người có quyền hạn cao nhất được Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh ký quyết định bổ nhiệm, là đại diện pháp nhân cao nhất cho Công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong khuân khổ pháp luật cho phép. Giám đốc Phó giám đốc Nhà máy sản xuất 1 T

ổ Tổ Tổ

Nhà máy sản xuất 2

T

ổ Tổ Tổ Phòng kế toán tài vụ Phòng kỹ thuật công nghệ Phòng tổ chức kế hoạch Phòng kinh doanh

Phó giám đốc công ty: Là người trợ giúp giám đốc điều hành trực tiếp việc sản xuất kinh doanh theo đúng kế hoạch, tiến độ giao hàng năm, đáp ứng đầy đủ các mặt hàng theo nhu cầu của thị trường và khách hàng. Phó giám đốc cũng là chủ tài khoản thứ hai đồng thời thay mặt cho giám đốc điều hành toàn bộ công việc.

Phòng tổ chức kế hoạch: Là bộ phận chuyên môn đặt dưới quyền điều hành của giám đốc và phó giám đốc. Phòng tổ chức kế hoạch có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc về việc điều hành quản lý nhân sư như điều động, phân bố, đề bạt cán bộ, nâng bậc lương, đào tạo tay nghề cán bộ công nhân viên. Điều hành giám sát an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, lao động tiền lương, công tác quân sự, bảo vệ, khen thưởng, kỹ thuật..., đồng thời thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động.

Phòng kinh doanh: Là phòng tham mưu nghiệp vụ tổng hợp chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc và phó giám đốc công ty. Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm trước giám đốc trong việc điều hành quảng cáo, tiêu thụ sản phẩm.

Có kế hoạch cung cấp đủ nguyên liệu, nhiên liệu, các loại vật tư đúng theo tiến độ sản xuất của từng nhà máy.

Ngiên cứu tham mưu cho giám đốc về chiến lược và chính sách kinh doanh của công ty trong từng thời điểm.

Quản lý điều hành có hiệu quả các nhà máy trực thuộc, đồng thời có kế hoạch xây dựng mạng lưới tiêu thụ đẩy mạnh bán hàng.

Đưa ra các chính sách tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi nhằm giữ vững thị trường hiện có và phát triển thêm thị trường mới, nhất là đối với mặt hàng gốm mĩ nghệ xuất khẩu.

Phòng kế toán tài vụ: Là bộ phận chuyên môn dưới quyền điều hành của Giám Đốc và Phó giám đốc công ty. Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước và pháp luật về hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của mình trong lĩnh vực quản lý tài chính của công ty. Phòng kế toán có trách nhiệm sau:

Tham mưu cho giám đốc về chế độ tài chính, chính sách tiền tệ, giá cả của nhà nước ban hành, các hoạt động tài chính của công ty.

Lập báo cáo quyết toán tài chính của Công ty trình Giám đốc và báo cáo cấp trên. Tổng hợp báo cáo số liệu nghiệp vụ theo định kì.

Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các nguồn vốn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như trong quá trình đầu tư phát triển.

Phòng kỹ thuật công nghệ: chịu sự điều hành trực tiếp của giám đốc và phó giám đốc công ty có trách nhiệm như sau:

- Kiểm tra và giám sát quy trình công nghệ, máy móc thiết bị, nhà xưởng, kho tàng.

- Nghiên cứu phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quy trình công nghệ sản xuất, cải tiến mẫu mã sản phẩm ngày càng hoàn thiện và đẹp hơn.

- Nghiên cứu áp dụng thí nghiệm các vật liệu mới thay thế nhằm giảm giá thành phẩm, sản phẩm.

Các nhà máy trực thuộc công ty: Đứng đầu là các giám đốc điều hành từng nhà máy. Là các đơn vị thuộc hoạch toán báo sổ, là đơn vị kinh tế trực thuộc công ty có tư cách pháp nhân không đầy đủ, được phân cấp hoạch toán kinh tế từng phần, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của giám đốc và phó giám đốc công ty, các đơn vị trực thuộc có nhiện vụ:

 Tổ chức điều hành toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình theo đúng kế hoạch của Công ty giao cho từng nhà máy.

 Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh mới đem lại hiện quả cho công ty.

 Quản lý sử dụng toàn bộ các nguồn lực do Công ty cung cấp

 Được quyền trực tiếp quan hệ, ký hợp đồng với các đơn vị kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm gạch tuynel tại công ty cổ phần sành sứ xây dựng thăng bình (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)