Giải quyết các xung đột phát sinh trong kênh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm gạch tuynel tại công ty cổ phần sành sứ xây dựng thăng bình (Trang 73)

● Giải quyết xung đột theo chiều ngang

Xung đột chiều ngang xuất hiện giữa các thành viên trong cùng cấp kênh như: xung đột giữa những nhà bán buôn, những nhà bán lẻ với nhau ... do các nguyên nhân như: yếu tố cạnh tranh và chế độ ưu đãi không đồng nhất giữa các trung gian, dẫn đến quyền lợi khác nhau.

Có thể nhận thấy xung đột giữa các thành viên cùng cấp kênh xuất phát từ sự không hài lòng về quyền lợi trong chính sách đãi ngộ. Để giải quyết, công ty phải sử dụng sức mạnh thừa nhận, phải để các thành viên nhận thấy rằng mức ưu đãi cao hay thấp là tuỳ thuộc sự cống hiến của họ. Công ty chỉ đưa ra mức độ sau khi đã đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi thành viên ở kỳ trước đó. Sự đánh giá của công ty phải khách quan và kết quả đánh giá phải thông báo công khai để tạo ra phong trào thi đua tích cực giữa các thành viên.

● Giải quyết xung đột theo chiều dọc

Xung đột theo chiều dọc xuất hiện giữa các cấp của kênh: giữa khách hàng với trung gian, giữa các trung gian với công ty hoặc giữa các cấp trung gian với nhau, do các nguyên nhân như: xung khắc về quyền lợi giữa cấp này với cấp khác, khi có thành viên không thực hiện đúng cam kết và sự khác biệt về nhận thức của các thành viên ở mỗi cấp.

Giải quyết xung đột này bằng cách qui định, phân cấp rõ quyền và trách nhiệm của từng cấp trung gian. Ví dụ: qui định mức chiết khấu của các trung gian rõ ràng (Nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đơn vị xây dựng), yêu cầu trung gian phải thực hiện, công ty có sự kiểm tra việc thực hiện đó. Nếu trung gian nào vi phạm, công ty có thể cắt giảm chiết khấu dành cho trung gian đó để tăng chiết khấu cho trung gian khác.

Ngoài ra công ty có thể sử dụng các sức mạnh của mình để giải quyết xung đột như:

- Sức mạnh tương thưởng: Là phần thưởng dành cho thành viên có hiệu quả hoạt động tốt hoặc để kích thích các thành viên hoạt động tốt hơn. Chẳng hạn: Phần thưởng, tặng phẩm vào các dịp lễ tết, ưu đãi về công nợ, nguồn hàng, hỗ trợ chi phí vận chuyển ...

- Sức mạnh cưỡng chế: Là các đòn trừng phạt của công ty đối với các thành viên khi họ không tuân theo các qui định của công ty, chẳng hạn: cắt nguồn hàng, chấm dứt tư cách trung gian trong kênh ...

Đặc biệt nên có sự kết hợp khéo léo giữa sức mạnh tương thưởng và sức mạnh cưỡng chế để vừa giám sát ràng buộc các thành viên lại vừa kích thích năng lực hoạt động của họ, và các sức mạnh này phải được sử dụng thường xuyên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm gạch tuynel tại công ty cổ phần sành sứ xây dựng thăng bình (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)