Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của luận án

Một phần của tài liệu Thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Trang 29 - 31)

6. Kết cấu của luận án

1.3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của luận án

1) Dòng vốn FPI vào Việt Nam trong thời gian 2007-2020 có đặc điểm như thế nào?

- Dòng vốn FPI tuy có những biến động thất thường, nhưng có xu hướng tăng lên trong cả giai đoạn 2007-2020.

- Sự tăng giảm của dòng vốn FPI vào Việt Nam giai đoạn 2007-2020 phù hợp với đặc điểm của dòng vốn này, đó là có tính thanh khoản cao, dễ bị đảo ngược, có tính bất ổn lớn, phụ thuộc nhiều vào các biến động kinh tế vĩ mô và thị trường bên ngoài.

2) Chính phủ Việt Nam đã quản lý dòng vốn FPI bằng cách nào và có hiệu quả không?

- Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp luật về quản lý hoạt động FPI: Công cụ chính sách, pháp luật mang tính định hướng và điều tiết quan trọng nhất cho các dòng vốn FPI. Các văn bản pháp luật cần có để điều chỉnh hoạt động FPI bao gồm luật đầu tư, luật chứng khoán, pháp lệnh quản lý ngoại hối, luật doanh nghiệp và các quy định khác

- Thực hiện các công cụ quản lý, ngăn ngừa rủi ro liên quan đến FPI: Chính sách tiền tệ, tỷ giá, dự trữ ngoại hối, thuế…

30

- Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát dòng vốn FPI: Áp dụng cơ chế quản lý, giám sát các định chế trung gian dựa trên rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế; Áp dụng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế; các hệ thống quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ, kiểm soát nội bộ theo thông lệ quốc tế. Áp dụng các hình thức kiểm soát vốn khác nhau như: các cơ chế và giám sát thận trọng, các biện pháp hành chính, các quy định về mức dự trữ bắt buộc không lãi suất đối với dòng vốn vào, đánh thuế các giao dịch…Áp dụng hệ thống thông tin để cảnh báo sớm các nguy cơ khủng hoảng từ dòng vốn FPI, sử dụng các chế tài xử phạt các hành vi gian lận, vi phạm quy định của pháp luật liên quan đến FPI.

- Các chính sách, biện pháp quản lý dòng vốn FPI vào Việt Nam giai đoạn 2007-2020 ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng được các mục tiêu thu hút dòng vốn này và hạn chế các bất ổn do đặc điểm của dòng vốn này mang lại.

3) Các vấn đề còn tồn tại trong thu hút FPI ở Việt Nam giai đoạn 2007-2020 là gì?

- Thu hút FPI: lượng vốn FPI tăng giảm thất thường, quy mô vốn nhỏ, thu hút phần lớn các nhà đầu tư châu Á, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chứng khoán và chứng chỉ quỹ.

- Quản lý dòng vốn FPI vào Việt Nam: Có xu hướng ngày càng quản lý tốt hơn, tạo sự minh bạch hoá hơn, có các biện pháp phòng vệ và phòng ngừa rủi ro tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập cần tiếp tục điều chỉnh: thống kê số liệu vốn FPI giữa các cơ quan không khớp, khó kiểm soát và đánh giá tình hình hoặc rủi ro xảy ra; còn chồng chéo; vi phạm thông tin công bố còn nhiều…

4) Việt Nam cần làm gì để có thể thu hút và quản lý vốn FPI hiệu quả hơn trong thời gian tới?

- Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các văn bản chính sách - Có định hướng dài hạn trong thu hút và quản lý vốn FPI

- Cần giải quyết hiệu quả những tồn tại, hạn chế trong thu hút và quản lý dòng vốn FPI trong thời gian qua.

31

Một phần của tài liệu Thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)