Định hướng phát triển thị trường chứng khoán và thu hút, quản lý vốn

Một phần của tài liệu Thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Trang 168 - 171)

6. Kết cấu của luận án

4.2.3. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán và thu hút, quản lý vốn

đầu tư gián tiếp nước ngoài ở Việt Nam thời gian tới

4.2.3.1. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán 2021- 2030 [100]

Thực hiện mục tiêu phát triển TTCK đồng bộ và thống nhất trong tổng thể hệ thống thị trường tài chính Việt Nam, gắn với thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế; hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, cơ cấu lại DNNN; nâng cao năng lực tài chính cho các doanh nghiệp, công ty, thành phần kinh tế tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư đặc biệt là dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, định hướng TTCK Việt Nam giai đoạn 2021- 2030 cần hướng tới:

Thứ nhất, nâng cao khả năng huy động vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp trên cơ sở hoàn thiện và phát triển cấu trúc TTCK.

169

dần từ cơ chế quản lý dựa trên chất lượng sang cơ chế quản lý dựa trên công bố thông tin đầy đủ; tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu hút và sử dụng vốn nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng của hàng hoá; tăng cường quản lý đối với cổ phiếu từng bảng cần thực hiện phân bảng niêm yết, điều kiện đăng ký và duy trì niêm yết. Đối với thị trường trái phiếu: hoàn thiện và thúc đẩy sự phát triển của thị trường TPCP, đưa nó trở thành thị trường tham chiếu chuẩn cho các thị trường khác, tiền đề cho phát triển thị trường TPDN trên cơ sở công khai minh, bạch hoá thông tin, nâng cao chất lượng hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm.

Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường thông qua các sản phẩm như: trái phiếu liên kết chỉ số (Index-linked notes), trái phiếu liên kết cổ phiếu (Equity-linked notes), các sản phẩm chứng khoán hoá…

Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Thứ hai, tăng tính hiệu quả của thị trường chứng khoán. Tăng cường hiện đai

hoá cơ sở hạ tầng, đổi mới toàn diện và đồng bộ hệ thống công nghệ trên tất cả các khía cạnh: hoạt động giao dịch, thanh toán bù trừ, quản lý và giám sát thị trường. Nâng cao chất lượng quản trị công ty tại các doanh nghiệp niêm yết phấn đấu đến năm 2025 đạt trên mức bình quân khu vực Đông Nam Á; Khuyến khích đầu tư dài hạn, cải thiện chất lượng cầu đầu tư phù hợp nhu cầu thị trường nhằm hướng tới cầu đầu tư bền vững. Phấn đấu đến năm 2025 đưa TTCK Việt Nam vào trong danh sách thị trường chứng khoán mới nổi theo tiêu chí phân hạng của tổ chức xếp hạng quốc tế.

Thứ ba, nâng cao năng lực, sức mạnh cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường và các hiệp hội, tổ chức phụ trợ. Từng bước lành mạnh hoá tình hình tài

chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo đúng quy định pháp luật. Hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm khuyến khích phát triển của các Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện, đa dạng hoá cấu trúc hoạt động của các quỹ, các kênh phân phối chứng chỉ quỹ. Phát huy cao độ vai trò các hiệp hội ngành chứng

170

khoán trong tư vấn và hướng dẫn thực thi chính sách.

Thứ tư, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi của các cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở cho phép UBCKNN theo đứng quy định của pháp luật.

Thứ năm, chuẩn bị tốt các điều kiện để hội nhập thị trường tài chính quốc tế theo lộ trình phát triển phù hợp thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu về an ninh tài chính. Xây dựng thị trường chứng khoán đủ sức cạnh tranh, hạn chế rủi ro, từng bước

thu hẹp khoảng cách về phát triển giữa TTCK Việt Nam với các TTCK khác trong khu vực và trên thế giới.

4.2.3.2. Định hướng thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Thứ nhất, thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài góp phần phát

triển thị trường chứng khoán. Thực hiện mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán theo cam kết WTO và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới phù hợp với điều kiện thực tế nhằm đảm bảo phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thứ hai, tập trung vào dòng vốn trung và dài hạn nhằm ổn định kinh tế vĩ mô,

kiểm soát lạm phát, cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế, tăng cường dự trữ ngoại hối, bổ sung vốn cho đầu tư phát triển, nâng cao khả năng phòng vệ của nền kinh tế. Đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN, tăng tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp theo lộ trình phát triển thị trường vốn, phù hợp với các hiệp định song phương và đa phương mà Việt Nam đã cam kết.

Thứ ba, xây dựng cơ chế, chính sách thông thoáng, cải cách thủ tục hành chính,

cơ cấu lại các trung gian tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận với thị trường chứng khoán Việt Nam. Sử dụng linh hoạt các đòn bảy kinh tế tài chính nhằm thu hút tối đa nguồn vốn gián tiếp ngước ngoài của các nhà đầu tư chiến lược.

Thứ tư, phân định rõ hoạt động đầu tư gián tiếp và trực tiếp; vốn đầu tư trực tiếp

171

có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sang công ty cổ phần.

Thứ năm, tăng cường giám sát và chủ động đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp

đối phó với biến động của các dòng vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là vốn gián tiếp đầu tư nước ngoài trước các cú sốc đối với nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Trang 168 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)