Chủ trương của Đảng về thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào

Một phần của tài liệu Thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Trang 160 - 164)

6. Kết cấu của luận án

4.2.1. Chủ trương của Đảng về thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào

tương lai.

4.2. Chủ trương, quan điểm và định hướng thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam tiếp nước ngoài tại Việt Nam

4.2.1. Chủ trương của Đảng về thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam Nam

Việt Nam thực hiện chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; cùng với hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thị trường, tự do hoá thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài luôn được Đảng ta thực hiện nhất quán xuyên suốt trong hơn 35 năm “đổi mới” kể từ đại hội VI (1986) cho đến nay. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài được coi là chủ trương lớn được thực hiện sớm và quyết liệt ngay từ đầu của quá trình đổi mới.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã xác định “phải có chính sách khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước ta dưới nhiều hình thức, nhất là đối với các ngành và cơ sở đòi hỏi kỹ thuật cao, làm hàng xuất khẩu. Đi đôi với việc công bố Luật Đầu tư nước ngoài cần có chính sách và biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và Việt kiều vào nước ta để hợp tác kinh doanh”. Đây thực sự là một sự thay đổi lớn về tư duy, tầm nhìn mang tính bước ngoặt về nhận thức, tư tưởng chỉ đạo đ với phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, công nhận kinh tế tư bản chủ nghĩa và đầu tư nước ngoài; là tiền đề quan trọng để xây dựng khung pháp lý cho hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Từ Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1991 đến Đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1996; mặc dù chưa xác định khu vực có vốn ĐTNN là một thành phần kinh tế trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam, nhưng hợp tác liên doanh giữa

161

kinh tế nhà nước và tư bản nước ngoài đã khẳng định khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đóng vai trò to lớn trong động viên về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lý. Thấm nhuần quan điểm này, chính sách đối với khu vực kinh tế có vốn ĐTNN chủ yếu hướng vào khuyến khích các nhà đầu tư liên doanh với các doanh nghiệp nhà nước, hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh tế ngoại trừ các lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng đối với nền kinh tế quốc dân và an ninh quốc phòng của đất nước.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nhấn mạnh: “thu hút vốn đầu tư nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục sự sự nghiệp CNH, HĐH phát triển đất nước”; Như vậy, lần đầu tiên Việt Nam đã khẳng định khu vực kinh tế có vốn ĐTNN được công nhận là một thành phần kinh tế với vai trò “hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm”. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 9 khoá IX đề ra nhiệm vụ: “phải chuyển biến cơ bản trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài”; chính sách thu hút ĐTNN phải tập trung vào nâng cao chất lượng ĐTNN thông qua thu hút các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư vào các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam đặc biệt là các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn.

Đại hội X của Đảng xác định: “Các thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn ĐTNN hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, bình đẳng trước pháp luật, cùng tồn tại và phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh” và “các doanh nghiệp có vốn ĐTNN là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được đối xử bình đẳng như các doanh nghiệp Việt Nam… Tăng cường thu hút vốn ĐTNN, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm (2006 - 2010). Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút vốn ĐTNN, hướng vào những thị trường giầu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn ĐTNN… Từng bước mở rộng

162

đầu tư gián tiếp của nước ngoài và chính sách hiệu quả hơn để thu hút kiều hối vào phát triển kinh tế”.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020 đã khẳng định: “thu hút ĐTNN có công nghệ hiện đại, thân thiện với mội trường và tăng cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước”, Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”. Như vậy, thành phần kinh tế có vốn ĐTNN được khẳng định và khuyến khích phát triển, các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan xen liên kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng trong một nền kinh tế hỗn hợp của Việt Nam.

Trong báo cáo chính trị tại đại hội XII của Đảng, chủ trương thu hút mạnh mẽ vốn ĐTNN càng được nhấn mạnh: “Nâng cao hiệu quả thu hút ĐTNN, chú trọng chuyển giao công nghệ, trình độ quán lý tiên tiến và thị trường tiêu thụ sản phẩm, chủ động lựa chọn và có chính sách ưu đãi đối với các dự án ĐTNN có trình độ quản lý và cộng nghệ hiện đại, có vị trí hiệu quả trong chuỗi giá trị toàn cầu, có liên kết với doanh nghiệp trong nước. Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp có vốn ĐTNN với các doanh nghiệp trong nước nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, gắn với chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; tiếp tục nghiên cứu, đàm phán, ký kết, chuẩn bị các điều kiện thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tham gia các điều ước quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư,… chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác cụ thể; két hợp hiệu quả ngoại lực và nội lực, gắn hội nhập kinh tế quốc tế với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ”.

Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 5/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương

Đảng khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững

163

tự do thế hệ mới nêu rõ: “Xác định gia tăng xuất khẩu, số lượng và chất lượng thu

hút ĐTNN, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế là các tiêu chí kinh tế trực tiếp để đánh giá kết quả hội nhập quốc tế về kinh tế”.

Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương

Đảng khóa XII đã nêu: “Thực hiện nhất quán một chế độ pháp lý kinh doanh cho các

doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế. Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật” [71].

Nghị quyết số 50-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 đã nêu rõ: Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận hợp thành

quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp; Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài phù hợp xu hướng phát triển, tiếp cận chuẩn mực tiên tiến quốc tế và hài hoà với các cam kết quốc tế, bảo đảm sự đồng bộ, nhất quán, công khai, minh bạch và tính cạnh tranh cao; Chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; Đa phương hoá, đa dạng hoá đối tác, hình thức đầu tư, đan xen lợi ích trong hợp tác đầu tư nước ngoài và kết nối hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước, phù hợp với định hướng cơ cấu lại nền kinh tế và mục tiêu phát triển bền vững; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an sinh, trật tự, an toàn xã hội và nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế [72].

164

Có thể thấy rằng từ Đại hội Đảng lần thứ VI của Đảng đến nay, những thay đổi cơ bản trong nhận thức về khu việc kinh tế có vốn ĐTNN là cơ sở quan trọng để Chính phủ bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách trong thu hút và quản lý nguồn vốn ĐTNN của Việt Nam. Từ khi Luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực năm 1988 đến nay, các văn bản pháp lý, chính sách về ĐTNN liên tục được bổ sung, sửa đổi điều chỉnh với phương châm xoá bỏ rào cản, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi đã tạo động lực quan trọng có các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức đầu tư ngày càng nhiều vào nền kinh tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Trang 160 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)