6. Kết cấu của luận án
3.2.2. Thu hút FPI trên thị trường chứng khoán
3.2.2.1. Lượng vốn FPI trên thị trường chứng khoán A) FPI trên thị trường trái phiếu
Thị trường trái phiếu chính phủ đang là kênh hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến 1/9/2011 các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng gần 8.000 tỷ VND trái phiếu chính phủ trên thị trường sơ cấp; trên thị trường thứ cấp giá trị giao dịch bán của các nhà đầu tư nước ngoài khoảng 14.000 tỷ đồng trong khi đó giá trị giao dịch mua đạt khoảng 20.000 tỷ đồng. Nói chung quy mô giao dịch trái phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng mạnh về lượng, nhưng tỷ trọng trong tổng giao dịch thị trường thì có phần giảm nhẹ. Theo số liệu thống kê đến cuối 2013, giá trị giao dịch trái phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài đạt xấp xỉ 153.000 tỷ đồng, so với năm 2012 tăng 57%. Theo UBCKNN, năm 2016, giá trị giao dịch trái phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài đạt 135.867 tỷ đồng (mua 74.328 tỷ đồng, bán 61.539 tỷ đồng); Năm 2018 giá trị giao dịch trái phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài đạt đạt 97.985 tỷ đồng (mua 48.387 tỷ đồng, bán 49.598 tỷ đồng); năm 2019, giá trị giao dịch trái phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài đạt 110. 609 tỷ đồng (mua 61.704 tỷ đồng, bán 48. 905 tỷ đồng); và năm 2020 giá trị giao dịch trái phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài đạt 108.468 tỷ đồng (mua 57.545 tỷ đồng, bán 50.923 tỷ đồng). Cân đối giá trị mua và bán trái phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán, giá trị đầu tư ròng của các nhà đầu tư nước ngoài năm 2016 đạt 12.789 tỷ đồng, 2020 đạt 6.622 tỷ đồng. Trong giai đoạn vừa qua, giá trị đầu tư ròng của các nhà đầu tư nước ngoài không ổn định, nhưng đều đạt mức giá trị dương (xem hình).
97
Hình 3.4: Giá trị giao dịch trái phiếu của nhà đầu tư nước ngoài giai đoạn 2016-2020 (tỷ đồng)
Nguồn: Uỷ ban chứng khoán nhà nước (2021), thông tin thị trường, thống kê thị trường chứng khoán.
Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tham gia rộng rãi hơn vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2017-2020, theo số liệu của Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI), quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp vượt xa mục tiêu 7% GDP vào năm 2020 mà chính phủ đã đặt mục tiêu trước đây, đạt mức 6,29% GDP năm 2017, tiếp tục tăng trưởng và đạt 14,43% GDP vào năm 2020 [63]. Lãi suất bình quân của trái phiếu doanh nghiệp năm 2020 là 9,9%/năm, kỳ hạn bình quân các trái phiếu phát hành là 4,3 năm, trong đó các doanh nghiệp bất động sản dẫn đầu về lãi suất huy động (10,5%/năm) [63]. Phần lớn trái phiếu được phát hành dưới hình thức phát hành riêng lẻ (chiếm 72% năm 2020) trong khi phát hành đại chúng chỉ chiếm 28% tổng giá trị trái phiếu được phát hành. Ngành phát hành trái phiếu lớn nhất là bất động sản (chiếm 30% giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành năm 2020), tiếp theo là ngân hàng (chiếm 30%), năng lượng (8%),
98
sản xuất (6%), còn lại là các ngành khác. Tuy nhiên, trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 3,1% tổng giá trị trái phiếu được phát hành năm 2019 và chiếm 1,2% năm 2020 [91].
Hình 3.5: Cơ cấu các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp (2019-2020)
Nguồn: Thu Thuỷ (2021), Doanh nghiệp niên yết huy động vốn kỷ lục từ trái phiếu, gấp hơn 6 lần từ cổ phiếu, Vietnambiz, 7/2/2021.
So với một số thị trường khu vực Đông Nam Á, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam trong GDP tính đến cuối năm 2020 vượt qua Philippin, Indonesia, nhưng thấp hơn nhiều so với Thái Lan, Malaysia. Trên thực tế, mặc dù quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã tương đối lớn trong tương quan với GDP, nhưng thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn mới phát triển khi thị trường sơ cấp chuyên biệt chưa hình thành, các nhà phát hành và trái phiếu của họ chưa được xếp hạng độc lập. Phần lớn các trái phiếu vẫn dưới hình thức phát hành riêng lẻ, người mua trái phiếu lớn nhất là các ngân hàng, còn thiếu vắng vai trò của các nhà đầu tư nước ngoài và các định chế tài chính đầu tư khác.
Sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng lớn trên thị trường trái phiếu một phần là do những chính sách mới đây của chính phủ, đặc biệt là những quy định về đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, không quy định về thời gian các đợt phát
99
hành riêng lẻ, quy định rõ người mua là các nhà đầu tư chuyên nghiệp, quy định rõ việc công bố thông tin trước ngày phát hành trong 1 ngày và yêu cầu cụ thể về mục đích sử dụng vốn trong các dự án, hoạt động kinh doanh, yêu cầu vốn điều lệ tăng lên trên 30 tỷ đồng khi phát hành trái phiếu ra công chúng (trước đây là trên 10 tỷ đồng)… theo các nghị định hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán 2019 và Luật doanh nghiệp 2020. Các sửa đổi này làm tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp khi mua trái phiếu doanh nghiệp, đồng thời phân biệt rõ ràng hơn giữa trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ và trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng.
B) FPI trên thị trường cổ phiếu
Quy mô vốn cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán luôn duy trì ở trạng thái mua ròng ở mức cao và được thực hiện chủ yếu trên thị trường giao dịch thứ cấp, thể hiện trên cả hai phương diện là: khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch.
Giai đoạn 2007-2009:
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO tháng 11/2006, cùng với Luật chứng khoán Việt Nam có hiệu lực 2007; kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng vượt bậc đạt 7,5%/năm; dòng vốn của các nhà tài trợ quốc tế đổ dồn vào Việt Nam (4,3 tỷ USD năm 2007); dòng vốn gián tiếp đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh, năm 2006 đạt 1,3 tỷ USD (tăng 861 triệu USD so với năm 2005), và năm 2007 đạt 5,6 tỷ USD. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam trên cả hai phương diện: khối lượng và giá trị giao dịch. Về khối lượng giao dịch năm 2007 các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 25,52% tổng khối lượng giao dịch thị trường; trong khi đó giá trị giao dịch cũng tăng mạnh đạt 82.936,698 tỷ VND, chiếm 31,53% giá trị giao dịch toàn thị trường năm 2007, tăng so với năm 2006 là 69,910,166 tỷ VND tương ứng với mức tăng 537%.
100
Bảng 3.1: Giá trị giao dịch cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007- 2016
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
Giá trị giao dịch cổ phiếu của NĐTNN Tỷ lệ mua và bán so với toàn thị trường (%) Tổng giá trị thị trường Tổng giá trị mua của NĐTNN Tổng giá trị bán của NĐTNN Giá trị mua ròng của NĐTNN 2007 263.054,062 52,955,316 29.981,382 22.973,934 31,53 2008 152.615,909 26.554,642 21.454,850 5.099,792 31,46 2009 423.651,017 34.409,559 31.699,806 2.709,753 15,28 2010 380.684,486 44.883,420 29.515,133 15.368,287 19,54 2011 147.612,621 27.625,289 25.488,618 2.136,671 35,98 2012 284.657,420 36.286,700 31.688,200 4598,500 23,88 2013 343.067,295 48.686,200 41.856,400 6.829,800 26,39 2014 732.579,938 74.973,100 71.283,900 3.689,200 19,96 2015 617.082,382 72.922,800 70.203,000 2.719,800 23,19 2016 727.108,652 95.681,349 102.347,878 -6.666,529 27,24
Nguồn: Uỷ ban chứng khoán nhà nước
Năm 2008- 2009, Việt Nam cùng các nước đều hứng chịu cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính cho vay dưới chuẩn của Mỹ. Các nước phát triển như: Mỹ, Nhật Bản, các nước thuộc EU đều có tốc độ
101
tăng trưởng kinh tế chậm lại. Hội nhập kinh tế sâu rộng, độ mở của nền kinh tế Việt Nam đã quá lớn, tăng trưởng kinh tế giảm sút do chịu ảnh hưởng không nhỏ của cuộc khủng hoảng; Điều này đã ảnh hưởng đến sự vận hành của thị trường chứng khoán thế giới nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng. Tâm lý lo ngại của cac nhà đầu tư nước ngoài, dòng vốn gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài giảm mạnh so với năm 2007. Số liệu năm 2008 và 2009 cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng bán ra là nhiều. Cụ thể: năm 2008 khối lượng mua vào là 481.439.423 cổ phiếu và bán ra là 433.684.395 cổ phiếu (tăng 93,7% so với lượng bán ra của năm 2007 là 223.883.240 cổ phiếu); về giá trị mua ròng giảm giảm 17.874.144 tỷ VND tương ứng với 77,8% so với năm 2007; Năm 2009, khối lượng mua vào là 738.715.925 cổ phiếu và bán ra là 704.416.300 cổ phiếu, so với năm 2008 khối lượng bán ra tăng 62,4% gấp 3,14 lần năm 2007; về giá trị mua ròng năm 2009 đạt 2.709,753 tỷ VND, giảm 46,9% so với năm 2008. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tài chính toàn cầu làm cho cac nhà đầu tư nước ngoài rút vốn, giai đoạn 2008-2009 mỗi năm nhà đầu tư nước ngoài rút khoảng 600 triệu USD khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam.
Giai đoạn 2010 – 2016: Sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam
cũng đã khởi sắc trở lại; lượng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào thị trường chứng khoán gia tăng cả về khối lượng và giá trị giao dịch. Năm 2010, khối lượng mua ròng đạt 270.230.636 cổ phiếu, giá trị giao dịch mua ròng đạt cao kỷ lục tới 15.368,287 tỷ VND; tuy nhiên do điều chỉnh của thị trường năm 2011 khối lượng bán của NĐTNN tăng từ 840.766.480 cổ phiếu đã tăng lên 2.317.802.743 cổ phiếu năm 2015, giá trị giao dịch mua ròng giai đoạn này đạt cao nhất vào năm 2013 với mức 6.829,8 tỷ VND do tổng quy mô giao dịch mua bán trên thị trường đạt 90.542 tỷ VND, tăng 33,2% so với năm 2012. Năm 2014, vốn đầu tư gián tiếp của ác nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán với tổng quy mô giao dịch mua bán đạt 146.257 tỷ VND, tăng 61% so với năm 2013; do các nhà đầu tư mua ròng đầu năm và bán ròng vào cuối năm đã làm cho giá trị mua ròng năm 2014 giảm mạnh so vói 2013 (giảm tới 46%). Năm 2015, khối lượng cổ phiếu mua ròng là 262.560.252 cổ phiếu giảm 11%, giá trị giao dịch mua ròng đạt 2.719,8 tỷ VND giảm 26,28% so với
102
năm 2014. Năm 2016, trước xu thế rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài tại các thị trường mới nổi, thị trường chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh bán ròng liên tục với giá trị giao dịch 6.666,529 tỷ VND (lần đầu tiên thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến hiện tượng bán ròng), với khối lượng giao dịch bán ròng gần 134 triệu cổ phiếu.
- Giai đoạn 2017-2020:
Từ năm 2017, theo sự phục hồi của kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam có bước tăng trưởng đáng khích lệ đạt tốc độ tăng trường kinh tế 6,81%, thị trường chứng khoán lại có bước chuyển biến tích cực, dòng vốn gián tiếp nước ngoài tăng mạnh, các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh mua vào với tổng giá trị 175.214 tỷ đồng; bán ra với giá trị 151.103 tỷ đồng. Năm 2018, cổ phiếu niêm yết của các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng lên, với tổng giá trị mua đạt 272.347 tỷ đồng; tổng giá trị bán là 231.103 tỷ đồng, và đạt giá trị ròng kỷ lục 41.244 tỷ đồng. Các năm 2019, 2020 giá trị đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào cổ phiếu niêm yết tiếp tục đạt mức cao, nhưng thấp hơn mức kỷ lục của năm 2018 (xem bảng).
Bảng 3.2: Giá trị giao dịch cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, giai đoạn 2017-2020
Thời gian
Cổ phiếu niêm yết Cổ phiếu ĐKGD
Mua Bán Ròng Mua Bán Ròng
Năm 2017 175.214 151.103 24.110 5.731 2.611 3.120 Năm 2018 272.347 231.103 41.244 12.298 9.652 2.646 Năm 2019 166.096 160.121 5.975 8.914 7.505 1.409 Năm 2020 192.342 207.647 -15.216 5.144 6.257 -1.114
Nguồn: Uỷ ban chứng khoán nhà nước (2021), Thông tin thị trường, Thống
103
3.2.2.2. Số lượng nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán
Từ khi Luật chứng khoán ra đời, quy mô về số lượng các nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng lên nhanh chóng. Trong 2 năm 2006-2007 khi thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn đầu hoạt động, số lượng tài khoản giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài đã tăng vọt, từ 436 tài khoản năm 2005 lên 2100 tài khoản năm 2006 và đạt 8441 tài khoản năm 2007, tăng 302% so với năm 2006. Tỷ trọng giá trị giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 11% chiều mua/bán vào năm 2005, tăng lên hơn 15% vào năm 2006 và tiếp tục tăng trong các năm 2007 và 2008.
Hình 3.6: Số lượng tài khoản các nhà đầu tư nước ngoài, giai đoạn 2004-2019
Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước 2020.
Trong giai đoạn 2008-2010, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tài khoản của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam không được cải thiện, chỉ dừng ở mức dưới 20.000 tài khoản/năm. Kể từ năm 2011, số tài khoản của các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu tăng trở lại, đặc biệt tăng cao từ năm 2015 trở lại đây. Năm 2015, số tài khoản của các nhà đầu tư nước ngoài đạt
104
17.877 tài khoản; năm 2016 đạt 19.353 tài khoản; năm 2017 đạt 22.294 tài khoản, năm 2019 đạt 32.215 tài khoản và năm 2020 đạt 35.071 tài khoản. Tốc độ tăng trưởng các tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài tăng ở mức trung bình 7,5%/năm.
Tính theo cơ cấu tài khoản của các nhà đầu tư nước ngoài, có thể thấy phần lớn các tài khoản đều thuộc về tài khoản cá nhân. Tài khoản của các tổ chức đầu tư nước ngoài không nhiều, cụ thể năm 2015 có 2656 tài khoản thuộc các tổ chức đầu tư nước ngoài, chiếm 14,8% tổng số tài khoản của các nhà đầu tư nước ngoài; năm 2017 tăng lên đạt 2865 tài khoản, chiếm 12,7% tổng số tài khoản của các nhà đầu tư nước ngoài và năm 2020 đạt 3937 tài khoản tổ chức, chiếm 11,2% tổng số tài khoản của các nhà đầu tư nước ngoài. Sự gia tăng của các nhà đầu tư có tổ chức (về số lượng tuyệt đối) trong những năm gần đây khẳng định sự phát triển bền vững, ổn định của thị trường chứng khoán Việt Nam; đồng thời chứng tỏ dòng vốn gián tiếp đầu tư vào Việt Nam ngày càng được các quỹ đầu tư chuyên nghiệp quan tâm và tác động quan trọng đến tái cơ cấu thị trường chứng khoán minh bạch. Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài thường là các nhà đầu tư mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường, bao gồm các công ty đầu tư, các quỹ đầu tư chuyên nghiệp. So với thời gian trước 2011, các nhà đầu tư nước ngoài có tổ chức đã tăng lên về số lượng tài khoản đầu tư, nhưng trong tổng số lượng tài khoản đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư có tổ chức vẫn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Điều này cho thấy, thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển chưa bền vững, bởi so với các thị trường phát triển như thị trường chứng khoán Mỹ, các nhà đầu tư có tổ chức thường chiếm tới 60% tài khoản của các nhà đầu tư nước ngoài, còn ở thị trường chứng khoán Hàn Quốc, các nhà đầu tư có tổ chức chiếm khoảng 30%. Sự hiện diễn của các quỹ đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt nam đã góp phần đa dạng hoá cơ cấu đầu tư trên thị trường chứng khoán, hướng tới phát triển hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức, góp phần giảm thiểu những bất ổn của thị trường do ảnh hưởng từ đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân nước ngoài.
105
Trong 10 năm qua, giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường