6. Kết cấu của luận án
2.2.1. Kinh nghiệm Trung Quốc
* Chính sách thu hút và quản lý FPI
Chính sách thu hút và quản lý FPI của Trung Quốc có thể chia làm 2 giai đoạn: trước khi gia nhập WTO (2001) và sau khi gia nhập WTO từ 2001 đến nay.
55
- Trước khi gia nhập WTO: Chính phủ Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ dòng vốn FPI thông qua hình thức giới hạn giao dịch và các biện pháp hành chính. Trong giai đoạn này, Trung Quốc ưu tiên cho dòng vốn FDI bởi đây là dòng vốn có xu hướng ổn định hơn. Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép mua cổ phần và các công cụ nợ định giá bằng đồng ngoại tệ trên cả hai thị trường nội địa và quốc tế, đồng thời chuyển vốn ra và vào Trung Quốc phải được sự chấp nhận của chính phủ. Trước năm 2001, chính phủ Trung Quốc đưa ra quy định giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là 30% và áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn, hạn chế ngoại hối, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc phải chuyển sang đồng nội tệ va đầu tư ra nước ngoài phải chuyển sang đồng nội tệ. Để kiểm soát chặt chẽ dòng FPI, Trung Quốc đã ban hành Điều lệ quản lý tạm thời phát hành và giao dịch cổ phiếu (năm 1993); Hướng dẫn chi tiết công bố thông tin công ty phát hành cổ phiếu (năm 1993); Biện phát nghiêm cấm lừa đào chứng khoán (1993); Thông báo về nghiêm cấm hành vi thao túng thị trường chứng khoán… Để thực hiện cam kết mở cửa thị trường theo quy định của WTP, Trung Quốc ban hành Luật chứng khoán năm 1998 và Luật chứng khoán sửa đổi năm 2005.
- Sau khi gia nhập WTO
Sau khi gia nhập WTO năm 2001, Trung Quốc đẩy mạnh việc cải cách thị trường vốn, ban hành nhiều biện pháp mang tính chất nới lỏng dần dòng vốn FPI. Tháng 10 năm 2005, Trung Quốc tiến hành sửa đổi Luật công ty và Luật chứng khoán (bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2006); thông báo về việc cải cách phân bổ quyền sử hữu cổ phiếu của các công ty niêm yết, theo đó cổ phiếu thuộc sở hữu nhà nước trước đây không được lưu thông trên thị trường đã được phép lưu thông. Tháng 3/2006, Uỷ ban chứng khoán Trung Quốc tập trung cho việc chuẩn mực hoá các hoạt động công ty niêm yết, tăng cường quản lý và giám sát các công ty niêm yết theo hướng phân định rõ cấp quản lý, quyền lợi và trách nhiệm, hỗ trợ hợp tác quản lý…Cuối năm 2006 Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng các quy định cho phép các công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Trung Quốc đại lục được chuyển vốn và lợi nhuận đầu tư về nước, giảm thời gian lưu vốn của các quỹ đầu tư nước ngoài tại đại lục từ một năm
56
xuống còn 3 tháng, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận với đồng nhân dân tệ và cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được dùng ngoại tệ để tham gia một số đợt phát hành lần đầu ra công chúng (IPO). Năm 2012, Trung Quốc cải cách cơ chế giám sát thị trường vốn; tiến hành sửa đổi Luật quỹ đầu tư; xây dựng Điều lệ quản lý giám sát công ty niêm yết…
Năm 2002, chính phủ Trung Quốc áp dụng Chương trình nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đủ điều kiện (QFII - Qualified Foreign Institutional Investor). Chương trình này cung cấp các nhà đầu tư nước ngoài được cấp phép chỉ định tham gia vào các sàn giao dịch chứng khoán của Trung Quốc đại lục thuộc Thâm Quyến và Thượng Hải, mà trước đây họ không được phép mua bán cổ phiếu trên các sàn giao dịch này. Loại hình đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài theo QFII là cổ phiếu niêm yết (không bao gồm cổ phiếu có nguồn gốc nước ngoài), trái phiếu kho bạc, trái khoán công ty, trái phiếu chyển đổi và các công cụ tài chính khác do Uỷ ban quản lý chứng khoán Trung Quốc (CSRC) phê duyệt. Để được cấp phép đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài phải xác nhận hình thức công ty xin cấp phép (công ty quản lý quỹ hay công ty bảo hiểm), số lượng ngoại tệ nhất định phải được chuyển đổi sang nội tệ, và một số biện pháp khác. Tính đến cuối năm 2007, Chính phủ Trung Quốc đã cấp phép cho 48 công ty nước ngoài với hạn mức 10 tỷ USD vào mua cổ phiếu A. Sau khi gia nhập WTO, chương trình QFII được thay đổi thành chương trình Renminbi QFII (RQFII) vào năm 2011, cho phép các nhà đầu tư tổ chức sử dụng Nhân dân tệ ở nước ngoài. (Nhân dân tệ được giữ trong các tài khoản bên ngoài Trung Quốc đại lục) để tiếp cận thị trường vốn của Trung Quốc. Thúc đẩy việc sử dụng thị trường nhân dân tệ nước ngoài thông qua RQFII là một phương tiện để phát triển hơn nữa và tăng chiều sâu của thị trường nhân dân tệ nước ngoài [4]. Năm 2012, Uỷ ban giám sát chứng khoán Trung Quốc, NHTW Trung Quốc và Cục quản lý ngoại hối Trung Quốc đã thống nhất nâng hạn ngạch đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài có giấy phép QFII từ mức 30 tỷ RM lên mức 80 tỷ USD. Năm 2018, Trung Quốc đã huỷ bỏ các giới hạn về hồi hương ngoại tệ của các quỹ đầu tư. Tháng 10 năm 2019, Trung Quốc loại bỏ tất cả các hạn chế về hạn ngạch đầu tư trong chương trình QFII, đơn giản hoá các thủ tục chuyển tiền vào Trung Quốc và chuyển thu nhập đầu tư ra nước ngoài.
57
Tháng 7/2012, các nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ thông qua việc QFII được tham gia thị trường trái phiếu liên ngân hàng Trung Quốc (CIBM). Tuy nhiên, phải đến năm 2015, CIBM mới mở cửa ngân hàng trung ương, các tổ chức tài chính quốc tế và các quỹ tài sản; năm 2016 tiếp tục mở rộng cho các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm và chứng khoán và các nhà quản lý tài sản.
Năm 2014, Trung Quốc thực hiện chương trình kết nối chứng khoán (stock connect) Thượng Hải – Hồng Kong với mục đích mở rộng khả năng tiếp cận của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường chứng khoán Trung Quốc. Chương trình này cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài, kể cả các nhà đầu tư được cấp phép hạn ngạch theo chương trình QFII quyền truy cập vào một loạt các cổ phiếu loại A được giao dịch trên thị trường chứng khoán Thượng Hải. Năm 2017, Trung Quốc tiếp tục thực hiện chương trình kết nối cổ phiếu (bond connect) với thị trường giao dịch tại Thâm Quyến – thị trường lớn thứ hai của Trung Quốc. Các nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu tối đa 10% cổ phần trong một công ty niêm yết trên sàn giao dịch và tỷ lệ sở hữu của các cổ đông nước ngoài tại công ty có thể lên tới 30% [15]. Hơn nữa, Trung Quốc mở rộng quyền tiếp cận cho các nhà đầu tư nước ngoài các sản phẩm tài chính khác nhau và các công cụ tài chính phái sinh. Trước đây, nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và các sản phẩm có thu nhập cố định trên thị trường liên ngân hàng. Vào tháng 7 năm 2017, Trung Quốc đã khởi động Chương trình Kết nối Trái phiếu, cho phép tất cả các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường trái phiếu CIBM. Vào tháng 9 năm 2020, các cơ quan quản lý đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp mua và bán trái phiếu giao dịch trên các sàn giao dịch trong nước. Từ năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài được phép giao dịch các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn, thực hiện các giao dịch ký quỹ, đầu tư vào các quỹ tư nhân, mua lại trái phiếu v.v.
58
Bảng 2.1: Cơ chế đầu tư giành cho nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường vốn Trung Quốc
QFII/RQFII CIBM Kết nối chứng khoán (Stock connect) Kết nối trái phiếu (Bond connect) Năm ban hành 2002/2011 2015 2014 2017 Loại hình đầu tư Tổ chức Tổ chức Tổ chức và cá nhân Tổ chức Chứng khoán đủ điều kiện Cổ phiếu và trái phiếu trong nước
Trái phiếu Cổ phiếu
trong nước Trái phiếu
Tổng hạn ngạch
Có Không Không Không
Quy trình phê duyệt
Khó khăn Khó khăn Đơn giản Đơn giản
Thanh toán bù trừ
Trong nước Trong nước Nước ngoài Nước ngoài
Bảo hiểm rủi ro ngoại hối
Có (*) Có Có Có
Ghi chú: Chương trình RQFII không cho phép bảo hiểm rủi ro ngoại hối
Nguồn: Bobby Lien and David Sunner (2019), Liberalisation of China’s porfolio Flows and the Renminbi, Reserve Bank of Australia Bullentin, September.
* Thực trạng thu hút và quản lý FPI
Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Trung Quốc ngày càng tăng cao, đặc biệt từ năm 2014 khi chính phủ ban hành Chương trình kết nối chứng khoán. Hình dưới đây cho thấy dòng vốn FDI và FPI vào Trung Quốc từ năm 2001 khi nước này gia nhập WTO. Theo hình dưới đây, dòng FPI vào Trung Quốc trong thời gian đầu gia nhập WTO bị hạn chế do các chính sách quản lý chặt chẽ của Trung Quốc. Từ năm 2006, khi Trung Quốc bắt đầu nới lỏng các quy định về công ty quản lý quỹ, quốc tế hoá đồng nhân dân tệ (RMB), dòng vốn bắt đầu tăng nhanh. Tuy nhiên, phải kể đến cuối
59
năm 2014, điều kiện thị trường Trung Quốc bắt đầu thay đổi rõ rệt, đồng RMB được nới lỏng hơn nữa, thì dòng vốn bắt đầu chảy vào Trung Quốc mạnh hơn. Đồng thời với đó, chính phủ chũng thực hiện nhiều biện phép kiểm soát vốn, kiểm soát tỷ giá hối đoái và khuyến khích đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Hình 2.1: Các dòng vốn đầu tư vào Trung Quốc và từ Trung Quốc ra nước ngoài (tỷ USD)
Nguồn: Bobby Lien and David Sunner (2019), Liberalisation of China’s
porfolio Flows and the Renminbi, Reserve Bank of Australia Bullentin, September.
Thị trường chứng khoán là nơi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư nhiều nhất ở Trung Quốc. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán chính phủ đã tăng lên đạt gần 8% vào năm 2018. Phần lớn lượng trái phiếu chính phủ Trung ương là do các tổ chức chính thức của nước ngoài nắm giữ (khoảng 70%), còn lại là do các ngân hàng và các tổ chức khác của nước ngoài nắm giữ [9].
60
Theo chương trình QFII, hạn ngạch đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Trung Quốc là 4 tỷ USD năm 2002, sau tăng lên 10 tỷ USD vào năm 2005, 30 tỷ USD vào năm 2007, 80 tỷ USD vào năm 2012, 150 tỷ USD vào năm 2013 và 300 tỷ USD vào năm 2019 [2].
Theo chương trình QQFII được thực hiện đầu tiên tại Hồng Kong vào tháng 12/2011 cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc bằng đồng nhân dân tệ Trung QUốc với hạn ngạch ban đầu là 20 tỷ NDT, sau đó được tăng lên 70 tỷ NDT vào tháng 4 năm 2012, 270 tỷ NDT vào tháng 11 năm 2012 và 500 tỷ NDT vào năm 2017. Chương trình này sau đó đã được mở rộng sang London và Singapore vào năm 2013. Tính đến tháng 5 năm 2020, 19 quốc gia hoặc khu vực pháp lý đã được cấp hạn ngạch RQFII với tổng trị giá 1,940 tỷ Nhân dân tệ. Đến tháng 6/2020, các hạn ngạch của QFII và RQFII đã được xoá bỏ.
- Chương trình CIBM: tính đến cuối năm 2020, đã có 468 doanh nghiệp FPI đầu tư thông qua chương trình CIBM với trị giá 3,25 nghìn tỷ NDT, chiếm khoảng 3,2% tổng số trái phiếu nắm giữ trong CIBM [2].
- Chương trình kết nối chứng khoán Stock connect:
Kể từ khi ban hành chương trình kết nối chứng khoán (stock connect) năm 2014 cho đến ngày 15 tháng 1 năm 2021, chỉ có 574 trong tổng số 1.846 chứng khoán được niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải và có 884 trong tổng số 2.361 chứng khoán được niêm yết trên thị trường chứng khoán Thâm Quyến là có đủ điều kiện để giao dịch theo Stock Connect. Tuy nhiên, nhờ Chương trình này, Trung Quốc đã trở thành địa điểm tìm kiếm lợi nhuận hấp dẫn cho nhà đầu tư. Tỷ lệ nắm giữ của nước ngoài đối với trái phiếu chính phủ Trung Quốc thông qua liên kết với Hồng Kông đã tăng hơn 900 tỷ CNY trong 11 tháng đầu năm 2020 [2].
61
Hình 2.2: Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Trung Quốc giai đoạn 2014 -2020
Nguồn: Nicolas R.Lardy and Tianlei Huang (2020), 20-17 China’s financial
opening accelerates, PIIE Peterson Insititute for International Economics, Policy Brief, Washington DC.
- Chương trình kết nối trái phiếu (Bond connect): Tính đến cuối năm 2020, 625 doanh nghiệp đầu tư gián tiếp nước ngoài đã tham gia CIBM thông qua Bond Connect so với 468 FII thông qua CIBM Direct [2].
Như vậy, tính trên cả thị trường trái phiếu và chứng khoán, đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đã tăng lên rất nhanh từ năm 2014. Tính đến tháng 7/2020, tổng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đạt khoảng 6000 tỷ RMB, trong đó đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán chiếm khoảng 45% tổng vốn FPI.
Vào tháng 4 năm 2019, trái phiếu chính phủ và trái phiếu ngân hàng chính sách Trung Quốc được ghi tên vào Chỉ số Trái phiếu Tổng hợp Toàn cầu của Bloomberg-Barclays (BBGA). Vào tháng 2 năm 2020, trái phiếu kho bạc Trung Quốc được ghi tên vào Chỉ số trái phiếu chính phủ JP Morgan – Thị trường mới nổi Đa
62
dạng hóa toàn cầu (JPM GBI-EMGD). Vào tháng 3 năm 2021, trái phiếu chính phủ Trung Quốc được ghi tên vào Chỉ số Trái phiếu Chính phủ Thế giới (WGBI) vào tháng 3 năm 2021. Những thành công trên đã khiến dòng vốn FPI vào Trung Quốc ngày càng nhiều hơn trong thời gian tới.