6. Kết cấu của luận án
4.1. Bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế
4.1.1. Bối cảnh quốc tế
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế thế giới trở nên khó đoán định
Đại dịch Covid19 bắt đầu từ Vũ Hán Trung Quốc năm 2019, lan rộng ra toàn cầu đang làm đảo ngược các dự báo trước đó về triển vọng phát triển của thế giới trong thập niên thứ 3 của thế kỷ XXI. Theo nghiên cứu dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) năm 2018, tăng trưởng kinh tế toàn cầu có xu hướng giảm và có thể kéo tăng trưởng của khoảng 70% số nền kinh tế trên thế giới chậm lại do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Trung – Mỹ. Trước cú số của đại dịch Covid-19, năm 2020 đã ghi nhận hàng chục nền kinh tế trên thế giới đồng loạt rơi vào suy thoái (như các nước: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Brazil, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapoe… trong đó Mỹ và châu Âu là nghiệm trọng nhất. Tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới trong quý II/2020 suy giảm tới 31,4% thấp nhất tính từ năm 1947, chấm dứt chuỗi tăng trưởng kéo dài 11 năm liên tục. Tâm điểm châu Âu, tình hình cũng không mấy sáng sủa, kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã làm GDP giảm mạnh tới 12,1%, mức giảm sâu nhất kể từ năm 1995 do lệnh phong toả nhằm ngăn chặn dịch bệnh Covid 19 làm đình trệ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; Tại châu Á, kinh tế Nhận Bản cũng lần đầu tiên rơi vào suy thoái kể từ năm 2015, dưới tác động của đại dịch Covid -19 kinh tế tăng trưởng âm trong hai quý liên tiếp, quý II/2020 kinh tế Nhật Bản giảm 28,8%. Đối phó với đại dịch các nước đã tung ra gói cứu trợ kích thích kinh tế đặc biệt lớn: tổng trị giá các gói cứu trợ của Mỹ hay Nhật Bản lên đến 20%GDP; Từ tháng 3/2020 hầu hết các ngân hàng lớn của các nước trên thế giới đều đồng loạt hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục. Đặc biệt nước Mỹ chi kính thích kinh tế lên tới gần 5.000 tỷ USD, Nhật Bản công bố ba gói kích thích có tổng trị giá 2.410 tỷ
151
USD, liên minh châu Âu đưa ra gói phục hồi trị giá 750 tỷ euro (tương đương 860 tỷ USD). Theo IMF nhận định tăng trưởng toàn cầu 2020 giảm -4,4%. Nhìn chung các nước đều tìm kiếm một giải pháp nhằm khôi phục tình trạng suy thoái kéo dài, nghiên cứu triển khai công nghệ hiện đại, công nghệ số vào hoạt động sản xuất, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước và cải thiện tăng trưởng của nền kinh tế.
Trong báo cáo cập nhật về triển vọng kinh tế thế giới đưa ra vào ngày 27/7/2021, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 có thể đạt 6% nhưng có sự chênh lệch lớn giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Các biến thể mới của vi rút SARS CoV-2 sẽ là mối nguy hại đối với kinh tế thế gới trong các năm tiếp theo, phụ thuộc vào chiến dịch tiêm chủng của mỗi quốc gia và các gói kích thích phục hồi kinh tế của mỗi chính phủ. Có thể nói, sự sụt giảm GDP toàn cầu của năm 2020-2021 do đại dịch Covid-19 được ví như sự sụt giảm lớn nhất kể từ cuộc Đại suy thoái toàn cầu, khiến tỷ lệ nghèo đói, thất nghiệp lan rộng, tầng lớp trung lưu bị thu hẹp lần đầu tiên kể từ những năm 1990, đồng thời làm nhiều nền kinh tế rơi vào suy thoái trầm trọng trong nhiều năm liền mới có thể phục hồi. Ngân hàng thế giới cảnh báo thế giới có thể bước vào “một thập kỷ tăng trưởng toàn cầu đầy thất vọng” nếu như không có những hành động khắc phục Đại dịch hiệu quả. Ngân hàng thế giới ước tính, sản lượng toàn cầu vào năm 2025 có thể thấp hơn 5% so với các năm trước đại dịch và tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể sẽ giảm xuống thấp hơn 2% trong thập kỷ thứ 3 của thế kỷ XXI so với mức giảm 2,5% trong những năm 2000 từ mức 3,3% trong thập kỷ trước đó.
Thứ hai, vị trí của các nền kinh tế lớn nhất trên thế giới sẽ thay đổi trong thập niên tới.
Theo đánh giá của IMF năm 2019, 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2019 (tính theo GDP danh nghĩa) là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Ấn Độ, Anh, Pháp, Italy, Brazil và Canada. Tuy nhiên, những dự báo mới nhất của các tổ chức quốc tế trong năm 2020 đã có nhiều thay đổi. Theo các nhà phân tích, vị trí thứ hạng của các nền kinh tế lớn nhất thế giới từ nay đến 2030 phụ thuộc vào 2 yếu tố: sự phục hồi của
152
các quốc gia sau. Đại dịch Covid19 và bối cảnh quốc tế trong thời gian tới. Vào năm 2020, sau 1 năm khủng hoảng kinh tế vì Đại dịch Covid, thứ bậc của 10 nền kinh tế đã có sự thay đổi, trong đó Mỹ vẫn giữ vị trí đứng đầu, tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, nhưng Ấn Độ đã tụt xuống hạng thứ 6 nhường cho Anh và Brazil bị loại ra khỏi vị trí Top 10 để nhường cho Canada lên hạng thứ 9 và Hàn Quốc vào vị trí thứ 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới (2020) [94]. Trung tâm nghiên cứu kinh tế và thương mại (CEBR) của Trung Quốc đưa ra một dự báo Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2028, sớm hơn dự báo 5 năm vì phục hồi sớm sau đại dịch Covid19. Dù Mỹ có thể phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch vào năm 2021 nhưng tốc độ tăng trưởng của Mỹ sẽ chậm xuống 1,9%/năm từ năm 2022-2024 và sau đó là 1,6%. Nhật Bản tiếp tục giữ vị trí là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới cho đến khi Ấn Độ vượt qua vào năm 2030 và Đức từ vị trí thứ 4 tụt xuống vị trí thứ 5 [47].
Thứ ba, những thay đổi cơ bản về tình hình và cục diện của nền kinh tế thế giới sau đại dịch Covid19.
Sự thay đổi tương quan sức mạnh của các nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tương lai ảnh hưởng đến tình hình và cục diện phát triển kinh tế thế giới. Nhiều hình thái phát triển của nền kinh tế thế giới bị thay đổi sau đại dịch, trong đó nổi lên vai trò rất lớn của cách mạng 4.0, trạng thái làm việc từ xa, tập quán và nhận thức xã hội, cải cách y tế, hình thức mới của chuỗi cung ứng toàn cầu, tái phân bổ các nguồn lực trong mỗi nền kinh tế và trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Đại dịch Covid 19 có thể làm một số ngành bị ảnh hưởng và có nguy cơ biến mất khỏi thị trường, nhưng cũng đặt ra cơ hội cho một số ngành khác phát triển.
Trong thời gian tới, toàn cầu hoá vẫn tiếp tục là xu hướng chủ đạo, khiến tỷ trọng thương mại và đầu tư trong GDP toàn cầu sẽ tăng trở lại khi kinh tế thế giới phục hồi. Với sự phục hồi mạnh mẽ của sản xuất công nghiệp ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, nền công nghiệp toàn cầu sẽ phục hồi. Đồng thời, với xu hướng gia tăng hoạt động trực tuyến và làm việc tại nhà, các công nghệ như rô bốt hoá, tự động hoá và kinh tế chia sẻ sẽ lên ngồi để phục vụ hình thái phát triển mới của sản xuất. CMCN
153
4.0 đã hỗ trợ các nước tự chủ vè sản xuất và cung ứng dịch vụ sản xuất; Thông qua các FTA và RTA thế hệ mới, nhiều liên kết kinh tế quốc tế mới được hình thành ở các cấp độ, quy mô và mức độ cam kết sau hơn trước. Ứng dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại đã giúp các nước thu hẹp khoảng cách về trình độ sản xuất, hoạt động thương mại ít lệ thuộc vào sự chi phối của các quốc gia lớn.
Thứ tư, vai trò của kinh tế số, kinh tế nền tảng.
Nền kinh tế số phát triển làm thay đổi phương thức quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh và các mặt của đời sống xã hội, có thể thay đổi mô hình tăng trưởng ở nhiều nước trên thế giới. Kinh tế số và kinh tế nền tảng điển hình như điện toán đám mây (cloud Computing), dự liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence 9 Al), chuỗi khối (blockchain), internet vạn vật (IoT), tự động hoá quy trình bằng robot (RPA) đang làm thay đổi các mô hình và phương thức kinh doanh mới. Trên thị trường tài chính tiền tệ, các mô hình và phương thức kinh doanh mới như ví điện tử, cho vay ngang hàng, huy động vốn cộng đồng, tiền kỹ thuật số đang phát triển rất nhanh và tạo ra nhiều thách thức đối với mô hình và hệ thống tài chính truyền thống. Nền kinh tế số đang bùng nổ trên toàn thế giới đang là nhân tố hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia; Hiện nay trên nền tảng công nghệ số của cuộc CMCN 4.0, hoạt động kinh tế số đã và đang thâm nhập vào mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội thông qua các ứng dụng như: Grab, Uber, giao tiếp trực tuyến nhờ Twitter, Instagram, Facebook.
Nhờ ứng dụng thành thành tựu của cuộc CMCN 4.0, các mô hình kinh tế đã và đang dịch chuyển từ mô hình tận dụng tài nguyên sang nền kinh tế tri thức, nền kinh tế xanh; các nền kinh tế dựa trên năng lượng tái tạo, vật liệu mới dần thay thế cho nền kinh tế khai thác và chế biến truyền thống đã làm giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Trên phạm vi toàn cầu và khu vực, tăng trưởng xanh đã đuộc đưa vào chương trình nghị sự của hầu hết các tổ chức, diễn đàn hợp tác quốc tế, chẳng hạn như: Liên hợp quốc, APEC, ASEM, G20, G7/G8, ASEAN, OECD…Trong nội bộ từng quốc gia, nhiều nước đã xác định tăng trưởng xanh là một trong những nội dung cơ bản của tái cơ cấu nền kinh tế.
154
4.1.2. Bối cảnh kinh tế trong nước
Theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030), nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030 thực hiện ba đột phá chiến lược, gồm: đột phá về thể chế, đột phá nguồn nhân lực, đột phá về hạ tầng. Việt Nam kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7%/năm. Trong đó, GDP/người thực tế giai đoạn này đạt 4.700 - 5.000 USD (năm 2020, GDP/người là 3.521 USD). Đến năm 2030, trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, GDP/người giá thực tế đạt khoảng 7.500 USD; mục tiêu năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao [35].
Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025) được thực hiện theo Nghị quyết số 16/2021/QH15, mục tiêu tổng quát là đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững trên cơ sở tăng trưởng ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn bình quân của 5 năm 2016-2020, đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Kế hoạch đề ra mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế; đồng thời đề ra 23 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó có 8 chỉ tiêu về kinh tế, 9 chỉ tiêu về xã hội và 6 chỉ tiêu về môi trường. Một số chỉ tiêu quan trọng là: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm đạt 6,5-7,0%; đóng góp của TFP vào tăng trưởng khoảng 45%, bộ chi NSNN khoảng 3,7% GDP, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 1-1,5%/năm… Về các chỉ tiêu kinh tế, Kế hoạch 5 năm (2021-2025) nhấn mạnh đến đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển kinh tế số, xã hội số; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế; cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp nhà nước, đến năm 2025 hoàn tất việc sắp xếp lại khối DNNN, xử lý yếu kém và thất thoát của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh, chi phí logistics, tỷ lệ đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân, tỷ lệ nội địa hoá.
155
Dựa trên Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, 10 năm của Việt Nam đến năm 2025, 2030, có thể đánh giá triển vọng phát triển của kinh tế Việt Nam trong 10 năm tới như sau:
Thứ nhất, Việt Nam tiếp tục đạt được mức tăng trưởng kinh tế nhanh, nâng cao vị thế và vai trò của mình trong khu vực và trên thế giới.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2010- 2020 vẫn duy trì ở mức cao 6,36%, năm 2020 do tác động của dịch Covid -19 nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đạt dương 2,91% và vẫn lọt vào top các nước có nền kinh tế phát triển cao nhất thế giới. Quy mô nền kinh tế nước ta đạt hơn 343 tỷ USD (theo quy mô GDP năm 2020 được đánh giá lại), vượt Singapore (337,5 tỷ USD) và Malaysia (336,3 tỷ USD); đưa Việt Nam trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ 4 [59] trong khu vực Đông Nam Á sau Indonesia (1.088,8 tỷ USD), Thái Lan (509,2 tỷ USD) và Philippines (367,4 tỷ USD) [93]. GDP bình quân đầu người giai đoạn 2011- 2020 tăng lên nhanh chóng từ 1.300 USD năm 2011 lên 3.521 USD năm 2020. Theo đánh giá của IMF, cuối năm 2020, tính nếu phương pháp ngang bằng sức mua, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 1.050 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt 10.000 USD. Đây thực sự là minh chứng cho thấy Việt Nam thành công trên con đường đổi mới. Mặc dù dịch bệnh, nhưng xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, duy trì tăng trưởng dương, xuất siêu hàng hoá giai đoạn 2016- 2020 liên tục tăng lần lượt là: 1,6 tỷ USD, 1,9 tỷ USD, 6,5 tỷ USD, 10,9 tỷ USD và 19,1 tỷ USD [93]. Việc ký các hiệp định thương mại tự do đã cho thấy độ mở của nền kinh tế Việt Nam ngày càng cao và mang lại tín hiệu tích cực cho phát triển kinh tế trong nước, phản ánh năng lực sản xuất trong nước, môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh được tạo thuận lợi và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa thực sự ổn định và bền vững. Nếu so với các nước phát triển đã thực hiện công nghiệp hoá thành công, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn chưa đạt yêu cầu của quá trình CNH, HĐH đất nước. Hàn Quốc tăng trưởng kinh tế bình quân 9,5%/năm (35 năm giai đoạn 1963-1997); Malaysia tăng trưởng bình quân 6,91%/năm (40 năm giai đoạn
156
1961- 2000); Trung Quốc tăng bình quân 9,87%/năm (34 năm giai đoạn 1983-2016); Thái Lan tăng 7,67%/năm (36 năm giai đoạn 1961-1996); Singapore tăng 7,83%/năm (40 năm giai đoạn 1961-2011); Hongkong tăng 7,65%/năm (36 năm giai đoạn 1962- 1997); Việt Nam tăng 6,75%/năm (38 năm giai đoạn 1991- 2018). Điều này cho thấy sự khó khăn yếu kém bên trong nền kinh tế, rủi ro và chất lượng tăng trưởng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.
Thứ hai, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện.
Trong những năm gần đây, chính phủ ban hành nhiều chiến lược và chính sách cải thiện môi trường đầu tư, kiên quyết loại bỏ những rào cản đối với hoạt động của doanh nghiệp, tăng cường sự ổn định và minh bạch hoá, tạo hành lang pháp lý đủ mạnh để bảo vệ doanh nghiệp, cắt giảm chi phí và chuyển đổi các hình thức doanh nghiệp cho linh hoạt. Những chính sách, chiến lược này đang làm thúc đẩy làn sóng khởi nghiệp, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân, tập trung cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, quyết liệt cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030 tạo nền tảng hỗ trợ cho doanh nghiệp hồi sinh, cụ thể là tập trung vào 6 nội dung chính: cải cách thể chế, cải