6. Kết cấu của luận án
3.2.1. Các giai đoạn của dòng vốn FPI vào Việt Nam từ 2007 đến 2020
Năm 2007 đánh dấu năm đầu tiên Việt Nam thực hiện Luật chứng khoán. Đây cũng là năm đầu tiên đánh dấu sự phục hồi của làn sóng FPI vào Việt Nam sau khi Việt Nam đã hoàn thiện được các chính sách, nghị định, luật lệ liên quan đến thị trường chứng khoán, trong đó có việc thành lập hai sở giao dịch chứng khoán ở TP Hồ Chí Minh (năm 2000) và ở Hà Nội (năm 2005). Kể từ khi làn sóng FPI đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam những năm đầu thập kỷ 1990 với 7 quỹ đầu tư từ nước ngoài với số vốn huy động khoảng 700 triệu USD. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á (1997-1998), phần lớn các quỹ đầu tư nước ngoài đã rút khỏi Việt Nam, chỉ còn duy nhất quỹ Vietnam Enterprise Investment Fund (VEIL) do Công ty Dragon Capital (Anh) quản lí. Làn sóng thứ hai được khởi động lại từ năm 2002, khi những nhà đầu tư nước ngoài thấy được cơ hội kinh doanh lớn từ quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) của Việt Nam, với sự xuất hiện của Quỹ Mekong Enterprise Fund, với số vốn 18,5 triệu USD. Đến cuối năm 2006, có hơn 20 quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập với tổng số vốn FPI vào Việt Nam trên 2 tỉ USD. Kể từ đó, dòng vốn này liên tục tăng nhanh. Cùng với việc thành lập các quỹ đầu tư tại Việt Nam, trong thời gian gần đây, số nhà đầu tư nước ngoài (cá nhân và tổ chức) đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam đang tăng nhanh. Theo số liệu
89
của Trung tâm Lưu kí Chứng khoán, đến ngày 3/3/2008, đã có 600 tổ chức và 9.200 cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã giao dịch [96]. Các nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia tích cực vào các DNNN cổ phần hoá, các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), mua trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp, tham gia vào thị trường bất động sản. Như vậy, năm 2007 được đánh dấu là cột mốc mới của làn sóng đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Kể từ năm 2007 đến nay, dòng vốn FPI vào Việt Nam có sự tăng giảm thất thường và bị đánh giá chưa phải kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế bởi sự trồi sụt liên tục của dòng vốn này. Các kênh chính của dòng vốn FPI vào Việt Nam là các nhà đầu tư tập trung vào các kênh tài chính có lợi nhuận cao như góp vốn vào doanh nghiệp, đầu tư trên thị trường chứng khoán, bất động sản. Có thể chia dòng vốn FPI vào Việt Nam từ năm 2007 - 2020 thành 5 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1 (2007-2009): Cơn bùng phát về dòng FPI trong năm 2006-2007 ở Việt Nam đã đưa năm 2007 là năm đỉnh cao của dòng FPI vào Việt Nam, ở mức 6,243 tỷ USD. Lý do của dòng FPI vào Việt Nam tăng mạnh trong năm 2006-2007 là các nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng cao vào triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bởi cuối năm 2007 Việt Nam nằm trong số các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong khu vực. Trong các năm 2005-2007, Việt Nam ban hành một loạt đạo luật, chính sách để tạo hành lang pháp lý cho thu hút FPI, đặc biệt là sau những cố gắng cổ phần hoá doanh nghiệp, thành lập Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (tháng 3 năm 2005), tạo ra khung hành lang pháp lý quan trọng đảm bảo cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng thiếu bền vững và sự bong bóng của nền kinh tế đã khiến dòng vốn FPI vào Việt Nam bắt đầu sụt giảm mạnh vào năm 2008 và năm 2009. Năm 2008, FPI vào Việt Nam chỉ đạt 578 triệu USD và năm 2009 đạt 128 triệu USD. Sự sụt giảm này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về nội tại nền kinh tế (lạm phát tăng cao khiến chính phủ phải có nhiều biện pháp điều hành nền kinh tế và kiềm chế lạm phát bằng tăng lãi suất cơ bản, thiếu hụt thanh khoản trong hệ thống ngân hàng, bong bóng bất động sản sụp đổ, nợ xấu tăng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm dần…) và các yếu tố bên ngoài
90
do những tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khiến các nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy. Chỉ số VN-Index giảm gần 70% giá trị trong tháng 8 năm 2008. Trong hai năm 2008-2009, thị trường chứng khoán Việt Nam bị coi là thị trường tồi tệ nhất thế giới. Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới 2008-2009, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam có dấu hiệu chững lại, khối lượng không nhiều, với khoảng 13.000 tài khoản giao dịch, trong đó có trên 1.200 tài khoản là của các tổ chức và quỹ đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm khoảng 1,5% số nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán [54]. Tuy nhiên theo các chuyên gia, mặc dù chứng khoán Việt Nam giảm nhưng Việt Nam vẫn là một trong các nền kinh tế mới nổi nhận được dòng vốn đầu tư dòng vào danh mục chứng khoán năm 2009.
- Giai đoạn 2 (2010-2013): đây là giai đoạn dòng vốn FPI vào Việt Nam phục hồi sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Năm 2010, FPI vào Việt Nam đạt 2,382 tỷ USD, sau đó giảm còn 1,064 tỷ USD năm 2011, phục hồi ở mức 1,263 tỷ USD năm 2012 và 1,386 tỷ USD vào năm 2013 trước khi giảm còn 93 triệu USD năm 2014. Sự phục hồi này sau khi sụt giảm mạnh vào các năm 2008, 2009 là do Hội nghị BCH trung ương lần thứ IV khoá XI năm 2011 đã đặt trọng tâm tái cơ cấu, sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và Đề án 929 của chính phủ năm 2012 để hiện thực hoá các nghị quyết của Đảng về tái cơ cấu và cổ phần hoá doanh nghiệp, tạo đà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài, là lực hút đối với các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài góp vốn cổ phần trong doanh nghiệp. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn này là động lực chính thúc đẩy phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Mặc dù phục hồi, nhưng nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này không thể tăng trưởng mạnh như giai đoạn trước năm 2007, với tốc độ tăng trưởng GDP cả thời kỳ 2011- 2014 chỉ là 5,61%/năm, ngang bằng với Malaysia. Thay đổi cơ cấu kinh tế chậm, khu vực nhà nước gặp nhiều khó khăn trong tiến trình cổ phần hoá, nền kinh tế phải nỗ lực giảm tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng sau khủng hoảng toàn cầu, các chỉ số kinh tế vĩ mô chưa được cải thiện vững chắc và ảnh hưởng nhiều đến động thái thu hút FPI vào Việt Nam trong giai đoạn này.
91
- Giai đoạn 3 (2014-2016): Mặc dù Luật đầu tư sửa đổi năm 2014 đã hình thành khung khổ pháp lý thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài, nhưng tình hình thu hút FPI trong giai đoạn này rất ảm đạm. Đây là giai đoạn dòng vốn FPI sụt giảm nghiêm trọng ở Việt Nam. Theo số liệu của IMF, tổng vốn FPI vào Việt Nam năm 2014 đạt 93 triệu USD và năm 2015 giảm còn 65 triệu USD [58]. Còn theo số liệu của Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2013 vốn FPI vào Việt Nam năm 2014 chỉ còn đạt 93 triệu USD, năm 2015 đạt 28 triệu USD [69]. Năm 2014 là năm Việt Nam chịu nhiều biến động từ tình hình khu vực và trong nước, trong đó có nhân tố biển Đông và sự đột biến của giá dấu thế giới. Theo đánh giá của UBCKNN, chỉ trong vòng 7 phiên, VN-Index đã giảm hơn 11%, rơi xuống mức thấp nhất 508,51 điểm, và đây được đánh giá là những phiên sụt giảm liên tục mạnh nhất kể từ tháng 8 năm 2012 [50]. Dự kiện giá dầu thế giới giảm cũng tác động chủ yếu đến thị trường thông qua quá trình định giá lại trển vọng cổ phiếu dầu khí và ảnh hưởng từ quy mô vốn hoá rất lớn của các cổ phiếu này. Ngày 20/22/1024, thông tư 36/2014/TT-NHNN đã quy định giới hạn cho vay và tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, trong đó có các quy định khắt khe hơn buộc các tổ chức tín dụng phải tuân thủ từ 1/2/2015 cũng khiến cho dòng vốn FPI vào thị trường chứng khoán bị xáo trộn bởi dòng tiền chảy vào buộc phải minh bạch. Những tác động trực tiếp của thông tư 36 đối với các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài bao gồm: giới hạn cho tay 5% vốn điều lệ đối với đầu tư kinh doanh chứng khoán; điều kiện cho vay phải đạt tỷ lệ nợ xấu dưới 3% cùng các quy định chặt chẽ liên quan đén cho vay công ty con, công ty liên kết…. Năm 2014 cũng chứng kiến việc chính phủ thực hiện nghị quyết 15/NQ- CP và Quyết định 51/2014/QĐ-TTG về cổ phần hoá 432 doanh nghiệp nhà nước. Các quyết định này tạo nên động lực cho việc giao dịch IPO hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước lớn như Vietnam Airline, Vinatex, nhưng đây mới chỉ là sự khởi đầu và chưa tạo ra làn sóng cổ phần mạnh mẽ trong năm 2014 và năm 2015.
- Giai đoạn 4 (2017 -2019): Đây là giai đoạn phục hồi mạnh mẽ của dòng vốn FPI vào Việt Nam. Diễn biến này phù hợp với tình hình kinh tế thế giới đang có những chuyển biến tốt, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2016, 2017 được đánh giá là khả quan hơn những năm trước đó, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi. Ở trong nước
92
tình hình kinh tế có nhiều khởi sắc, tăng trưởng kinh tế được cải thiện, cơ cấu thị trường tài chính có sự chuyển biến tích cực theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hệ thống tài chính tín dụng, tăng cường vai trò của thị trường vốn trong việc huy động vốn trong nền kinh tế. Chỉ số VN-Index của Việt Nam được cải thiện rõ rệt. Vào thời điểm cuối năm 2016, đầu năm 2017, nhiều chuyên gia đều nhận định rằng, chỉ số VN-Index sẽ dao động xung quanh mốc 800 điểm, thậm chí những nhận định khả quan nhất cũng chỉ dự báo đạt tới 850 điểm. Nhưng diễn biến thực tế của chỉ số VN- Index trong năm 2017 quả thực là tích cực vượt ngoài dự báo. Theo số liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến ngày 19/12/2017, chỉ số VN-Index đạt 951,42 điểm, tăng 43% so với cuối năm 2016. Chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 111,61 điểm, tăng 41,5% so với cuối năm 2016. Trước đó, có những thời điểm VN-Index đã vượt mốc 970 điểm - một con số kỷ lục trong gần 10 năm qua và có lẽ người lạc quan nhất cũng chưa từng nghĩ tới vào thời điểm đầu năm.
Năm 2017, làn sóng lên sàn của các doanh nghiệp lớn và các ngân hàng đã giúp thị trường tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô. Tính tới thời điểm 19/12/2017, mức vốn hóa của thị trường cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 3.360 nghìn tỷ đồng, tăng 73% so với cuối năm 2016, tương đương 74,6% GDP, vượt chỉ tiêu đặt ra cho năm 2020. Về quy mô giao dịch, ước tính chung 12 tháng đầu năm, tổng giá trị giao dịch bình quân phiên toàn thị trường đạt 13.870 tỷ đồng, tăng 46,3% so với bình quân cả năm trước, trong đó giao dịch trái phiếu đạt gần 8.890 tỷ đồng/phiên, tăng 38%; giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt gần 4.981 tỷ đồng/phiên, tăng 63%. Số lượng tài khoản của nhà đầu tư tiếp tục gia tăng (tính đến ngày 30/11/2017) đạt 1,9 triệu tài khoản (trong đó tài khoản nhà đầu tư nước ngoài đạt 22.114 tài khoản) tăng 11,1% so với cuối năm 2016. Giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì tạo ấn tượng khi duy trì con số kỷ lục mới. Chỉ tính đến cuối tháng 11/2017, tổng giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 31,4 tỷ USD, tăng 81,3% so với cuối năm 2016. Năm 2017, thị trường chứng khoán ghi nhận sự tham gia mạnh mẽ của dòng tiền khối ngoại. Trong khi hai quỹ ETFs ngoại lớn nhất thị trường ở trạng thái “rút ròng”, nhưng tính chung cả thị trường, khối ngoại vẫn duy trì lực mua ròng kỷ lục. Tính tới đầu tháng 12, khối ngoại đã mua ròng hơn 26 nghìn tỷ đồng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ
93
và hơn 18,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu. Khối ngoại không chỉ tham gia mua vào các cổ phiếu niêm yết mà dịch chuyển tích cực sang các cổ phiếu mới niêm yết, cổ phiếu thoái vốn, IPO hay M&A [85].
Nhờ những hành động quyết liệt trong vấn đề thoái vốn, IPO và M&A, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2017 nằm trong số 5 thị trường chứng khoán tăng trưởng hàng đầu thế giới và tăng trưởng cao nhất trong các chỉ số chứng khoán chủ chốt khu vực. Hoạt động thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp lớn chuyển biến mạnh, góp phần giảm thâm hụt ngân sách nhà nước. Mua ròng của khối ngoại trên thị trường chứng khoán cao nhất kể từ 2011 đến nay nhờ kinh tế vĩ mô ổn định, những cải cách quyết liệt, thị trường chứng khoán có thêm nhiều hàng hoá chất lượng và mặt bằng giá cả cổ phiếu hấp dẫn. Sự phục hồi của dòng vốn FPI trong năm 2017 khẳng định niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đã quay trở lại Việt Nam sau một thời kỳ tái cấu trúc thi trường chứng khoán một cách quyết liệt. Việt Nam đang chứng tỏ thực hiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh, đẩy mạnh công cuộc tái cơ cấu, cổ phần hoá và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy hơn nữa thị trường cổ phiếu, trái phiếu để tạo niềm tin lớn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Từ năm 2017, dòng vốn FPI vào Việt Nam liên tục phục hồi ở mức 1,889 tỷ USD (2017) lên 3,021 tỷ USD năm 2018, 2,995 USD năm 2019. Phần lớn sự phục hồi của dòng vốn FPI diễn ra thông qua các hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán và góp vốn, mua vốn cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài ở doanh nghiệp Việt Nam. Sự phục hồi này được đánh giá là do kinh tế vĩ mô được cải thiện đáng kể, Uỷ ban chứng khoán nhà nước có nhiều biện pháp nhằm đảm bảo tính minh bạch, công khai của các báo cáo tài chính kiểm toán của công ty đại chúng công bố ra thị trường. Trong giai đoạn này, nhiều doanh nghiệp lớn đã niêm yết do các cải cách quyết liệt từ chính phủ. Việc thoái vốn nhà nước và niêm yết các cổ phiếu vốn hoá lớn có nhiều chuyển biến tích cực, giúp thị trường chứng khoán thu hút được một lượng vốn lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài.
94
Hình 3.2: Dòng vốn FPI vào Việt Nam giai đoạn 2008-2018 (triệu USD)
Nguồn: Bùi Phú (2019, Dự án đầu tư nước ngoài đang nhỏ dần, Diễn đàn doanh nghiệp, 22/11/2019
- Giai đoạn 5 (từ 2020 đến nay): Sự phát triển trì trệ của nền kinh tế toàn cầu và những tác động tiêu cực của Đại dịch Covid-19 đã khiến dòng vốn FPI vào Việt Nam sụt giảm nhanh chóng. Tính từ ngày 1/1/2021 đến hết 25/5/2021, khối ngoại đã bán ròng 24.277 tỷ đồng chỉ tính riêng trên sàn HOSE. Nếu tính cả HNX và UpCOM, ước tính giá trị khối ngoại xả ròng lên đến gần 25.000 tỷ đồng. Đây là con số kỷ lục của khối ngoại bán ròng, cao hơn số bán ròng của khối ngoại trong cả năm 2020 (15.214 tỷ đồng). Trong khi đó những năm 2017, 2018, 2019 đều ghi nhận giá trị mua ròng từ nhà đầu tư nước ngoài [75].
95
Hình 3.3: Vốn FPI trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ tháng 1/2020 đến tháng 5/2021
Nguồn: An Nhiên (2021), Nhiều kỷ lục chấn động trên thị trường chứng khoán Việt, VNEconomy, 26/5/2021.
Cùng với dòng tiền FPI chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà