6. Kết cấu của luận án
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút và quản lý FPI
2.1.4.1. Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô
Nhà đầu tư nước ngoài thường tập trung vào một số nhân tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô của nước tiếp nhận đầu tư, cụ thể là: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tỷ giá hối đoái ổn định, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tỷ lệ dự trữ ngoại hối an toàn, sức khoẻ của hệ thống ngân hàng, tính thanh khoản của thị trường chứng khoán, lãi suất thực tế. Các nhân tố này có tầm quan trọng đối với nhà đầu tư gián tiếp bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất lợi tức mà họ sẽ nhận được khi đầu tư tại một quốc gia nào đó. Chẳng hạn, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tính thanh khoản cao của thị trường chứng khoán sẽ đặc biệt quan trọng đối với các nhà đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Hoặc mức độ thanh khoản cao của thị trường trái phiếu và tỷ lệ lãi suất thực tế sẽ ảnh hưởng đến các nhà đầu tư góp vốn cổ phần vào doanh nghiệp.
52
- Về tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đồng nghĩa với doanh thu và tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế cũng tăng lên, khiến các nhà đầu tư FPI có lợi từ các chỉ số kinh tế đó, và ngược lại.
- Lạm phát: tác động của lạm phát lên thị trường chứng khoán và dòng vốn FPI theo các khả năng sau: 1) Lạm phát tăng do tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, khiến dòng vốn FPI tăng lên; 2) Lạm phát tăng nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế không được cải thiện, dẫn đến sự giảm giá trên thị trường chứng khoán, làm FPI giảm; 3) Lạm phát tăng nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, khiến giá chứng khoán giảm mạnh và dòng FPI giảm mạnh.
Các lý thuyết nghiên cứu FPI tập trung chỷ yếu vào các yếu tố quyết định đầu tư gián tiếp nước ngoài. Phần lớn các nhà đầu tư gián tiếp tập trung vào các yếu tố quyết định lợi nhuận và cách chọn danh mục đầu tư, ở đó nhu cầu tìm kiếm các khoản đầu tư là vào những nơi có tỷ lệ hoàn vốn cao và tỷ lệ rủi ro thấp. Những rủi ro được các tác giả xác định ở đây là rủi ro tiền tệ và rủi ro lạm phát. Rủi ro tiền tệ là rủi ro phát sinh từ những thay đổi trong định giá tương đối của tiền tệ. Rủi ro lạm phát là rủi ro khi sự tăng giá hàng hoá và dịch vụ sẽ dẫn đến mất khả năng mua sắm. Các nhà nghiên cứu đầu tư gián tiếp nước ngoài cho rằng đa dạng hoá danh mục đầu tư là biện pháp chủ yếu nhằm giảm các rủi ro. Các nhà đầu tư nước ngoài thường có xu hướng đầu tư vào các thị trường mới nổi hoặc các thị trường gần gũi về mặt địa lý bởi nó dễ dàng hơn cho nhà đầu tư khi đa dạng hoá các khoản mục đầu tư và đạt được mức lợi nhuận thu được.
- Tỷ giá hối đoái: nhà đầu tư nước ngoài luôn có mục đích chuyển lợi nhuận thu được từ đầu tư về nước cùng hành vi chuyển đổi tiền tệ. Vì vậy, khi đồng nôi tệ có xu hướng tăng giá hay giảm giá đều có ảnh hưởng đến hành vi chuyển tiền của nhà đầu tư về nước.
- Các yếu tố khác như môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tỷ lệ dự trữ ngoại hối an toàn, sức khoẻ của hệ thống ngân hàng, lãi suất thực tế…. đều ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư gián tiếp ước ngoài. Phần lớn, các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài tập trung vào các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, tỷ lệ dự trữ ngoại
53
hối lớn và có hệ thống tài chính – ngân hàng tương đối phát triển (như khu vực Đông Á). Dòng vốn FPI ít tập trung vào các nước có tốc độ tăng trưởng thấp, kinh tế vĩ mô bất ổn định, hệ thống tài chính non trẻ, thị trường chứng khoán chưa phát triển.
2.1.4.2. Các yếu tố thuộc chính sách thu hút đầu tư của nước tiếp nhận
Các yếu tố về chính sách thu hút FPI bao gồm các khung chính sách và các quy định cụ thể của nước tiếp nhận.
- Xây dựng các thể chế, cơ chế để tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động kinh doanh, đầu tư, đặc biệt là các luật cụ thể như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật chứng khoán.
- Các cơ chế chính sách về quản lý ngoại hối.
- Các chính sách bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và tạo thuận lợi cho nhà đầu tư chuyển lợi nhuận về nước.
- Các chính sách tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động lưu chuyển vốn ra và vào để thực hiện đầu tư tại một quốc gia.
- Các chính sách hỗ trợ khác như: ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng công tác kế toán, công tác công bố thông tin; nâng cao chất lượng của hệ thống thanh toán, minh bạch hoá thông tin doanh nghiệp, cải cách hệ thống ngân hàng, tái cơ cấu đầu tư công…
- Các chính sách hội nhập, mở cửa thị trường, tự do hoá tài chính, tự do hoá dòng vốn đầu tư nước ngoài.
- Hội nhập quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế trong WTO và các hiệp định thương mại tự do đa phương, song phương, hội nhập quốc tế về tài chính… ảnh hưởng trực tiếp đến dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Cạnh tranh thương mại, xung đột nước lớn, mức độ hội nhập tác động đến doanh nghiệp, làm cho thị trường trong nước dễ bị tổn thương hơn, ảnh hưởng đến tỷ giá, từ đó ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và đầu tư gián tiếp nước ngoài.
54
- Toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại, đầu tư, tài chính làm tăng quy mô tiếp cận thị trường, đẩy mạnh quá trình dịch chuyển vốn ra nước ngoài, trong đó có vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Tự do hoá đầu tư thúc đẩy dòng vốn FPI vào các nước và khu vực. Nhờ có các hiệp định đầu tư song phương (BITs), các TNC được tự do hơn trong việc ra quyết định đầu tư, lựa chọn cách thức đầu tư và tăng nhanh lợi nhuận. Các nước nhận đầu tư cũng nhờ có BITs đã thu hút được hơn nhiều vốn đầu tư, công nghệ, kinh nghiệm quản lý... từ phía đối tác đầu tư, thúc đẩy sự liên kết sâu rộng hơn giữa các công ty địa phương với các chi nhánh của TNC. Tuy nhiên, tự do hóa đầu tư cũng đang tạo nên môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các quốc gia, các khu vực để cùng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Những nước không có những nỗ lực vượt bậc trong việc cải thiện môi trường đầu tư sẽ bị đẩy ra ngoài dòng vốn đầu tư đang được tự do hóa mạnh mẽ trên thế giới.
- Sự phát triển của thị trường tài chính thế giới ảnh hưởng lớn đến việc thu hút FPI của các nước. Do FPI có độ nhạu cảm lớn, có tính thanh khoản cao, nên bất kỳ một biến động bất lợi nào của tình hình kinh tế chính trị thế giới cũng có thể làm tháo lui dòng vốn này, như đã từng chứng kiến trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 hay cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2010.
- Chính sách phát triển kinh tế của các nước lớn trên thế giới hoặc của các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc cũng có tác động đáng kể đến dòng vốn FPI, tạo áp lực lên việc điều chỉnh chính sách tiền tệ, tài khoá của các nước tiếp nhận dòng vốn này.