6. Kết cấu của luận án
2.1.2. Thu hút dòng vốn FPI
2.1.2.1.Các chính sách, biện pháp thu hút FPI
- Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến vốn FPI Công cụ chính sách, pháp luật mang tính định hướng và điều tiết quan trọng nhất cho các dòng vốn FPI. Các văn bản pháp luật cần có để điều chỉnh hoạt động
41
FPI bao gồm luật đầu tư, luật chứng khoán, pháp lệnh quản lý ngoại hối, luật doanh nghiệp và các quy định khác:
Các văn bản pháp luật liên quan đến Luật đầu tư chủ yếu đề cập đến các vấn đề như: quy định tỷ lệ các ngành, các lĩnh vực nước ngoài được phép đầu tư, tỷ lệ quy định sở hữu vốn điều lệ, các quy định về chuyển quyền sở hữu cổ phiếu, các quy định về tỷ lệ góp vốn cổ phần doanh nghiệp trong từng lĩnh vực, các quy định về hình thức và lĩnh vực đầu tư, các quy định về thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư… Thông qua cơ quản chủ quản là Bộ kế hoạch và đầu tư, các luật lệ liên quan đến đầu tư gián tiếp nước ngoài cần được xây dựng và điều chỉnh theo các tiêu chí quy hoạch ngành đầu tư, lĩnh vực đầu tư, xác định nhu cầu vốn đầu tư, các kênh đầu tư trên thị trường chứng khoán hoặc góp gốn cổ phần doanh nghiệp hoặc các kênh khác.
Việc thu hút FPI đòi hỏi nước tiếp nhận đầu tư phải hình thành thị trường chứng khoán. Các văn bản pháp lệnh liên quan đến chứng khoán thường tập trung vào các hoạt động khuyến khích hoặc hạn chế mua, bán chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán, việc góp vốn cổ phần bằng ngoại hối (hoặc bằng đồng tiền nước tiếp nhận), các quy chế hoạt động của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán như số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài được mở, các quy định về mua bán, trao đổi ngoại tệ, chuyển tiền về nước, mở hoặc đóng tài khoản giao dịch, hoặc các quy định về tham gia đấu giá cổ phần doanh nghiệp, hoặc nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua bán cổ phần cổ phiếu trên thị trường tự do.
Quản lý ngoại hối liên quan đến FPI thường tập trung vào các quy định về mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để thực hiện các giao dịch ngoại hối liên quan, thu/chi trên tài khoản, kiểm soát chứng từ đối với các hoạt động giao dịch ngoại hối, các quy định về sử dụng đồng nội tệ trong tài khoản vốn FPI và một số giao dịch khác.
Việc xây dựng và ban hành các chính sách, luật pháp liên quan đến quản lý FPI cần thực hiện trên nguyên tắc đồng bộ, nhất quán, ít thay đổi, phụ hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế. Thực hiện tốt các luật này sẽ tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho việc quản lý và giám sát các hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài hoặc không gây cản trở cho việc thu hút và kiểm soát dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
42 - Phát triển thị trường vốn
Phát triển và điều tiết thị trường vốn là nhằm bảo vệ các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài, tăng tính thanh khoản của thị trường, khiến thị trường trở nên hấp dẫn hơn đầu với các nhà đầu tư. Phát triển thị trường vốn đòi hỏi trước hết phải phát hành đầy đủ các loại hàng hoá cho thị trường vốn như trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chuyển đổi, các loại chứng khoán phái sinh, các sản phẩm chứng khoán hoá tài sản, các khoản nợ. Để phát triển thị trường vốn mang tính cạnh tranh, cần hình thành các thị trường trái phiếu chuyên biệt, thành lập thị trường chứng khoán, phát triển đầy đủ các định chế trung gian, đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp.
Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng nguồn cung chứng khoán, nâng cao chất luọng quản trị công ty, quản trị rủi ro tại các tổ chức phát hành chứng khoán. Thị trường vốn cũng đòi hỏi phải đáp ứng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán theo thông lệ quốc tế, minh bạch và lành mạnh hoá các hoạt động của thị trường, hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao hiệu quả giám sát của nhà nước. Thị trường vốn của quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư cần đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế và có các chế tài xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trong hoạt động trên thị trường vốn.
2.1.2.2. Các tiêu chí đánh giá thực trạng thu hút FPI
Thu hút FPI được đánh giá qua các tiêu chí sau đây: 1) Lượng vốn FPI trên thị trường trái phiếu và cổ phiếu:
Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào cổ phiếu là hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư nước ngoài đầu tư bằng cách mua cổ phiếu của các doanh nghiệp, các tổ chức phát hành của một nước khác ở mức khống chế nhất định để thu lợi nhuận mà các chủ đầu tư không nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với tổ chức phát hành cổ phiếu. Hình thức này có ưu điểm là khi doanh nghiệp gặp rủi ro thì các chủ đầu tư nước ngoài ít bị thiệt hại vì vốn đầu tư được phân tán trong số đông những người mua cổ phiếu. Tuy vậy, hình thức này lại hạn chế khả năng thu hút vốn, kĩ thuật, công nghệ của chủ đầu tư nước ngoài vì có sự khống chế mức độ góp vốn tối đa, hiệu quả sử dụng vốn thường thấp.
43
Đầu tư gián tiếp nước ngoài qua trái phiếu là việc nhà đầu tư nước ngoài bỏ tiền mua trái phiếu ở nước ngoài để kiếm lời. Các tổ chức lớn như các Chính phủ và các tập đoàn là những người vay lớn nhất trong các thị trường trái phiếu quốc tế. Thay vì dựa vào một ngân hàng nào đó để vay tiền, họ sẽ phát hành các trái phiếu nhằm tăng quỹ tiền qua các đợt phát hành chứng khoán lớn để bán cho ngân hàng và các nhà đầu tư khác trên toàn thế giới. Một trái phiếu là một giấy cam kết nợ, tạo cho người giữ nó quyền nhận một số tiền tại một thời điểm, người vay hay người phát hành trái phiếu phải trả lại số tiền ban đầu đã vay, số tiền này được gọi là vốn gốc, phải trả lãi suất định kì để thưởng cho người mua trái phiếu để đầu tư.
2) Số lượng các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, bao gồm nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư cá nhân
Số lượng chứng khoán nhà đầu tư nước ngoài được mua thường bị khống chế ở một mức độ nhất định để không có quyền chi phối hoạt động của công ty. Thông thường tỷ lệ này là 10-25% vốn pháp định tùy theo từng nước. Ở Việt Nam, tỷ lệ này hiện nay không vượt quá 49% vốn điều lệ của công ty đại chúng hoạt động kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, trong đầu tư thì lợi nhuận lại luôn gắn với rủi ro, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại. Chính vì vậy các nhà đầu tư cá nhân luôn phải lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với khả năng cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của mình.
Nhà đầu tư có tổ chức hay còn gọi là các định chế đầu tư, thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Các tổ chức này thường có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư. Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp chính trên thị trường chứng khoán là các công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, các quỹ lương hưu và các quỹ bảo hiểm xã hội khác. Đầu tư thông qua các tổ chức đầu tư có ưu điểm nổi bật là có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.
44
3) Số lượng các quỹ đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán: quỹ đóng và quỹ mở:
Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn, quỹ đầu tư chứng khoán được tổ chức dưới hai dạng là: quỹ mở và quỹ đóng. Quỹ mở là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng phải được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư. Quỹ đóng là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng không được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư. Hay nói cách khác, quỹ đóng là khái niệm được dùng để chỉ số quỹ được phát hành chỉ duy nhất một lần, thông qua quá trình huy động vốn cho quỹ và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Hình thức này nhằm mục đích giúp cho việc huy động vốn (hay đóng quỹ), các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trong khi đó, quỹ mở được dùng cho số quỹ được hình thành với thời gian vô hạn. Sau đợt phát hành lần đầu ra công chúng, giao dịch mua/bán của nhà đầu tư được thực hiện định kỳ căn cứ vào giá trị tài sản ròng (NAV). Giao dịch này được thực hiện trực tiếp với công ty Quản Lý Quỹ hoặc tại các Đại lý chỉ định.
4) Lĩnh vực đầu tư của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài
FPI chủ yếu hoạt động dưới hai hình thức: thu hút FPI trực tiếp và thu hút FPI gián tiếp.
Thu hút FPI trực tiếp chủ yếu có hai hình thức: 1) Mua các chứng chỉ đầu tư nước ngoài tại thị trường nước ngoài; 2) Mua các chứng chỉ đầu tư nước ngoài tại thị trường tài chính trong nước.
Thu hút FPI gián tiếp có 3 hình thức: 1) Mua các trái phiếu châu Âu có quyền mua cổ phiếu; 2) Mua cổ phiếu của các công ty xuyên quốc gia; 3) Đầu tư thông qua các quỹ đầu tư.
Dựa trên các hình thức đầu tư gián tiếp được quốc tế quy định, tại Điều 5 thông tư 05/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam do Thống đốc Ngân
45
hàng Nhà nước ban hành thì hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các hình thức/lĩnh vực sau đây:
+ Góp vốn, mua, bán cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp Việt Nam chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam và không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp.
+ Góp vốn, mua, bán cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường đăng ký giao dịch (UPCOM) và thị trường chứng khoán niêm yết và không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp.
+ Mua, bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
+ Mua bán các giấy tờ có giá khác bằng đồng Việt Nam do người cư trú là tổ chức được phép phát hành trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán và các tổ chức được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư theo các quy định của pháp luật về chứng khoán; ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
+ Góp vốn, chuyển nhượng vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (không trực tiếp tham gia quản lý) trong các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
+ Các hình thức đầu tư gián tiếp khác theo quy định của pháp luật.
Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2021 và các nghị định hướng dẫn thực hiện Luật đầu tư (Nghị định 47/2021, thông tư 06/2019-TT- NHNN hướng dẫn thực hiện quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm rõ hơn các hình thức đầu tư, trong đó có hình thức mua cổ phần, góp cổ phần trong doanh nghiệp. Cho đến nay, tất cả các loại hình doanh nghiệp của Việt Nam (doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh đều có quyền bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài theo tỷ lệ sở hữu tối đa theo luật định. Nhà đầu tư nước
46
ngoài có thể mua cổ phần, góp vốn cổ phần, trực tiếp hoặc gián tiếp chuyển phần lợi nhuận được chia cổ thức và tiền gốc ra nước ngoài thông qua ngân hàng trong nước và nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Với tư cách là người nắm vốn cổ phần của doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia hoặc không tham gia các hoạt động quản lý và điều hành công ty; được hưởng nhiều quyền lợi và lợi ích khác như các nhà đầu tư trong nước.