sản của nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ nhất, Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã nêu rõ: Hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc công dân được làm tất cả những gì pháp luật khơng cấm. Tạo ra cơ sở pháp luật để cơng dân tích cực huy động mọi tiềm năng, nguồn lực và phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và góp phần làm giàu cho đất nước. Tạo ra môi trường pháp lý cho cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp với nguyên tắc của WTO và các cam kết quốc tế khác. Xây dựng một khung pháp luật chung cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, xoá bỏ đặc quyền và độc quyền kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư; từng bước thống nhất pháp luật áp dụng đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, xây dựng pháp luật cho việc tạo lập đồng bộ các thị trường. Tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất, từng bước mở rộng thị trường bất động sản cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài đầu tư ở Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với một trong những nhiệm vụ trọng tâm được thông qua tại Đại hội Đảng XIII: “Hoàn thiện đồng bộ hệ
thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh; cải cách tư pháp, tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội…”. Như vậy, khi hoàn thiện
ngoài phải đảm bảo sự đồng bộ với hệ thống pháp luật như pháp luật đất đai, pháp luật đầu tư, pháp luật nhà ở, pháp luật dân sự…. và gắn liền với cải cách tư pháp trong điều kiện hiện nay.
Thứ hai, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về điều kiện kinh
doanh BĐS của nhà đầu tư nước ngoài phải được hoạch định trên cơ sở thực tiễn.
Hiện nay, nền kinh tế nước ta tuy đã gần 30 năm đổi mới nhưng mới chỉ ra nhập WTO cuối năm 2006, đang đứng trước nhiều cơ hội và thuận lợi, đồng thời gặp khơng ít khó khăn và thách thức; kinh tế tuy tăng trưởng với tốc độ cao nhưng tính hiệu quả và bền vững trong phát triển vẫn đạt thấp, tỷ trọng đầu tư/GDP tuy cao nhưng đầu tư bất động sản lại được thực hiện trong điều kiện thị trường này mới chỉ bước đầu được hình thành. Thực tiễn này địi hỏi việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh BĐS của nhà đầu tư nước ngồi trong những năm tới khơng chỉ thực hiện theo các bước tuần tự mà phải được kết hợp với những bước đột phá cần thiết. Việc thực hiện quan điểm này nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước; phù hợp với quan điểm, đường lối, phát triển kinh tế - xã hội của Đảng “tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính
sách phát triển lành mạnh, bền vững thị trường bất động sản. Tăng cường sự quản lý, điều tiết của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Việc phát triển đô thị, các dự án kinh doanh bất động sản phải phù hợp với quy hoạch, nhu cầu của thị trường. Đẩy mạnh phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội để từng bước hoàn thiện điều kiện nhà ở của người dân” [23]; góp phần tăng cường thu
hút đầu tư, kinh nghiệm từ nước ngoài vào Việt Nam.
Thứ ba, việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về điều kiện
kinh doanh BĐS của nhà đầu tư nước ngoài cần quán triệt quan điểm chỉ đạo tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai của Nghị quyết 19-NQ/TW- Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành TW Đảng (Khoá XI) về tiếp
tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.
Thứ tư, chính sách phát triển thị trường bất động sản về mặt lý thuyết là
một hệ thống, đồng bộ, nhưng trên thực tế tại Việt Nam, mơi trường đó hiện đang đạt tính hệ thống, đồng bộ ở cấp độ thấp, gây ra những rào cản lớn đến chính sách phát triển thị trường bất động sản, đến tính hiệu quả và bền vững của sự phát triển này. Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh BĐS của nhà đầu tư nước ngoài trong những năm tới cần phải được tiến hành đồng thời cả về thể chế, chính sách và bộ máy quản lý nhà nước về thị trường bất đồng sản. Sự đồng bộ này khi có được sẽ tạo ra sự liên thơng, nhất qn trong tồn hệ thống, loại bỏ tình trạng khơng đồng bộ giữa quy định của pháp luật với quy định của chính sách hoặc bộ máy nhà nước và ngược lại.
Thứ năm, hoàn thiện các quy định của pháp luật về điều kiện kinh
doanh BĐS của nhà đầu tư nước ngoài phải gắn với xu hướng phát triển phát triển hiện nay.
Trong điều kiện nước ta chủ động hội nhập từng bước vào nền kinh tế quốc tế, bên cạnh những thuận lợi thì nền kinh tế nước ta cũng đứng trước khơng ít khó khăn, thách thức, trong đó có thách thức về sự cạnh tranh gay gắt về sản xuất, tiêu thụ hàng hố…. Để vượt qua được những khó khăn này, một trong những biện pháp đặt ra đó là nâng cấp cạnh tranh của nền kinh tế, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho hoạt động sản xuất – kinh doanh, trong đó hồn thiện các quy định về kinh doanh bất động sản của nhà đầu tư nước ngồi sẽ góp phần thực hiện được biện pháp này.