vụ bất động sản
Đối với các nhà đầu tư nước ngồi thực hiện dịch vụ mơi giới BĐS; dịch vụ sàn giao dịch BĐS nhằm mục đích sinh lợi bên cạnh những điều kiện nêu trên cũng phải tuân thủ về chứng chỉ nghề nghiệp trong hoạt động của mình. Các chứng chỉ đó chứng minh tư cách pháp lý của chủ thể kinh doanh và khả năng cung cấp các nghiệp vụ kinh doanh phục vụ khách hàng. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản
Môi giới BĐS là hoạt động kinh doanh dịch vụ bất động sản của các tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật. Theo đó, bên mơi giới làm trung gian cho các bên trong việc mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản và được hưởng tiền thù lao, hoa hồng theo hợp đồng
mơi giới. Dịch vụ mơi giới BĐS có tầm quan trọng đặc biệt, khơng thể thiếu của thị trường BĐS, góp phần thúc đẩy kinh doanh BĐS phát triển. Nhà đầu tư nước ngồi muốn kinh doanh dịch vụ mơi giới BĐS phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 62 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014, cụ thể:
- Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS phải có ít nhất hai người có chứng chỉ hành nghề mơi giới BĐS (khoản 1 Điều 62 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014). Yêu cầu bắt buộc các tổ chức kinh doanh môi giới phải nâng cao tính chuyên nghiệp, chính quy, nâng cao năng lực nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS.
- Đối với cá nhân kinh doanh dịch vụ mơi giới BĐS độc lập thì phải có chứng chỉ hành nghề mơi giới BĐS và phải đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Tránh tình trạng thời gian qua, nhiều cá nhân độc lập tùy tiện kinh doanh, tùy tiện treo biển hành nghề môi giới một cách tự phát mà khơng có đủ năng lực chuyên môn, không đăng ký kinh doanh, không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
Thứ hai, kinh doanh sàn giao dịch bất động sản
Như chúng ta đã biết, sàn giao dịch BĐS– chợ chuyên biệt, nơi trung gian thực hiện việc đưa hàng hóa BĐS giao lưu trong nền kinh tế thị trường, một nguồn hàng hóa giá trị cao, nhiều đặc thù và khá phức tạp trong các giao dịch. Vì vậy, để đảm bảo thực hiện tốt các vai trò đặt ra đối với sàn giao dịch bất động sản thì pháp luật kinh doanh bất động sản đặt ra các điều kiện cụ thể nhằm xây dựng “chợ” minh bạch về thông tin, chuyên nghiệp về cách thức tổ chức và thực hiện các giao dịch bất động sản, trong đó điều kiện về chủ thể được phép kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản nói chung và chủ thể là nhà đầu tư nước ngồi nói riêng là nội dung quan trọng.
Theo quy định tại Điều 69 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ bất động sản cần đáp ứng 02 điều kiện sau:
+ Nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải thành lập doanh nghiệp. Theo đó, điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 76/2015/NĐ-CP quy định rõ các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ BĐS theo Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 khơng buộc phải có mức vốn pháp định tối thiểu 20 tỷ đồng khi thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ BĐS;
+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề mơi giới BĐS; người quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề mơi giới BĐS. Sàn giao dịch BĐS là tổ chức có vai trị trung gian thực hiện kết nối người mua với người bán; người thuê với người cho thuê; người chuyển nhượng với người nhận chuyển nhượng; người cho thuê mua với người thuê mua. Và để thành lập và hoạt động Sàn giao dịch bất động sản đạt kết qủa tốt, cần người quản lý, điều hành sàn giao dịch BĐS. Pháp luật kinh doanh bất động sản đặt ra điều kiện người quản lý điều hành và bản thân thân trong doanh nghiệp phải có người chứng chỉ hành nghề mơi giới BĐS và nhằm đảm bảo hoạt động của sàn giao dịch BĐS vững về chuyên môn, chắc về tính pháp lý và chuyên nghiệp trong kinh doanh dịch vụ BĐS.
+ Sàn giao dịch bất động sản phải có quy chế hoạt động, tên, địa chỉ, cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động: Quy chế hoạt động là hệ thống các quy định mà mọi hoạt động của sàn giao dịch BĐS phải tuân thủ. Bao gồm những nội dung quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sàn giao dịch BĐS; về tổ chức bộ máy và hoạt động của các bộ phận của sàn giao dịch BĐS; quy định về chế độ quản lý tài chính của sàn giao dịch BĐS; về quan hệ với khách hàng trong khi giao dịch; quy định về thông tin BĐS đưa vào giao dịch; chế độ quản lý, cung cấp thông tin về BĐS, giao dịch tại sàn giao dịch BĐS. Quy chế phải được thông báo cho tất cả các thành viên tham gia được biết, tự nguyện chấp nhận và tuân thủ. Quy chế là căn cứ để
điều chỉnh mọi hoạt động của sàn giao dịch BĐS và người tham gia sàn giao dịch BĐS do doanh nghiệp xây dựng trên cơ sở của pháp luật.
Ngoài ra, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 cũng quy định về việc cần phải có cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động của sàn giao dịch BĐS tuy nhiên đến nay hệ thống văn bản dưới luật chưa được hồn thiện, có văn bản hướng dẫn cụ thể về điều kiện cứng đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật của sàn giao dịch BĐS.