b) Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần sản xuất thép Việt Đức.
2.2.2. Thực trạng nguồn VLĐ và tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ
2.2.2.1. Xác định nguồn VLĐ thường xuyên (NWC) của Công ty Cổ phần sản xuất thép Việt Đức
Công ty Cổ phần sản xuất thép Việt Đức là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thép xây dựng nên nguồn vốn của công ty phàn lớn là VLĐ . Do vậy việc lựa chọn nguồn tài trợ cho nhu cầu này cần được cân nhắc kỹ lưỡng, phải đưa ra những quyết định phù hợp với đặc điểm sử dụng của VLĐ của Công ty. Nếu việc tài trợ VLĐ bị gián đoạn hay thiếu hụt sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh, mất uy tín, thậm chí sẽ có thể dẫn đến phá sản.
Để thuận lợi cho việc xem xét sự biến động của Nguồn VLĐ, người ta phân loại Nguồn VLĐ theo thời gian huy động và sử dụng vốn. Theo tiêu thức này, Nguồn VLĐ được chia thành 2 loại là Nguồn VLĐ thường xuyên (còn gọi là VLĐ thuần-NWC) và Nguồn VLĐ tạm thời.
Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp là nguồn vốn huy động có tính chất ổn định và dài hạn để hình thành các tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn VLĐ thường xuyên đem lại sự an toàn và ổn định cho tài chính của doanh nghiêp.
Để có cái nhìn tổng quan về nguồn vốn kinh doanh và nguồn VLĐ của Công ty Cổ phần sản xuất thép Việt Đức ta đi xem xét bảng 2.4 : Bảng chỉ tiêu phản ánh tình hình tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ
Nguyễn Thị Hà Vy CQ54/11.13
Bảng 2. 6. Bảng chỉ tiêu phản ánh tình hình tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Nguồn vốn dài hạn 595,424 629,286 719,961 33,862 5.69 90,675 12.60 a. Nợ dài hạn 6,310 2.491 26,883 (3.891) (153,31) 24,392 90.73 b. VCSH 589,114 626,795 693,081 37,681 6,4 66,286 9,56 2. Tài sản dài hạn 351,805 110,341 49,564 (241,464) (218,8) (60,777) (- 122,6) 3.NWC=(1)-(2) 243.619 518.873 670.400 275,254 53,05 151,527 22,60
(Nguồn: Tính toán dựa trên BCĐKT năm 2017 -19 của Công ty)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, NWC của 3 năm 2017, 2018 và 19 đều dương và có xu hướng tăng, năm 2018 đạt 518.873 triệu đồng, tăng 275,254 triệu đồng so với năm 2017 với với tỷ lệ tăng là 53,05%. Chứng tỏ nguồn vốn dài hạn của công ty vừa tài trợ cho tài sản dài hạn vừa tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Chính sách tài trợ của DN đảm bảo nguyên tắc cân bằng về tài chính, và được điều chỉnh theo xu hướng đem lại sự an toàn trong ngắn hạn nhưng các nhà quản trị phải cân nhắc đến tính hiệu quả trong sử dụng nguồn tài trợ. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến:
+ Năm 2017 nguồn vốn dài hạn của Công ty huy động là 595.424 triệu đồng, sang đến năm 2018 là 629.214 triệu đồng tăng 33,790 triệu đồng và với tỷ lệ tăng 5,37% so với năm 2017. Sang đến năm 2019 vốn dài hạn 719.964 triệu đồng tăng 90,750 triệu đồng và với tỷ lệ tăng là 12,60% do với năm 2018.
+ Nợ dài hạn của Công ty năm 2017 là 6,310 triệu đồng sang đến năm 2018 giảm còn 2.491 triệu đồng, giảm so với 2017 là (3.891) triệu động với tỷ lệ giảm (153,5%) so với năm 2017. Nhưng sang đến năm 2019 nợ dài hạn của Công ty
Nguyễn Thị Hà Vy CQ54/11.13
tăng lên 26,883 triệu đồng tăng so với năm 2018 là 23.942 đồng tương ứng với 98,06% . Nguyên nhân là do trong năm 2019 công ty tiến hành tái cấu trúc nguồn vốn đầu tư vào máy móc thiết bị cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng kinh doanh tăng doanh thu lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới
Ưu điểm của mô hình tài trợ này là giúp tạo ra mức độ ổn định và an toàn tài chính cao cho Công ty trong kinh doanh, tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn Công ty sẽ phải chịu chi phí sử dụng vốn cao hơn. Hơn nữa, NWC đang có xu hướng gia tăng dẫn đến làm tăng chi phí sử dụng vốn và giảm hiệu quả kinh doanh trong dài hạn, đặc biệt trong điều kiện mặt bằng lãi suất cao. Bên cạnh đó, DN cũng phải chịu nhiều ràng buộc về mặt pháp lý và áp lực sinh lời.
2.2.2.2. Thực trạng nguồn VLĐ tại Công ty Cổ phần sản xuất thép Việt Đức
Để đánh giá tình hình mức độ tài trợ vốn đã phù hợp chưa, ta xem xét bảng số liệu sau:
Nguyễn Thị Hà Vy CQ54/11.13
Bảng 2. 7. Bảng cơ cấu và sự biến đông nguồn VLĐ của Công ty
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ lệ(%)
A. VLĐ 1,446,282 100 1.123.483 100 1.391.425 100
B. Nguồn VLĐ 1,446,282 100 1.123.483 100 1.391.425 100
I. Nguồn VLĐ thường xuyên 2,510 ,366 100 1.803.942 100 2.380.799 100
1.Tài sản ngắn hạn 1,377,183 54,86 1,013,169 56,16 1,341,866 56,44
2. Nợ ngắn hạn 1,133,565 45,14 790,773 43,84 1,038,933 43,65
II. Nguồn VLĐ tạm thời 341.879 100 324.754 100 1.033.000 100
1.Phải trả người bán 298,654 87,35 281,692 86,74 342,816 33,81
2. Người mua trả tiền trước 455 0,13 2,063 0,63 347 0,03
3. Thuế và các khoản phải nộp
NN 4,804 1,40 1,687 0,52 12,049 1,16
4. Phải trả người lao động 10,233 2,99 10,787 3,32 12,941 1,25
5. Quỹ khen thưởng phúc lợi 26,791 7,83 27,428 8,44 33,703 3,26
6. Các khoản p.trả ngắn hạn khác 942 1,30 1,097 0,35 767 0,07
7. Vay và nợ thuê tài chính ngắn
hạn - - - 630,377 60,42
Nguyễn Thị Hà Vy CQ54/11.13
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tính đến ngày 31/12/2017 nguồn vốn đầu tư cho tài sản lưu động của công ty là hơn 1.446.282 triệu đồng, năm 2018 là 1.123.483 triệu đồng giảm 322.799 triệu đồng so với thời điểm đầu năm là đồng tương ứng với mức giảm là - 28,73%. Đi sâu vào phân tích ta thấy:
⮚ Nguồn VLĐ thường xuyên cuối năm 2017 là 2.510.366 triệu đồng sang đến năm 2018 là 1.803.942 triệu đồng giảm so với năm 2018 là 706,424 triệu đồng so với năm 2017. Sang đến năm 2019 nguồn vốn lưu động thương xuyên tăng lên 2.380.799 triệu đồng tăng 576.876 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 24,23% so với năm 2018. Nguồn VLĐ thường xuyên tại thời điểm 2019 dương cho thấy sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của công ty vì một phần nguồn VLĐ thường xuyên được tài trợ cho TSLĐ để sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Về cơ cấu, sự thay đổi theo chiều hướng tăng nguồn VLĐ thường xuyên là hợp lý vì với đặc thù hoạt động thương mại của công ty là kinh doanh thép xây dựng nên cần lượng lớn và chủ yếu là tài sản lưu động, do vậy việc sử dụng nguồn vốn dài hạn tài trợ giúp đảm bảo an toàn về mặt tài chính cho Công ty. .
⮚Nguồn VLĐ tạm thời năm 2019 so với năm 2018 tăng 708.246 triệu đồng, cụ thể năm 2018 vốn lưu động tạm thời là 324.754 triệu đồng sang năm 2019 là 1.033.000 triệu đồng. Chứng tỏ công ty đã tiến hành cơ cấu lại khoản nợ từ ngắn hạn sang dài hạn đáp ứng yêu cầu cung cấp Cam kết cấp tín dụng có điều kiện để bổ sung hồ sơ dự thầu khi Công ty tham gia các đơn đặt hàng nên công ty tập trung cung cấp sản phẩm cho các đơn đặt hàng và mua sắm tài sản công và thông tin tư vấn tài chính.
Ngoài ra, các chỉ tiêu phải trả người bán, Thuế & các khoản phải nộp Nhà nước và các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác đều tăng. Cụ thể, phải trả người bán năm 2018 là 281,692 triệu đồng sang đến năm 2019 là 342,816 triệu đồng tăng 61,124 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 17,83%. Đây là một trong những chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn tạm thời. Phải trả người bán tăng chứng tỏ công ty đi chiếm dụng được nguồn vốn từ nhà cung cấp, từ đó làm giảm nhu cầu VLĐ cho Công ty. Tuy nhiên Công ty cũng cần tính toán thời
Nguyễn Thị Hà Vy CQ54/11.13
gian hợp lý cũng như xem xét các chính sách bán hàng ưu đãi của nhà cung cấp để đảm bảo uy tín và mang lại lợi ích cho Công ty.
Như vậy, mô hình tài trợ vốn này hoàn toàn hợp lý với một Công ty hoạt động trong lĩnh vực thép xây dựng như Công ty Cổ phần sản xuất thép Việt Đức do tài sản của Công ty chủ yếu là TSLĐ. DN cần xem xét mức VLĐ hợp lý trên cơ sở xây dựng phương pháp và tiến hành dự báo nhu cầu VLĐ cuả Công ty các năm để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh cũng như tìm kiếm các cơ hội kinh doanh có lợi cho DN.