Thực trạng về quản trị nợ phải thu của công ty

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP CHỦ yếu NHẰM TĂNG CƯỜNG (Trang 72 - 77)

4. Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết (4) = (1) +

2.2.6 Thực trạng về quản trị nợ phải thu của công ty

Trong nền kinh tế thị trường, việc tồn tại các khoản phải thu là một điều tất yếu xuất phát từ các mối quan hệ bạn hàng mà DN thường xuyên cho khách hàng của mình được chiếm dụng một khoản nhất định. Điều này đem lại lợi ích kinh tế cho cả hai bên. Việc quản trị nợ phải thu có quan hệ chặt chẽ với chính sách bán hàng của công ty. Một chính sách quản trị nợ phải thu hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa, tạo cơ hội để tăng doanh thu và lợi nhuận. Ngược lại sẽ khiến cho doanh nghiệp phải hứng chịu những rủi ro về tài chính như tăng chi phí quản lý, các khoản nợ phải thu khó đòi hay việc khách hàng mất khả năng thanh toán… sẽ làm doanh nghiệp có khả năng mất vốn.

Độ lớn khoản phải thu thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào tốc độ thu hồi nợ cũ và tạo ra nợ mới, cũng như chịu sự tác động của nhiều điều kiện kinh tế

Nguyễn Thị Hà Vy CQ54/11.13

chung. Công ty có thể kiểm soát được một số các yếu tố tác động tới giá trị cũng như chất lượng của các khoản nợ phải thu qua các chính sách như chính sách tín dụng ( chính sách chiết khấu tiền mặt, thời hạn bán chịu, chính sách thu tiền…)

Đối với Công ty, nợ phải thu luôn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu vốn lưu động chỉ xếp sau hàng tồn kho (luôn duy trì tỷ trọng tới trên 30%), do vậy việc quản trị các khoản nợ phải thu là cực kì quan trọng

. Chúng ta cùng xem xét kết cấu các khoản nợ phải thu của công ty:

Bảng 2. 13: kết cấu các khoản phải thu của công ty

Đơn vị tính: Triệu đồng

Các khoản phải thu 31-12-2019 31-12-2018 Chênh lệch Số tiền TT( %) Số tiền TT( %) Số tiền Tỷ lệ(%)

1.Phải thu của

khách hàng 898,778 95,08 655.852 91,53 242.926 27,03 2.Trả trước người bán 41,885 4,39 15,872 2,21 26.013 62,10 3.Các khoản phải thu khác 73.313 7,68 51.853 7,23 21.460 29,27 Tổng cộng 954.212 100 716.481 100 237.731 24,91

(Nguồn số liệu: Báo cáo Tài Chính Công ty)

❖Từ bảng 2.15 ta có nhận xét:

Cuối năm 2019, Các khoản nợ phải thu của công ty đạt 954.212 triệu đồng, chiếm 95,08 % trong tổng số vốn lưu động,đã 237.731 triệu đồng so với cuối năm 2018.

Khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nợ phải thu cũng đã tăng 242.926 tỷ đồng tương ứng mức tăng 27,03 % từ mức 655.852 tỷ đồng tại 31/12/2018 lên mức 898,778 tỷ đồng tại 31/12/2019. Nợ phải thu khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn lên đến 91,53 % trong cơ cấu nợ phải thu. Đây là một dấu hiệu cho thấy việc quản trị nợ phải thu khách hàng của công ty đang có vấn đề. Xem xét nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi này có thể do công ty ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ rộng hơn dẫn đến ngày

Nguyễn Thị Hà Vy CQ54/11.13

càng nhiều khách hàng muốn được sử dụng dịch vụ của công ty làm cho các khoản phải thu của khách hàng tăng. Tuy nhiên việc các nguồn vốn bị chiếm dụng ngày càng tăng cho thấy chính sách bán hàng của công ty nên điều chỉnh lại đảm bảo cho việc thu nợ,tránh dẫn đến trường hợp nợ khó đòi hoặc không đòi được.

+ Trả trước cho người bán luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng các khoản phải thu, trong năm 2019 lại có sự biến động tăng về giá trị. Trả trước cho người bán cuối năm 2019 là 41,885 tỷ đồng, tăng 26.013 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 62,10 % so với năm 2018.

+ Các khản phải thu khác trong năm 2019 đã tăng mạnh hơn 21.460 tỷ đồng và các dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi giảm hơn -32 triệu đồng.

* Một yếu tố quan trọng nữa cần xét tới trong việc quản trị vốn nợ phải thu của công ty chính là xem xét tình hình công nợ, so sánh tỷ lệ giữa các khoản phải thu và khoản phải trả của công ty. Đó là những khoản vốn chiếm dụng lẫn nhau giữa công ty và các chủ thể kinh tế khác(nhà cung cấp, người mua, đại lý…). Các khoản phải trả ở đây tính đến các khoản phải trả nhà cung cấp, trả người lao động hay nộp ngân sách, loại trừ khoản vay và nợ ngắn hạn vì khoản vốn đó doanh nghiệp phải chịu chi phí lãi vay. Đó là những khoản vốn mà công ty chiếm dụng được và không phải trả lãi.

mà công ty chiếm dụng được và không phải trả lãi.

Các khoản phải trả = Nợ ngắn hạn – Vay và nợ ngắn hạn.

Nguyễn Thị Hà Vy CQ54/11.13

Bảng 2. 14.Tình hình công nợ của Công ty

Đơn vị tính. Triệu đồng

Chỉ tiêu 31-12-19 31-12-18 Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối % 1.Các khoản phải thu 954.212 716.481 237.731 24,88 2.Các khoản phải trả 1,065,816 793,265 272.551 25,57 3.Chênh lệch giữa khoản phải thu và phải trả (3)=(1)-(2)

-111.604 -76.424 -35.180 -31,52

4. Tỷ lệ giữa khoản phải thu và phải trả

(4)=(1)/(2) (lần) 0,89 0,90 - 0,01 - 0,94

(Nguồn số liệu: Báo cáo Tài Chính Công ty)

Trong đó:

⮚ Các khoản phải thu = Phải thu khách hàng + Trả trước cho người bán + Phải thu nội bộ ngắn hạn + Các khoản phải thu khác + Dự phòng nợ phải thu khó đòi.

⮚ Các khoản phải trả = Nợ ngắn hạn – Vay và nợ ngắn hạn. Qua bảng 2.13 ta có nhận xét:

Tại cả 2 thời điểm cuối năm 2018 và cuối năm 2019 khoản chênh lệch giữa các khoản phải thu so với các khoản phải trả của công ty luôn có giá trị dương và tương đối lớn. Cụ thể tại 31/12/2018 khoản chênh lệch này là 76.775 đồng và tương ứng với tỷ lệ 0,90 lần, đến 31/12/2019 đã tăng lên 111.604 tỷ đồng tương ứng 0,89 lần. Điều này cho thấy số vốn mà công ty bị các khách hàng chiếm dụng nhiều hơn số vốn mà công ty chiếm dụng được. Tình hình quản trị các khoản phải thu của công ty chưa đạt hiệu quả cao, lượng vốn lưu động của công ty bị chiếm dụng vẫn còn tương đối lớn.

Qua những đánh giá vừa rồi, có thể nhận thấy được việc quản trị nợ phải thu của công ty vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục, đó là việc giá trị khoản

Nguyễn Thị Hà Vy CQ54/11.13

phải thu từ khách hàng còn lớn, tình hình công nợ chưa tốt. Để nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì việc quản lý tốt khoản nợ phải thu là cực kì quan trọng. Đặc biệt khi tỷ trọng khoản vốn nợ phải thu trong cơ cấu vốn lưu động của công ty luôn chiếm tới hơn -31%. Để có cái nhìn tổng quát hơn ta xem xét chỉ tiêu vòng quay nợ phải thu của công ty. Chỉ tiêu vòng quay nợ phải thu phản ánh khả năng thu hồi vốn trong khâu thanh toán của công ty. Ta cùng xem xét các chỉ tiêu về vòng quay nợ phải thu của công ty trong giai đoạn 2018-2019 quả bảng phân tích tốc độ thu hồi nợ của công ty.

Bảng 2. 15.Tốc độ thu hồi công nợ của Công ty Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2019 Năm 2018

Chênh lệch Số tuyệt đối lệ(%) Tỷ

1. Doanh thu thuần Triệu đồng 6,836,496 6,919,956 -83.460 1,22 2. Doanh thu có thuế Triệu

đồng 7.420.145 7.611.951 -91.806 -2,58 (2) = (1) * 1,1

3. Số dư bình quân khoản phải thu

Triệu

đồng 835.527 746.130 833.796 99,81 4. Vòng quay nợ phải

thu (4)=(2)/(3) Vòng 8,88 4.91 -4.92 -13,55,

5. Kỳ thu tiền trung

bình (5)=360/(4) Ngày 40,0 35,29 4,7 11,78

(Nguồn số liệu: Báo cáo Tài Chính Công ty)

Từ bảng 2.15 ta rút ra nhận xét:

Vòng quay nợ phải thu của công ty giảm 4.910 vòng từ mức 8,88 vòng năm 2018 xuống còn 4.91 vòng năm 2017 làm cho kỳ thu tiền trung bình cũng tăng 16.43 ngày từ mức 0,31 ngày năm 2018 lên mức 40,54 ngày năm 2019. Nguyên nhân chính đó là việc công ty đã gia tăng quy mô doanh thu đồng thời tăng một lượng lớn nợ phải thu từ các khách hàng do áp dụng chính sách bán hàng nới lỏng, thêm vào đó là sự thay đổi thời hạn thu tiền của công ty đối với các khách hàng truyền thống. Đây có thể coi là một sự nỗ lực lớn của công ty trong việc gia tăng được doanh thu bán hàng so với năm 2018 nhưng công ty lại tăng số vốn lưu động

Nguyễn Thị Hà Vy CQ54/11.13

bị chiếm dụng thông qua việc tăng các khoản nợ phải thu của mình. Do đó cho thấy công ty cần phải có công tác quản trị các khoản vốn bị chiếm dụng đặc biệt là các khoản phải thu khách hàng tránh dẫn đến trường hợp nợ khó đòi ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP CHỦ yếu NHẰM TĂNG CƯỜNG (Trang 72 - 77)