Xây dựng và hoàn thiện phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP CHỦ yếu NHẰM TĂNG CƯỜNG (Trang 87 - 89)

4. Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết (4) = (1) +

3.2.1Xây dựng và hoàn thiện phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động.

Việc chủ động xác định nhu cầu vốn lưu động là một yếu tố hết sức quan trọng, nó giúp cho công ty có thể chủ động hơn trong việc xác định số vốn lưu động cần thiết, từ đó công ty có thể tính toán, đưa ra các giải pháp, sử dụng những nguồn vốn thích hợp để đáp ứng cho nhu cầu vốn lưu động của mình.

Trong năm 2019, công tác xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty theo phương pháp phần trăm trên doanh thu. Tuy nhiên việc công ty dự đoán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2019 giảm -7,17 % so với năm 2018 ở

mức -20.030 tỷ đồng, tuy nhiên trên thực tế doanh thu thuần năm 2019 lại chỉ giảm 83.460 triệu đồng so với 2018. Điều này khiến việc xác định nhu cầu vốn lưu động so với nhu cầu vốn lưu động thực tế của công ty vẫn còn có sự chênh lệch, khiến công ty sử dụng lãng phí nguồn vốn lưu động.

Nguyễn Thị Hà Vy CQ54/11.13

Qua việc nghiên cứu về tình hình quản trị vốn lưu động của công ty, em xin đưa ra đề xuất công ty vẫn có thể áp dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu để xác định nhu cầu vốn lưu động. Tuy nhiên, cần phải tính toán lại phương pháp này một cách hợp lý hơn dựa trên tình hình thực tế hiện nay. Do nhu cầu của thị trường về việc cung cấp dịch vụ môi trường đô thị đang tăng cao, nhưng xét trên tình hình kinh tế – xã hội của Việt Nam và thế giới thì giá cả nguyên vật liệu đầu vào sẽ tăng, mặt khác công ty đang thực hiện thay đổi chính sách quản lý, đổi mới công nghệ. Do vậy dự báo trong năm 2020 doanh thu thuần của công ty sẽ tăng sẽ khoảng 20% so với năm 2019.

Thứ nhất,tăng vốn chủ sở hữu. Công ty có thể phát hành thêm cổ phiếu, với điều kiện tình hình tăng trường ổn định và lợi nhuận tốt, hệ số chi trả lãi vay ở mức tốt, khả năng huy động thêm vốn chủ của công ty cũng là rất khả quan. Hơn nữa việc huy động thêm vốn chủ sẽ giúp công ty giảm được hệ số nợ đang ngày càng lớn, tăng khả năng độc lập tự chủ tài chính của mình.

Thứ hai, từ việc tiếp cận nguồn vốn vay. Có thể thấy với việc lãi suất cho vay của các ngân hàng trong thời gian vừa qua có xu hướng giảm cũng là một điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp huy động thêm vốn vay mà chỉ phải trả một khoản chi phí lãi vay thấp hơn so với trước. Đây cũng là điều kiện để công ty sử dụng đòn bẩy tài chính nhằm khuếch đại ROE và EPS.

Để làm đươc điều này quan trọng hơn hết đó là công ty cần phân tích cụ thể xem phương thức huy động vốn nào là có lợi nhất cho công ty mà vẫn đảm bảo chi phí sử dụng vốn ở mức hợp lý và hạn chế tối đa rủi ro tài chính.Nguồn tài trợ bên ngoài là tín dụng ngân hàng và nguồn tài trợ từ chính nội lực bên trong của doanh nghiệp là lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư là hai nguồn vốn quan trọng nhất đối và cần được tận dụng khai thác tối đa. Đối với nguồn vốn tín dụng, khối lượng tiền cần vay cụ thể là bao nhiêu thì công ty cần căn cứ vào nhu cầu thực tế cũng như khả năng trả nợ của công ty trong khi lợi nhuận để lại là nguồn tài trợ mà sự chủ động linh hoạt hoàn toàn thuộc về doanh nghiệp nhưng lại bị giới hạn bởi kết quả lợi nhuận đạt được và chính sách phân phối lợi nhuận.

Nguyễn Thị Hà Vy CQ54/11.13

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP CHỦ yếu NHẰM TĂNG CƯỜNG (Trang 87 - 89)