Khái niệm về sự công nhận

Một phần của tài liệu CÔNG PHÁP QUỐC tế 1 (Trang 26 - 27)

Khi một thực thể mới xuất hiện trong cộng đồng quốc tế muốn tham gia vào quan hệ quốc tế một cách chính thức, dễ dàng với các chủ thể khác thì chủ thể đó cần phải được các chủ thể khác công nhận sự tồn tại của nó. Do đó, nếu không được công nhận thì đồng nghĩa với việc chủ thể đó không được thiết lập các mối quan hệ với quốc gia không công nhận mình. Ngược lại, quốc gia đã tồn tại muốn thiết lập quan hệ quốc tế với thực thể mới trong các lĩnh vực thì quốc gia đó có thể biểu hiện thiện chí đầu tiên của mình với thực thể mới này là công nhận sự tồn tại về mặt pháp lý của thực thể mới này. Do đó, cùng một thực thể mới xuất hiện hay đang tồn tại trên thực tế nhưng sẽ có những quan điểm khác nhau về tư cách chủ thể của nó. Một số quốc gia công nhận và cho rằng thực thể này là quốc gia. Ngược lại, một số quốc gia sẽ không công nhận thực thể này là quốc gia vì cho rằng thực thể đó vẫn chưa thực sự độc lập.

Công nhận trong luật quốc tế là một hành vi pháp lý - chính trị của quốc gia công nhận đối với thực thể được công nhận nhằm xác nhận sự tồn tại và với mục đích xác lập quan hệ quốc tế đối với một thành viên mới trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong sinh hoạt của cộng đồng quốc tế.

Như vậy, hành vi công nhận là hành vi độc lập, phụ thuộc và ý chí đơn phương của bên công nhận đối với bên được công nhận nhằm phục vụ cho lợi ích chính trị và các lợi ích khác của bên công nhận. Do đó, hành vi công nhận không tạo ra tư cách chủ thể của thực thể mới của luật quốc tế mà nó chỉ có ý nghĩa trong mối quan hệ giữa bên công nhận và bên được công nhận mà thôi.

Trong khoa học luật quốc tế hiện nay, có các loại công nhận như : Công nhận quốc gia mới, công nhận chính phủ mới, công nhận người đứng đầu chính phủ mới…

Một phần của tài liệu CÔNG PHÁP QUỐC tế 1 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w