Trở lại quốc tịch là việc khôi phục lại quốc tịch của một người đã mất quốc tịch. Vấn đề trở lại quốc tịch thuờng được đặt ra đối với những người trước đây đã từng có quốc tịch của quốc gia nhưng ví lý do nào đó họ không còn quốc tịch của quốc gia đó nữa và họ muốn trở lại quốc tịch cũ của mình.
Ở Việt Nam, việc trở lại quốc tịch được quy định tại điều 21 Luật quốc tịch năm 1998. Theo đó, công dân Việt Nam bị mất quốc tịch Việt Nam nếu có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể trở lại quốc tịch Việt Nam nếu có một trong các điều kiện sau đây: Xin hồi hương về Việt Nam; Có vợ, chồng, con, cha mẹ là công dân Việt Nam; Có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nhà nước Việt Nam; Có lợi cho nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Hưởng quốc tịch do được thưởng quốc tịch
Thưởng quốc tịch là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của một quốc gia công nhận người nước ngoài có công trạng lớn đối với nước mình là công dân nước mình trên cơ sở đồng ý của người đó.
Ngoài các trường hợp nếu trên, ngày nay, trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng xãy ra các trường hợp hưởng quốc tịch khác nhau như: Hưởng quốc tịch do kết hôn với công dân nước ngoài, hưởng quốc tịch do làm con nuôi cho người nước ngoài, hưởng quốc tịch của người chua thành niên khi cha, mẹ thay đổi quốc tịch...
3. Vấn đề mất quốc tịch, không quốc tịch và có hai quốc tịch- Vấn đề mất quốc tịch - Vấn đề mất quốc tịch
Mất quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người không còn quốc tịch của mình nữa. Trong thực tiễn quốc tế, việc mất quốc tịch của một người thường xảy ra do các nguyên nhân như: bị tước quốc tịch, đương nhiên mất quốc tịch, thôi quốc tịch cũ nhưng chưa nhận được quốc tịch mới.
+ Mất quốc tịch do bị tước quốc tịch
Tước quốc tịch là việc mất quốc tịch của một người trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo các điều kiện mà pháp luật của nước đó quy định. Do đó, việc tước quốc tịch không phụ thuộc vào ý chí của người bị tước quốc tịch mà do ý chí của nhà nước tước quốc tịch trên cơ sở đảm bảo an ninh quốc gia, quyền con người và tuân thủ các nguyên tác cơ bản của luật quốc tế. Đa số các nước chỉ quy định việc tước quốc tịch công dân khi công dân đó vi phạm luật pháp quốc gia một cách nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh, uy tín của quốc gia.
Ví dụ: Điều 25 Luật quốc tịch Việt Nam quy định: “Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam nếu có hành động gây phương hại đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
+ Đương nhiên mất quốc tịch
Đây là trường hợp mất quốc tịch mặc nhiên, không phụ thuộc vào ý chí của người mất quốc tịch mà do họ không rơi vào tình trạng mất quốc tịch theo luật của quốc gia mà họ là công dân. Ví du: tự động mất quốc tịch khi nhập quốc tịch nước ngoài, phụ nữ có chồng nước ngoài...
Ở Việt Nam, vấn đề đương nhiên mất quốc tịch được quy định tại Điều 19, 26 và 28 Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998.
+ Mất quốc tịch do việc xin thôi quốc tịch
Đây là việc mất quốc tịch phụ thuộc vào ý chí của người xin thôi quốc tịch. Nguyên nhân là do họ có quốc tịch nước ngoài, định cư ở nước ngoài...nên họ muốn xin thôi quốc tịch cũ để thuận tiện trong việc nhập quốc tịch mới hoặc cho việc làm ăn, sinh sống ơ nước ngoài.
- Vấn đề không quốc tịch
Không quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người không mang quốc tịch của quốc gia nào cả.
Nguyên nhân của tình trạng này là có thể do được thôi quốc tịch cũ nhưng chưa đượng nhập quốc tịch mới hoặc do xung đột về pháp luật quốc tịch giữa các quốc gia trong việc xác lập quốc tịch của đứa trẻ mới sinh ra.
- Vấn đề hai hay nhiều quốc tịch
Hai quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người cùng một lúc mang hai hay nhiều quốc tịch của hai hay nhiều quốc gia khác nhau. Nguyên nhân cũng giống như tình trạng không quốc tịch là do xung đột pháp luật về quốc tịch hoặc do cá nhân nhận quốc tịch mới mà chưa thôi quốc tịch cũ hoặc do pháp luật của một số quốc gia vẫn thừa nhận tình trạng công dân của họ có thể có hai hay nhiều quốc tịch.
Theo Luật quốc tịch Việt Nam, trong tình trạng một người mà trên thực tế có hai hay nhiều quốc tịch thì nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận công dân Việt Nam chỉ có 1 quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
II. Bảo hộ ngoại giao
1. Khái niệm
Bảo hộ ngoại giao là hành vi pháp lý của một quốc gia tiến hành bảo hộ công dân và pháp nhân của mình trước cơ quan nhà nước ở nước ngoài.
Bảo hộ ngoại giao được thực hiện theo hai nghĩa : Theo nghĩa hẹp thì bảo hộ ngoại giao là hành vi bảo hộ của nhà nước đối với công dân và pháp nhân của mình trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài khi quyền và nghĩa vụ của công dân và pháp nhân nước mình bị xâm phạm ở nước ngoài. Khi một công dân hoặc pháp nhân của quốc gia tham gia vào các quan hệ pháp luật và phải đối diện với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở nước ngoài thì quyền và lợi ích của họ theo quy định của pháp luật của quốc gia được áp dụng giải
quyết sẽ được bảo hộ thông qua hệ thống các cơ quan quan hệ đối ngoại của quốc gia ở nước ngoài.
Theo nghĩa rộng, bảo hộ ngoại giao được hiểu là hành vi giúp đỡ của nhà nước đối với công dân và pháp nhân nước mình ở nước ngoài về mọi mặt.
Ở Việt Nam, quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam ở nước ngoài sẽ được nhà nước Việt Nam bảo hộ theo quy định tại Điều 5 của Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998.
2. Thẩm quyền và hình thức bảo hộ ngoại giao
Việc bảo hộ ngoại giao thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước của quốc gia mà người đó là công dân. Do đó, cơ quan nhà nước của một quốc gia bao gồm cơ quan có thẩm quyền trong nước và cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài. Việc cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền bảo hộ ngoại giao đối với công dân và pháp nhân của mình là do pháp luật của nước đó quy định. Điều này thể hiện nguyên tắc chủ quyền quốc gia và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia đều giao nhiệm vụ này cho Bộ ngoại giao và cơ quan quan hệ đối ngoại ở nước ngoài như Đại sứ quán, Lãnh sự quán…
Trong quá trình thực hiện quyền bảo hộ ngoại giao, các quốc gia có thể thực hiện nhiều biện pháp bảo hộ đa dạng khac nhau như hỗ trợ, giúp đỡ trong các thủ tục hánh chính, tư pháp và phức tạp hơn có thể là bảo hộ trứơc tòa án của quốc gia khác, của quốc tế hoặc sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị…nhằm tác động đến quốc gia xâm phạm đến công dân nước mình.
Thông thường, tuỳ vào hình thức, mức độ vi phạm mà các nước tiến hành bảo hộ theo những cách khác nhau. Biện pháp đầu tiên có thể sử dụng là biện pháp ngoại giao thông qua đàm phán, thỏa thuận, trung gian, hòa giải. Ngoài ra, các nước có thể sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế hoặc trừng phạt ngoại giao đối với nước vi phạm. Còn đối với những hành vi vi phạm ít nghiêm trọng mang tính thủ tục hoặc các biện pháp tư pháp thì các quốc gia thường sử dụng biện pháp đại diện, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài xem coi có hợp hiến, hợp pháp của quốc gia nước ngoài đó hay không…. Tuy nhiên, một điều kiện đặt ra là việc các quốc gia sử dụng các biện pháp bảo hộ cũng phải tuân thủ theo những nguyên tắc và quy phạm pháp lý quốc tế. III. Chế độ pháp lý của người nước ngoài
1. Khái niệm về người nước ngoài
Định nghĩa nêu trên được hầu hết các quốc gia sử dụng, trong đó có Việt Nam. Người nước ngoài có nhiều loại căn cứ vào các tiêu chí khác nhau. Nếu căn cứ vào thời gian cư trú thì có người nước ngoài thường trú và người nước ngoài tạm trú. Nếu căn cứ vào quốc tịch thì có người nước ngoài có quốc tịch và người nước ngoài không quốc tịch. Nếu căn cứ vào quy chế pháp lý thì có người nước ngoài hưởng quy chế thông thường, người nước ngoài hưởng quy chế ngoại giao và người nước ngoài hưởng quy chế theo các điều ước quốc tế cụ thể.
2. Các chế độ pháp lý của người nước ngoài
Chế độ pháp lý của người nước ngoài là tổng hợp các yếu tố về quyền năng chủ thể, hệ thống các quyền và nghĩa vụ pháp lý và các lợi ích hợp pháp của người nước ngoài trên lãnh thổ của quốc gia sở tại.
Hay nói cách khác, tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài trên lãnh thổ của một quốc gia được gọi là chế độ pháp lý của người nước ngoài trên lãnh thổ của quốc gia đó.
Việc quy định các quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài trên lãnh thổ của mình là thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật trong nước trong trường hợp không có quy phạm pháp lý quốc tế điều chỉnh. Cụ thể, nếu không có thỏa thuận giữa các quốc gia và không trái với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế thì quốc gia có toàn quyền trong việc cho người nước ngoài hưởng những quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ gì trên lãnh thổ của quốc gia minh.
Ví dụ: Ví dụ tại Việt Nam, đối với người nước ngoài là viên chức ngoại giao thì quyền và nghĩa vụ của họ sẽ căn cứ vào Công ước năn 1961 về quan hệ ngoại ngoại giao vì Việt Nam chúng ta là thành viên của Công ước. Do đó khi quy định về quyền và nghĩa vụ cho đối tượng này (cụ thể trong Pháp lệnh về quyền ưu đãi và miễn trừ đối với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và các tô chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993) thì Việt Nam phải căn cứ vào Công ước nói trên và không được trái với Công ước nói trên. Mặc khác, đối với những đối tượng người nước ngoài khác nhập cảnh vào Việt Nam theo dạng phổ thông (du lịch, thăm thân nhân...) mà Việt Nam và quốc gia của họ không có ký kết một thỏa thuận nào cả thì Việt Nam có quyền quy định trong pháp luật của nước mình về quyền và nghĩa vụ của họ trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
Theo pháp luật và thực tiễn của các nước trên thế giới, khi xây dựng những quy phạm pháp luật về các quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài, các quốc gia thường dựa trên cơ sở của các chế độ như: Chế độ đãi ngộ quốc dân, chế độ tối huệ quốc, chế độ đãi ngộ đặc biệt, chế độ có đi có lại và chế độ báu phục quốc.
- Chế độ đãi ngộ quốc dân (chế độ đối xử quốc gia, chế độ đãi ngộ quốc gia, chế
dộ đối xử quốc dân)
Chế độ đãi ngộ như công dân là chế độ mà một quốc gia cho phép người nước ngoài hưởng những quyền và nghĩa vụ tương ứng, ngang bằng với công dân nước mình trong những quan hệ xã hội nhất định.
Ví dụ: Việt Nam quy định cho người nước ngoài hưởng chế độ đãi ngộ như công dân thì người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam sẽ được hưởng những quyền và nghĩa vụ tương đương với công dân Việt Nam.
Tuy nhiên, để đảm bảo chủ quyền quốc gia và quyền, lợi ích của người nước ngoài thì quốc gia có thể không cho người nước ngoài hưởng những quyền và thực hiện những nghĩa vụ giống như công dân của nước mình. Ví dụ, các quyền bấu cử, ứng cử, trở thành công chức...
Căn cứ vào những lý luận nêu trên, chế độ đãi ngộ như công dân có các đặc điểm sau:
+ Nói lên quan hệ bình đẳng giữa người nước ngoài và công dân nước sở tại + Luôn mang tính hạn chế
+ Thuộc chủ quyền của quốc gia, thông thường là hành vi đơn phương của một quốc gia.
Ví dụ: Bộ Luật dân sự Việt Nam quy định : “Người nước ngoài có năng lức pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp bộ luật này và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định khác”. Như vậy, về nguyên tắc, Việt Nam đơn phương cho người nước ngoài hưởng chế độ như công dân mà không cần phải có sự thỏa thuận nào với các quốc gia hữu quan.