Công nhận quốc gia mớ

Một phần của tài liệu CÔNG PHÁP QUỐC tế 1 (Trang 28 - 29)

Công nhận quốc gia mới là việc thừa nhận thêm một thành viên mới trong quan hệ quốc tế và thành viên này sẽ là một quốc gia có chủ quyền đầy đủ tương tự như các các quốc gia khác đang tồn tại trong cộng đồng quốc tế.

Như vậy, khi một quốc gia mới ra đời thì các quốc gia trên thế giới có thể thể hiện sự công nhận của mình nếu muốn thiết lập quan hệ với quốc gia mới này. Thông thường, quốc gia mới được ra đời trong những trường hợp sau đây:

+ Do hành vi chiếm cứ lãnh thổ vô chủ : Quốc gia mới được hình thành do một nhóm người hoặc một dân tộc phát hiện ra những vùng đất mới, vô chủ và thực hiện quyền chiếm cứ trên một vùngva2 vavv vvvvđất này.Từđó, họ thành lập nên quốc gia ở vùng đó. Có thể khẳng rằng đây là cách cổ điển mà các quốc gia được hình thành trong lịch sử. Hình thức thành lập quốc gia mới này chỉ xuất hiện phổ biến trước thế kỷ XIX. Hiện nay, cách thức thành lập này hầu như không xuất hiện nữa.

+ Quốc gia mới được hình thành do kết quả của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc làm xuất hiện một quốc gia của dân tộc được độc lập và có chủ quyền. Trường hợp này khá phổ biến ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh trong thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Các dân tộc thuộc địađứng lên đấu tranh giành độc lập. Kết quả giải phóng dân tộc thành công và dân tộc đó sẽ thành lập một quốc gia độc lập trong quan hệ quốc tế.

+ Quốc gia mới được hình thành do kết quả của sự phân tách quốc gia đang tồn tại thành nhiều quốc gia. Ví dụ, một quốc gia liên bang tách ra thành nhiều quốc gia mới. Do đó, quốc gia mới được thiết lập theo chế độ chính trị, kinh tế - xã hội mới một cách độc lập.

+ Quốc gia mới được hình thành do sự hợp nhất các quốc gia đang tồn tại thành một quốc gia theo chế độ chính trị, kinh tế - xã hội mới.

Như vậy, khi một quốc gia được hình thành trong các trường hợp nêu trên thì những quốc gia còn lại có thể công nhận bằng cách gủi công hàm chúc mừng, tuyên bố trên các phương tiện thông tin về việc chúc mừng sự thành lập quốc gia mới, cử phái đoàn nhà nước đến viếng thăm và làm việc, ký kết điều ước quốc tế…

Một phần của tài liệu CÔNG PHÁP QUỐC tế 1 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w