Khái niệm quốc tịch

Một phần của tài liệu CÔNG PHÁP QUỐC tế 1 (Trang 42 - 43)

- Kế thừa do cuộc cách mạng xã hội dẫn đến sự phân tách quốc gia đang tồn tại thành nhiều quốc gia mớ

1. Khái niệm quốc tịch

Khái niệm quốc tịch chỉ xuất hiện trong thời kỳ Tư bản chủ nghĩa. Nó xuất hiện cùng với tư tưởng tiến bộ của cách mạng tư sản. Từ khi có sự xuất hiện của chế định quốc tịch thì địa vị pháp lý của con người có nhiều tiến bộ. Bởi vì vào thời kỳ chiếm hữu nô lệ thì chỉ có các chủ nô mới thực sự được coi là con người có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ.

Trong xã hội phong kiến thì tình trạng nhân quyên được cải thiện hơn nhưng các thành viên trong xã hội cũng chỉ được coi là các thần dân của các vị vua chúa. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản thì sự công bằng về hình thức đã được xác lập đối với mọi người và nhân dân của một quốc gia đã được coi là người có quốc tịch của quốc gia đó.

Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý chính trị giữa một thể nhân với một nhà nước nhất định. Mối quan hệ này biểu hiện bằng tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của người đó đối với nhà nước. Tất nhiên, những quyền và nghĩa vụ này sẽ do nhà

nước quy định.

Quốc tịch là hiện tượng pháp lý mang tính giai cấp rõ rệt và sâu sắc. Trong từng chế độ, từng nhà nước, từng giai đoạn phát triển của lịch sử thì chế định quốc tịch có thể khác nhau tùy thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị. Nếu trong các chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến hay tư bản chủ nghĩa chỉ có giai cấp thống trị mới có đầy đủ các quyền tự do, bình đẳng, chân chính thì trong chế độ xã hội chủ nghĩa, mọi công dân đều bình đẳng với nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa...Vì vậy, mối quan hệ giữa công dân và nhà nước xã hội chủ nghĩa là mối quan hệ khắng khít, bền vững và tự giác.

Mối quan hệ pháp lý giữa công dân và nhà nước là mối quan hệ hai chiều. Có nghĩa là công dân thì cần nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính

đáng còn nhà nước thì cần công dân để đảm bảo các điều kiện cấu thành quốc gia, để góp phần ổn định, gìn giữ và bảo vệ đất nước...

Một phần của tài liệu CÔNG PHÁP QUỐC tế 1 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w