Trường hợp do cuộc cách mạng xã hội dẫn đến sự hợp nhất một số quốc gia đang tồn tại thành một quốc gia mớ

Một phần của tài liệu CÔNG PHÁP QUỐC tế 1 (Trang 33 - 34)

gia đang tồn tại thành một quốc gia mới

Trong trường hợp này có thể có một quốc gia liên bang xuất hiện trên cơ sở một gia đang tồn tại tiếp nhận thêm phần diện tích lãnh thỗ, dân cư, tài sản, trách nhiệm khác từ một số quốc gia khác hoặc là một số quốc gia hợp lại thành quốc gia liên bang. Chính sự thay đổi này dẫn đến hệ quả pháp lý nhất định đó là vấn đề kế thừa sẽ được đặt ra:

+ Đối với lãnh thổ: Quốc gia mới (liên bang) kế thừa toàn bộ lãnh thổ từ các quốc gia tồn tại trước đó;

+ Đối với tài sản: Quốc gia mới (liên bang) kế thừa toàn bộ từ các quốc gia tồn tại trước đó;

+ Đối với dân cư: Quốc gia mới (liên bang) kế thừa toàn bộ số dân mang quốc tịch của các quốc gia trước đó;

+ Trách nhiệm quốc tế, kể cả vấn đề liên quan đến tổ chức quốc tế khác: Quốc gia mới (liên bang) có quyền áp dụng nguyên tắc xóa sạch, hoặc nguyên tắc chọn lọc, hay kết hợp giữa hai nguyên tắc.

+ Đối với việc kế thừa quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế thì luật quốc tế chưa có quy định. Tuy nhiên, trong thực tiễn quan hệ quốc tế những năm gần đây cho thấy Liên hiệp quốc đã thừa nhận quyền kế thừa quy chế thành viên của quốc gia mới.

+ Đối với điều ước quốc tế: Sẽ không được giải quyết một cách rõ ràng. Về nguyên tắc thì chủ thể mới (quốc gia liên bang) không có cơ sở pháp lý để từ

chối. Bởi vì những điều ước này đã được các chủ thể trước đây ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng. Tuy vây, trên thực tế, chúng ta thấy các chủ thể mới thường không thừa kế các điều ước về liên minh quân sự và các điều ước không phù hợp với lợi ích của quốc gia liên bang mới. Còn đối với những điều ước quốc tế khác như những điều ước quốc tế mang tính chất phổ cập, mang tính hữu nghị, biên giới, giao thông...thì quốc gia mới kế thừa. Như vậy, các điều ước quốc tế do các quốc gia trước đó đã ký kết mà đang có hiệu lực thì điều ước đó vẫn có hiệu lực trên lãnh thổ cũ trước đây hoặc cũng có thể có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia liên bang nếu như quốc gia liên bang mới đồng ý, trừ hai truờng hợp sau: Việc áp dụng điều ước đó sẽ mâu thuẫn với mục đích và nguyên tắc cơ bản của quốc gia liên bang mới;Những điều kiện để thực hiện điều ước đó hoặc những điều kiện để cho điều ước đó có hiệu lực đã thay đổi hoàn toàn do kết quả của việc hợp nhất hay kết quả của những hoàn cảnh khách quan ngoài ý muốn của các bên.

Một phần của tài liệu CÔNG PHÁP QUỐC tế 1 (Trang 33 - 34)