Công nhận "de facto"

Một phần của tài liệu CÔNG PHÁP QUỐC tế 1 (Trang 27 - 28)

Đây là cũng hình thức công nhận chính thức, rõ ràng nhưng phạm vi và mức độ không đầy đủ như công nhận « de jure ». Ở hình thức này, sự công nhận chỉ thể hiện về mặt pháp lý là chủ yếu. Thực thể công nhận chỉ thể hiện thái độ đối với bên được công nhận chứ ít khi thể hiện ra bên ngoài bằng những hành động cụ thể. Do đó, quan hệ giữa hai bên trong hình thức công nhận de facto chỉ được hình thành ở mức độ quan hệ quá độ để tiến lên quan hệ toàn diện. Kết quả là các bên chỉ có thể thiết lập với nhau thường ở mức độ quan hệ lãnh sự mà thôi. - Công nhận ad-hoc

Công nhận ad-hoc là hình thức công nhận đặc biệt, không theo một trình tự thủ tục chung nào. Việc công nhận này mang tính chất riêng biệt phụ thuộc vào vụ việc cụ thể của sự công nhận. Do đó, việc công nhận này chỉ phát sinh trong một phạm vi lĩnh vực nhất định và nhằm một mục đích nhất định mà thôi và khi thực hiện xong mục đích đó thì quan hệ giữa hai bên sẽ chấm dứt. Hình thức công nhận này thường được sử dụng khi các bên chưa thể áp dụng các hình thức công nhận chính thức nói trên. Phương thức công nhận thông thường được thể hiện ở việc viếng thăm và làm việc của phái đoàn của quốc gia, của người đứng đầu các cơ quan chuyên môn liên quan…

3. Hệ quả pháp lý của sự công nhận

Trong khoa học luật quốc tế, có hai quan điểm khác nhau về hệ quả pháp lý của sự công nhận. Có quan điểm cho rằng sự công nhận tạo ra tư cách chủ thể của luật quốc tế bởi thuyết cấu thành. Đây là học thuyết của các nhà khoa học tư sản nhằm sáng lập ra chủ thể của luật quốc tế, họ đưa ra quan điểm như sau: Sự công nhận chính thức từ các chủ thể công nhận là cơ sở duy nhất để quốc gia mới được thành lập có thể trở thành chủ thể của luật quốc tế, và là một thành viên độc lập trong cộng đồng quốc tế.

Do đó, theo thuyết này thì một quốc gia không thể trở thành chủ thể của luật quốc tế nếu không được ít nhất một quốc gia khác công nhận nó.

Theo quan điểm của thuyết cấu thành thì chủ thể của luật quốc tế phải được sáng lập ra bởi những chủ thể đã và đang tồn tại chứ một thực thể sẽ không tự nhiên trở thành chủ thể mặc dù nó có đầy đủ các yếu tố cấu thành nên chủ thể.

Ngược lại, có quan điểm lại cho rằng sự công nhận không tạo ra tư cách chủ thể của luật quốc tế mà chỉ mang tính tuyên bố sự có mặt của một thực thể mới trong quan hệ quốc tế mà thôi. Quan điểm thứ hai này dựa trên thuyết tuyên bố và được sử dụng trong khoa học luật quốc tế ngày nay. Học thuyết này cũng là học thuyết của các luật gia tư sản và nó ra đời muộn hơn so với thuyết cấu thành. Như vây, theo thuyết tuyên bố thì việc công nhận chỉ là sự thể hiện nội dung của chính sách đối ngoại của chủ thể công nhận đối với thực thể khác trong quan hệ quốc tế. Do đó, trước khi quyết định công nhận một đối tượng nào đó thì các quốc gia đều phải cân nhắc kỹ về lợi ích của chính quốc gia mình và lợi ích của nhân dân thế giới. Nhìn chung, điểm tiêu biểu của sự công nhận theo thuyết tuyên bố thể hiện hai chức năng cơ bản sau: Thứ nhất là công nhận khẳng định quy chế của đối tượng được công nhận; Thứ hai là công nhận tạo điều kiện thuận lợi để các bên thiết lập những quan hệ nhất định với nhau.

4. Các thể loại công nhận cơ bản

Các thực thể mới xuất hiện hoặc mới thay đổi chếđộ chính trị, lãnh đạo…thì làm phát sinh sự công nhận của quốc gia khác trong quan hệ quốc tếđể thuận lợi hơn cho họ trong các hoạt động và mục đích ngoại giao…

Một phần của tài liệu CÔNG PHÁP QUỐC tế 1 (Trang 27 - 28)