Tên gọi của điều ước quốc tế

Một phần của tài liệu CÔNG PHÁP QUỐC tế 1 (Trang 36)

- Kế thừa do cuộc cách mạng xã hội dẫn đến sự phân tách quốc gia đang tồn tại thành nhiều quốc gia mớ

1. Tên gọi của điều ước quốc tế

Thuật ngữ “điều ước quốc tế” là một thuật ngữ chung, dùng để gọi các văn kiện pháp lý quốc tế được ký kết giữa hai hay nhiều chủ thể của luật quốc tế. Trong thực tiễn, tùy theo tính chất của từng văn bản mà điều ước quốc tế có những tên gọi khác nhau như sau:

- Hiến chương: Thông thường là điều ước quốc tế nhằm mục đích xây dựng nên một tổ chức quốc tế;

- Hiệp định: Thông thường là điều ước quốc tế song phương trong một lĩnh vực nhất định.

- Hiệp ước: Thông thường là điều ước quốc tế liên quan đến biên giới, lãnh thổ - Công ước: Thông thường là điều ước quốc tế đa phương toàn cầu

Ngoài ra, điều ước quốc tế còn có nhiều tên gọi khác như: Hoà ước, Tuyên bố, Thỏa ước, Cam kết, Nghị định thư, Thoả thuận sơ bộ,…

Theo pháp luật Việt Nam, tên gọi của điều ước quốc tế được quy định tại Điều 2, Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế ngày 14/6/2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cụ thể như sau:

“Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia

nhập là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.”

Một phần của tài liệu CÔNG PHÁP QUỐC tế 1 (Trang 36)