Công nhận "Chính phủ lưu vong"

Một phần của tài liệu CÔNG PHÁP QUỐC tế 1 (Trang 30 - 31)

Công nhận chính phủ lưu vong có ý nghĩa rất lớn về lý luận cũng như thực tiễn. Một chính phủ lưu vong muốn được công nhận thì chính phủ đó phải hợp với ý dân, được nhân dân trong nước mà chính họ lãnh đạo trước đấy ủng hộ.

Mục đích của việc công nhận chính phủ lưu vong là khuyến khích, thúc đẩy các chính phủ lưu vong nổi dậy tiếp tục lãnh đạo nhân dân trong nước

IV. Vấn đề kế thừa của quốc gia trong luật quốc tế

1. Khái niệm về kế thừa của quốc gia trong luật quốc tế

Từ điển Luật Quốc tế 1982 đã nêu ra định nghĩa như sau “sự kế thừa của quốc

gia là sự chuyển dịch các quyền và nghĩa vụ của một quốc gia này cho một quốc gia khác”. Đồng thời, trong Dự thảo Công ước Vienne 1978 và Dự thảo Công

ước Vienne 1983 cũng đã định nghĩa rằng: “sự kế thừa của quốc gia là thuật

ngữ dùng để chỉ sự thay thế của một quốc gia này cho một quốc gia khác trong việc gánh chịu những trách nhiệm về quan hệ quốc tế đối với một lãnh thổ nào đó.”

2. Đặc điểm về sự kế thừa của quốc gia trong luật quốc tế

- Về cơ sở phát sinh: Sự kế thừa của quốc gia được đặt ra trong trường hợp có sự thay đổi triệt để và là biến cố chính trị lớn xảy ra làm “chao đảo” thế giới đương đại phù hợp với quy luật khách quan của xã hội, thỏa mãn những yêu cầu của luật pháp quốc tế hiện đại, đặc biệt là nguyên tắc dân tộc tự quyết.

- Đối tượng kế thừa là các quyền và nghĩa vụ quốc tế, đặc biệt là các đối tượng của quốc gia trước đó thuộc về ai. Ví dụ như : lãnh thổ, tài sản, quốc tịch, điều ước quốc tế , các hồ sơ lưu trữ và công nợ tồn tại trước đó và các vấn đề liên quan khác.

- Chủ thể của quan hệ kế thừa: Là những thực thể liên quan, bao gồm thực thể để lại kế thừa và quốc gia nhận kế thừa.

3. Các trường hợp kế thừa của quốc gia

Một phần của tài liệu CÔNG PHÁP QUỐC tế 1 (Trang 30 - 31)