Chếđộ tối huệ quốc(chế độ đối xử không kém phần thuận lợi hơn)

Một phần của tài liệu CÔNG PHÁP QUỐC tế 1 (Trang 49 - 54)

Chế độ tối huệ quốc là chế độ mà theo đó nước này dành cho công dân và pháp nhân của nước kia những quyền và ưu đãi không kém phần thuận lợi hơn dành cho công dân và pháp nhân của bất kỳ quốc gia thứ ba nào trong lĩnh vục hợp tác kinh tế, thương mại và hàng hải quốc tế.

+ Đặc điểm của chế độ tối huệ quốc:

Thể hiện sự bình đẳng giữa những cá nhân, pháp nhân nước ngoài với nhau trên lãnh thổ của nước sở tại;

Ví dụ: Tổ chức thương mại thế giới, khi tham gia thì các quốc gia thành viên buộc phải cho các quốc gia thành viên khác chế độ tối huệ quốc nhằm

trách sự phân biệt giữa những bạn hàng ở các nước khác nhau trên cùng một lãnh thổ, tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu hợp tác kinh tế, thương mại... + Đây là chế độ đãi ngộ thông thường phải qua sự thỏa thuận giữa các quốc gia;

Trên tinh thần hợp tác quốc tế đôi bên cùng có lợi, thực tiễn cho thấy các quốc gia đều áp dụng chế độ tối huệ quốc theo kiểu “có qua có lại”. Hay nói các khác, các nước thường áp dụng chế độ tối huệ quốc có điều kiện. Như vậy, để đảm bảo quyền lợi cho quốc gia, pháp nhân và công dân của mình, các nước phải tiến hành cam kết bằng một điều ước quốc tế nhằm ràng buộc quyền và nghĩa vụ với nhau trong việc đối xử tối huệ quốc.

Ví dụ: Điều 1, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ quy định: “Mỗi bên dành ngay lập tức và vô điều kiện cho hàng hóa có xuất xứ hoặc được khấu trừ vào lãnh thổ cua bên kia sự đối xử không kém phần thuận lợi hơn sự đối xử dành cho hàng hóa tương tự có xuất xứ tại hoặc được xuất khẩu từ lãnh thổ của bất kỳ nước thứ 3 nào trong tất cả các vấn đề liên quan đến mọi loại thuế, phương thức thanh toán, thủ tục xuất nhập khẩu...”.

+ Thường mang tính hại chế trong một hoặc một số lĩnh vực nhất định và phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế của quốc gia áp dụng.

Thực tế cho thấy, chế độ tối huệ quốc chỉ được các quốc gia thỏa thuận áp dụng trong lĩnh vực thương mại và hàng hải. Có nghĩa là chũ yếu được áp dụng đối các thủ tục hải quan, thuế, giá cả... của hàng hóa những bạn hàng nước ngoài nhập khẩu vào lãnh thổ của nước sở tại. Ví dụ: Tổ chức thương mại thế giới (WTO hay OMC), chế độ tối huệ quốc chủ yếu áp dụng đối với hàng hoá của các cá nhân, pháp nhân nước ngoài nhập khẩu vào quốc gia thành viên khác. Tuy nhiên, trên thực tế, chế độ tối huệ quốc không được áp dụng đối với các quốc gia có chung đường biên giới, khu vực kinh tế hay có hiệp định kinh tế riêng lẻ, song phương. Đây là những trường hợp ngoại lệ của chế độ tối huệ quốc mà các quốc gia thường áp dụng. Tổ chức thương mại thế giới cũng không ngoại lệ.

Tóm lại, mục đích cơ bản của việc các nuớc dành cho nhau chế độ tối huệ quốc là nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử của một nước đối với các bạn hàng khác nhau về quốc tịch, nhằm tạo cơ hội và điều kiện ngang nhau trong quan hệ kinh tế thương mại và hàng hải cho tất cả các đối tác của một quốc gia. Vì vậy, bản thân việc các nước dành cho nhau chế độ tối huệ quốc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác thương mại, khoa học – công nghệ và văn hóa giữa các nước trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

- Chế độ đãi ngộ đặc biệt

Chế độ đãi ngộ đặc biệt là chế độ mà nước sở tại cho phép một hoặc một nhóm người nước ngoài được hưởng các quyền và ưu đãi đặc biệt nhất định mà những người nước ngoài khác hoặc thậm chí ngay cả công dân trong nước vẫn không được hưởng.

Các ưu tiên, ưu đãi, đặc quyền này thường được quy định trong luật của mỗi quốc gia cũng như trong các điều ước quốc tế.

Ví dụ: Theo Công ước năm 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước năm 1963 về quan hệ lãnh sự của Liên hiệp quốc thì mỗi nước thành viên phải dành cho thành viên của cơ quan đại diên ngoại giao, cơ quan lãnh sự trên lãnh thổ của mình những quyền ưu đãi và miễn trừ theo công ước để đảm bảo cho việc thực hiện công vụ của họ. Đó là những quyền ưu đãi về thuế, nhà ở, bảo hiểm xã hội...và quyền miễn trừ tư pháp. Như vậy, tất cả những quyền nói trên thì người nước ngoài không hưởng quy chế ngoại giao và ngay cả công dân của quốc gia sở tại ũng không được hưởng. Ví dụ cụ thể: Một công dân Việt Nam và một viên chức ngoại giao nước ngoài cùng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự bị bắt quả tang nhưng chỉ có công dân Việt Nam mới bị bắt giam, truy tố, xét xử còn viên chức ngoại giao thì lại được hưởng quy chế đãi ngộ đặc biệt. Trong trường hợp này, viên chức được hưởng quyền miễn trừ tư pháp. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam không có quyền bắt gia, truy tố, xét xử viên chức này.

Như vậy, tại Việt Nam, những người nào sẽ được hưởng theo quy chế đãi ngộ đặc biệt?. Đó là những người hưởng theo quy chế ngoại giao, lãnh sự, theo các hiệp định riêng lẻ giữa Việt Nam và và các nước, những nhà đầu tư nước ngoài... Việc một quốc gia dành cho một hoặc một số nhóm người nước ngoài hưởng chế độ đãi ngộ đặc biệt là nhằm tạo điều kiện để học thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của mình với tư cách đại diện cho nhà nước của họ hoặc nhằm thu hút đầu tư, tăng cường phát triển kinh tế và vì lợi ích của quốc gia.

- Chế độ có đi có lại

Chế độ có đi có lại là chế độ mà một quốc gia chỉ cho phép công dân, pháp nhân nước ngoài hưởng những quyền và nghĩa vụ nhất định trên lãnh thổ của mình khi các quốc gia của những người đó cho công dân và pháp nhân của họ những quyền và nghĩa vụ tương tự như vậy.

Ví dụ: Trong quan hệ thương mại quốc tế, theo Pháp lệnh đối xử quốc gia và pháp đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế của Việt Nam, thì Việt Nam chỉ cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài hưởng chế độ đãi ngộ như công dân và đãi ngộ tối huệ quốc khi quốc gia của họ cho công dân và pháp nhân của Việt Nam hưởng chế độ này.

Chế độ này thể hiện sự phát triển khách quan thực tại của thế giới ngày nay trong mối tương quan phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Việc cũng cố, tăng cường và thiết lập quan hệ kinh tế, khao học kỹ thuật, văn hóa và các quan hệ khác giữa các quốc gia trên thế giới sẽ không thể có được nếu như nó không được xây dựng trên cơ sở nền tảng của chế độ có đi có lại.

Mỗi nước có một chế độ pháp lý nhất định dành riêng cho thể nhân và pháp nhân nước ngoài. Chế độ có đi, có lại dựa trên nguyên tắc là một quốc gia dành một chế độ háp lý nhất định cho thể nhân và pháp nhân nước ngoài tương ứng với chế độ pháp lý mà nước bên kia đối xử với công dân và pháp nhân nước mình.

- Chế độ báo phục quốc

Chế độ này xuất phát từ chế độ có đi có lại. Báo phục quốc có nghĩa là các biện pháp trả đũa. Nếu như một quốc gia nào đó đơn phương sử dụng những biện pháp hoặc có những hành vi gây tổn hại, thiệt hại cho quốc gia khác hoặc công dân, pháp nhân của quốc gia khác thi chính quốc gia bị thiệt hại hoặc có công dân, pháp nhân bị thiệt hại có quyền sử dụng những biện pháp tương tư như vậy để áp dụng đối với quốc gia gây thiệt hại.

Ví dụ: Mỹ đột ngột tăng giá nhập khẩu thép lên gấp 30 lần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp của Nga và các nước sản xuất và xuất khẩu thép sang thị trường Mỹ. Một số nước thực hiện biện pháp trả đủa bằng cách cấm nhập khẩu sản phẩm thịt gà của Mỹ làm gây ảnh hưởng đến các nhà chăn nuôi và sản xuất của Mỹ.

Mục đính của biện pháp báo phục quốc là nhằm khôi phục lại trật tự pháp luật đã bị vi phạm và được coi như là một trong những biện pháp nhằm để đảm bảo thực thi pháp luật và các thỏa thuận của các quốc gia.

IV. Quyền cư trú chính trị trong luật quốc tế

Cư trú chính trị là hành vi của một cá nhân cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia khác trên cơ sở đồng ý của quốc gia đó với lý do là cá nhân này có những hoạt động và hành vi bất đồng quan điểm chính trị, tôn giáo…với quốc gia mà họ là công dân và bị quốc gia này truy đuổi.

Quyền cho cư trú chính trị này là một trong những nội dung của luật quốc tế nhằm bảo vệ quyền con người. Đây là quyền tuyệt đối của quốc gia dựa trên cơ sở chủ quyền và nhân đạo. Để được cư trú chính trị trên lãnh thổ của quốc gia khác thì buộc phải có sự đồng ý của quốc gia tiếp nhận. Quốc gia tiếp nhận có quyền cho hay không cho một cá nhân cư trú chính trị trên lãnh thổ của quốc gia mình. Việc cho hay không cho cư trú chính trị là chủ quyền của quốc gia. Do đó, quốc gia cho cư trú không cần phải có sự đồng ý của các quốc gia liên quan.

Tuy nhiên, khi quyết định cho cư trú chính trị thì quốc gia cho cư trú phải có nghĩa vụ bảo vệ người này trước việc truy đuổi của quốc gia mà họ là công dân. Quốc gia cho cư trú có quyền không dẫn độ người cư trú chính trị trả về cho nước của họ là công dân. Do đó, nếu quốc gia truy nã yêu cầu quốc gia cho cư trú trục xuất hoặc dẫn độ cá nhân này về nước của họ thì quốc gia cho cư trú có quyền từ chối.

Tuy nhiên, để đảm bảo tránh việc lạm dụng quyền cho cư trú chính trị này để can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác và chứa chấp những cá nhân có hành vi phá hoại hoà bình, an ninh thế giới, Liên hiệp quốc đã có Tuyên bố về cư trú lãnh thổ được thông qua ngày 14/2/1967. Theo đó, « quyền cư trú

chính trị cần được trao cho những người đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Các nước cần phải giúp đỡ những người này để họ có thể nhập cảnh, không trục xuất, cưỡng chế họ trở về nước mà họ đang bị truy nã. Các nươc không được trao quyền cư trú cho những kẻ phạm tội ác quốc tế, trước hết là tội ác chống hòa bình và tội ác chính tranh. Các nước phải đảm bảo an ninh cho người cư trú chính trị trên lãnh thổ của mình ».

Ở Việt Nam, quyền cư trú chính trị được quy định trong Hiến pháp của Việt Nam 1992. Theo đó, những người được quyền cư trú chính trị là những người nước ngoài bị truy nã vì bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, vì hoạt động khoa học và sự tiến bộ của nhân loại…

BÀI 6 : LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA

I. Lãnh thổ quốc gia

Về mặt pháp lý, căn cứ vào nguyên tắc bình đẳng và chủ quyền quốc gia thì lãnh thổ quốc gia là bất khả xâm phạm. Không một quốc gia nào được quyền vào lãnh thổ của quốc gia khác khi chưa được phép của quốc gia có lãnh thổ. Ngoài ra, lãnh thổ quốc gia là cơ sở vật chất và là điều kiện để một thực thể trở thành một quốc gia trong quan hệ quốc tế.

1. Khái niệm lãnh thổ quốc gia

Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất và khoảng không gian bao gồm : vùng đất, vùng nước, vùng trời phía trên, và vùng đất phía dưới thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối hoặc đầy đủ của quốc gia.

Như vậy, lãnh thổ quốc gia là một trong những bộ phận cấu thành không thể thiếu của quốc gia. Nó gắn liền với lợi ích chính trị - kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia và là cơ sở vật chất cho sự tồn tại và phát triển của một quốc gia đồng thời là yếu tố vật chất quan trọng để thực hiện mối quan hệ của quốc gia với các chủ thể khác khác của luật quốc tế. Do đó, lãnh thổ quốc

gia có ý nghĩa đặc biệt không những cho quốc gia mà còn cho các chủ thể khác trong sinh hoạt của cộng đồng quốc tế.

2. Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia

Như định nghĩa nêu trên, lãnh thổ của quốc gia được cấu thành bởi các bộ phận sau :

Một phần của tài liệu CÔNG PHÁP QUỐC tế 1 (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w