- Kế thừa do cuộc cách mạng xã hội dẫn đến sự phân tách quốc gia đang tồn tại thành nhiều quốc gia mớ
5. Phê chuẩn hoặc phê duyệt: Cácbên sẽ tiến hành phê chuẩn hoặc phê duyệt
văn bản đã được ký nếu điều ước quốc tế yêu cầu phải có thủ tục phê chuẩn hoặc phê duyêt. Khi thủ tục này được tiến hành xong thì văn bản đã phê chuẩn hoặc phê duyệt sẽ có hiệu lực thi hành.
+ Phê chuẩn điều ước quốc tế: Là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền chính thức xác nhận văn bản có hiệu lực đối với mình. Thông thường các điều ước quốc tế đề cập đến vấn đề hòa bình, an ninh biên giới, lãnh thổ quốc gia, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về tương trợ tư pháp...là những văn kiện cần phải được phê chuẩn. Thẩm quyền phê chuẩn do pháp luật của mỗi quốc gia quy định. Thông thường, thẩm quyền phê chuẩn được các quốc gia xác định là các cơ quan quyền lực, người có thẩm quyền cao nhất của nhà nước như: Nguyên thủ quốc gia, Quốc hội, Nghị viện
Một số điều ước quốc tế song phương lại quy định thêm thủ tục trao đổi thư phê chuẩn. Khi đó, sau khi phê chuẩn, các bên phải tiến hành trao đổi thư phê chuẩn. Thông thường lễ trao đổi thư phê chuẩn được tiến hành tại thủ đô của bên mà tại đó không được tiến hành ký kết. Đối với điều ước quốc tế đa phương thì sau khi phê chuẩn, bên phê chuẩn phải gủi cho quốc gia bảo quản điều ước để quốc gia này thông báo đến các bên có liên quan về hành vi phê chuẩn này.
+ Phê duyệt điều ước quốc tế: Là hành vi của cơ quan có thẩm quyền (thường là cơ quan hành pháp) biểu hiện sự nhất trí với nội dung của điều ước.
Tượng tự như phê chuẩn, trường hợp nào cần được tiến hành phê duyệt là do pháp luật của quốc gia quy định. Theo pháp luật Việt Nam, những điều ước cần
phải được phê duyệt là những điều ước được ký với danh nghĩa Chính phủ và có điều khoản quy định phải được phê duyệt.