Phân tích thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu BCTMQH 2021-2030 GIABINH (Trang 27 - 34)

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

2.5. Phân tích thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

2.5.1. Giao thông

Hạ tầng giao thông phát triển khá mạnh. Tổng chiều dài đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và các đƣờng giao thông nông thôn khác gần 800 km. Tỷ lệ đƣờng nhựa, đƣờng bê tông khá cao. Một số dự án giao thông quan trọng đã đƣợc đầu tƣ xây dựng hoàn thành nhƣ: Đƣờng tỉnh 280, đƣờng nối đê Hữu Đuống với ĐT 281 và 2 tuyến nhánh, đƣờng tỉnh 285 cũ và mới… đáp ứng đƣợc sự mong đợi của nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tƣ phát triển công nghiệp, dịch vụ vào địa bàn.

- Quốc lộ 17: dài 17 km, xây dựng theo tiêu chuẩn đƣờng cấp III, vận tốc 80 km/h với chất lƣợng tốt (4 làn xe hiện mới thực hiện tại khu vực trung tâm thị trấn Gia Bình tuyến đƣờng này đƣợc thiết kế cho đoạn từ Đông Côi - Đông Bình; 2 làn xe tuyến đƣờng này đƣợc thiết kế cho đoạn từ Đông Bình - Cao Đức);

- Các đƣờng tỉnh: có tổng chiều dài hơn 30 km, đã đƣợc cứng hóa 100% với chất lƣợng tốt:

+ Tuyến đƣờng tỉnh 280: điểm đầu từ Ngã Tƣ Hồ (huyện Thuận Thành), điểm cuối tuyến là Cầu Sen (huyện Lƣơng Tài), đoạn qua khu vực xã Đông Cứu và thị trấn Gia Bình có mặt cắt 35 m, các đoạn không qua khu dân cƣ đƣợc xây dựng theo tiêu chuẩn đƣờng cấp III, vận tốc 80 km/h, 2 làn xe;

+ Tuyến đƣờng tỉnh 284: điểm đầu từ Lãng Ngâm (huyện Gia Bình), điểm cuối tuyến là xã Minh Tân (huyện Lƣơng Tài) kết nối sang tỉnh Hải Dƣơng, đƣợc xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp kỹ thuật III, vận tốc thiết kế 60-80 km/h, 2 làn xe;

+ Tuyến đƣờng tỉnh 285: điểm đầu từ Tân Lập (huyện Gia Bình), điểm cuối tuyến là xã Lai Hạ (huyện Lƣơng Tài), đƣợc xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp kỹ thuật III, vận tốc thiết kế 60-80 km/h, 2 làn xe.

- Các đƣờng huyện: gồm 18 tuyến huyện lộ dài 55 km, đã đƣợc cứng hóa 100% với chất lƣợng tốt;

- Các tuyến đƣờng trục xã: dài 55,5 km. Tỷ lệ đƣờng nhựa, đƣờng bê tông đạt 100% với chất lƣợng tốt.

- Hệ thống đƣờng thôn, xóm, giao thông nội đồng với tổng chiều dài gần 690 km. Đến nay, 100% số thôn đã cơ bản hoàn thành đƣờng bê tông với tổng chiều dài 438 km, tăng 94 km so với năm 2015 (344 km); tổng chiều dài đƣờng xã, huyện đã đƣợc bê tông, nhựa hoá là 110,26 km, tăng 20,26 km so với năm 2011 (90 km).

- Giao thông đƣờng thủy và bến bãi: sông Đuống là tuyến giao thông thủy quan trọng của quốc gia đang đƣợc đầu tƣ cải tạo để nâng cao năng lực đƣờng thủy tại khu vực Cao Đức và Song Giang, các bến sông phục vụ xếp dỡ nguyên vật liệu xây dựng là chính, vận chuyển hành khách đang từng bƣớc đi vào hoạt động và đƣợc chú trọng. Trên tuyến sông Đuống có 09 bến đò khách ngang sông đang hoạt động. Cảng Cao Đức tại xã Cao Đức có quy mô nhỏ, hạ tầng kém, cần đƣợc đầu tƣ nâng cấp.

- Công trình phục vụ công cộng:

+ Bến xe: Bến xe khách tại trung tâm huyện đạt loại 4;

+ Bãi đỗ xe tập trung: Hiện nay trên địa bàn huyện chƣa có bãi đỗ xe tập trung cấp huyện. Tƣơng lai cần đầu tƣ xây dựng để phục vụ nhu cầu đỗ xe.

- Công trình công cộng: Trên địa bàn huyện có 03 tuyến xe bus công cộng là: Bắc Ninh - Gia Bình; Bắc Ninh - Kênh Vàng (Lƣơng Tài); Bắc Ninh - Minh Tân (Lƣơng Tài).

2.5.2. Thủy lợi và cấp nước sinh hoạt

* Hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp tiếp tục đƣợc đầu tƣ và phát huy hiệu quả: cứng hoá 15 km kênh mƣơng, xây mới 03 Trạm bơm nâng tổng số trạm bơm cục bộ do HTX quản lý là 75, Trạm bơm đầu mối do Xí nghiệp thuỷ nông quản lý là 12. Đã tổ chức khởi công xây dựng trạm bơm tƣới Vạn Ninh - Thái Bảo. Hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa ở 100% số thôn đủ điều kiện, công tác đầu tƣ nâng cấp, cải tạo hệ thống đƣờng giao thông, thuỷ lợi nội đồng đƣợc quan tâm thƣờng xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất.

* Hệ thống đê Trung ƣơng và đê địa phƣơng đã đƣợc đầu tƣ kiên cố hoá toàn tuyến với tổng chiều dài trên 35 km, đầu tƣ xây dựng 06 bờ kè hộ chân đê với chiều dài 10 km và 8,5 km đƣờng hành lang chân đê, đáp ứng tốt nhu cầu chủ động ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, giao thông và lƣu thông hàng hoá thúc đẩy phát triển sản xuất trên địa bàn.

* Hiện trạng cấp nƣớc: Huyện Gia Bình gồm 14 xã, thị trấn với phần lớn dân đƣợc dùng nƣớc sạch từ hệ thống cấp nƣớc sạch tập trung của các nhà máy nƣớc, nƣớc thô cấp cho các nhà máy nƣớc là nƣớc mặt sông Đuống.

* Tranh thủ các nguồn vốn tập trung đầu tƣ cơ sở hạ tầng vùng đất bãi ven đê nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất với các loại cây trồng hàng hoá nhƣ các loại rau, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; từ năm 2017 - 2019 đã làm đƣợc 31,1 km đƣờng bê tông, lắp đặt 02 trạm biến áp, kéo 2.127 m đƣờng dây điện hạ thế (giai đoạn 2 lắp thêm 04 trạm biến áp và kéo 1.832 m dây nổi, 968 m dây ngầm điện hạ thế), đầu tƣ hệ thống tƣới hiện đại và cơ giới hoá đồng bộ trong các khâu sản xuất đã đƣa hệ số sử dụng đất bình quân vùng đất bãi đạt trên 3 lần/năm, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập đáng kể cho nông dân.

2.5.3. Năng lượng

* Nguồn điện: Trên địa bàn huyện Gia Bình hiện đang đƣợc cấp nguồn điện trực tiếp từ lƣới điện Quốc gia chủ yếu từ trạm biến áp 110kV Gia Lƣơng (110/35/22kV – 2x40MVA). Ngoài ra một số xã giáp ranh đƣợc cấp nguồn điện từ trạm 110kV Thuận Thành, trạm 110kV Bình Định.

* Lƣới 110KV: Hiện tại trên địa bàn huyện Gia Bình có tuyến 110kV Quế Võ 2 – Gia Lƣơng mạch kép đi chung cột từ trạm 110kV Quế Võ 2 cấp đến trạm 110kV Lƣơng Tài và từ trạm 110kV Gia Lƣơng đi trạm 110kV Bình Định. Tổng chiều dài tuyến cao thế 110kV mạch kép hiện có trên địa bàn huyện Gia Bình khoảng 10 km.

* Lƣới trung thế: hiện tại đang dùng cấp điện áp 35kV và 22kV cấp điện chủ yếu đi nổi trên cột bê tông ly tâm, một số nhánh trung thế khu vực trung tâm đƣợc bố trí đi ngầm. Dây dẫn sử dụng gồm có cáp ngầm, cáp bọc hợp kim nhôm và dây dẫn trần; tiết diện 35, 50, 95, 120, 240mm2

.

* Lƣới hạ thế: Lƣới điện hạ thế 0,4kV trong khu vực trung tâm huyện, thị trấn cơ bản đã đƣợc hoàn thiện đi nổi trên cột bê tông ly tâm, sử dụng cáp vặn xoắn ABC bọc, tiết diện từ 50 ÷ 120mm2. Tại các xã và các khu vực còn lại lƣới hạ thế loại 3 pha 4 dây và 1 pha 2 dây, cấp điện đi nổi trên cột bê tông, sử dụng cáp nhôm bọc và cáp nhôm trần, tiết diện dây dẫn từ 16 đến 240mm2.

* Lƣới điện chiếu sáng: Lƣới điện chiếu sáng trên địa bàn huyện còn thiếu, cơ bản mới chỉ đƣợc lắp đặt trên trục đƣờng chính ở khu vực trung tâm huyện, thị trấn. Còn lại tại các xã lƣới điện chiếu sáng theo tiêu chuẩn hầu nhƣ chƣa có.

* Mạng lƣới điện nông thôn hàng năm đều đƣợc nâng cấp và cải tạo, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và đời sống, sinh hoạt của Nhân dân. Tổng chiều dài lƣới trung áp hiện có là 131 km, trong đó: Đƣờng dây 35KV là 37 km, đƣờng dây 22KV là 85 km; có 176 trạm biến áp phân phối với tổng công suất là 16.300 KVA.

2.5.4. Bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin

Hạ tầng viễn thông tiếp tục đƣợc đầu tƣ nâng cấp theo hƣớng hiện đại, đồng bộ, tăng dung lƣợng, mở rộng vùng phục vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển thuê bao, nâng cao về chất lƣợng và đảm bảo an toàn thông tin. Dịch vụ internet băng thông rộng, 3G, 4G đƣợc đa dạng các loại hình dịch vụ để phục vụ tốt nhu cầu của thị trƣờng.

Hệ thống bƣu cục và các điểm phục vụ bƣu chính đƣợc mở rộng, đáp ứng nhu cầu phát triển thƣơng mại điện tử và phục vụ giải quyết thủ tục hành chính; đến nay trên 30% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đƣợc chuyển phát qua dịch vụ bƣu chính công ích.

2.5.5. Giáo dục - đào tạo

Toàn huyện có 15 trƣờng mầm non, 14 trƣờng tiểu học, 15 trƣờng THCS, 3 trƣờng THPT, 01 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thƣờng xuyên, 14 trung tâm học tập cộng đồng, đáp ứng tốt nhu cầu về giáo dục phổ thông và giáo dục thƣờng xuyên trên địa bàn. Cơ sở vật chất nhƣ sau:

- Bậc mầm non: Có 288 phòng học (kiên cố: 284, cấp 4: 4 phòng); 14 phòng chức năng. Trong năm học xây 01 nhà đa năng ở Giang Sơn. Hiện tại, đang xây dựng trƣờng mầm non Hoàng Đăng Miện.

- Bậc tiểu học: Có 288 phòng học (100% phòng học đạt kiên cố); 95 phòng chức năng, bộ môn. Hiện tại, trƣờng TH Nhân Thắng đang xây 10 phòng học mới, Trƣờng TH Lãng Ngâm 12 phòng và TH Đại Bái 12 phòng; TH Song Giang xây khu hiệu bộ và nhà đa năng; TH Cao Đức sửa chữa khu phòng chức năng.

- Bậc THCS: có 161 phòng học (161/161 phòng kiên cố); 108 phòng chức năng, bộ môn. Trong năm học xây dựng thêm 26 phòng (Song Giang 8 phòng, Vạn Ninh 18 phòng). Trƣờng THCS Lê Văn Thịnh sắp hoàn thiện và đƣa vào sử dụng.

Xây dựng và triển khai có hiệu quả các đề án phát triển giáo dục nhƣ: Đề án kiên cố hóa trƣờng, lớp học; đề án quy hoạch mạng lƣới trƣờng trung học cơ sở, tiểu học, mầm non đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030. Tính đến hết năm 2018 đã có 44/44 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, là huyện có 100% trƣờng tiểu học đạt chuẩn mức II sớm nhất tỉnh. Đội ngũ cán bộ, giáo viên cơ bản đáp ứng về số lƣợng và chất lƣợng với 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và giáo viên trên chuẩn đạt 92,5%, đạt chỉ tiêu đại hội. Đã tổ chức sáp nhập trung tâm dạy nghề huyện với trung tâm giáo dục thƣờng xuyên thành trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thƣờng xuyên theo chỉ đạo của cấp trên, sau sáp nhập đã nhanh chóng ổn định và hoạt động hiệu quả.

2.5.6. Y tế

Trung tâm y tế huyện Gia Bình đƣợc sát nhập trên cơ sở về cơ bản giữ nguyên hiện trạng tổ chức bộ máy, biên chế, công chức, viên chức, ngƣời lao động, tài chính, tài sản, số liệu, tài liệu, hồ sơ, chƣơng trình, dự án cũng nhƣ các vấn đề khác có liên quan của các đơn vị cũ là Bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế, trung tâm Dân số - KHHGĐ và đi vào hoạt động từ 1/11/2018.

Sự nghiệp y tế có nhiều chuyển biến tích cực, mạng lƣới cơ sở y tế đƣợc mở rộng, tổ chức sắp xếp lại theo hƣớng tinh gọn; đƣợc đầu tƣ trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, đẩy mạnh ứng dụng nhiều kỹ thuật mới vào chẩn đoán và điều trị bệnh. Tỷ lệ bác sỹ/vạn dân đạt 5,8; Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 90%; 100% số xã có bác sỹ; 14/14 xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2 từ cuối năm 2017.

Thực hiện tốt công tác y tế dự phòng nên các dịch bệnh nguy hiểm không xảy ra trên địa bàn. Chất lƣợng khám, chữa bệnh đƣợc nâng lên; đội ngũ y, bác sỹ đƣợc nâng cao về trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

2.5.7. Văn hóa – thể thao

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đƣợc các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đã đi vào chiều sâu. Số lƣợt gia đình văn hóa năm 2020 là 131.502 hộ, tăng 16,7% so với năm 2015 (112.680 hộ); Số lƣợt làng văn hóa năm 2020 là 348 làng, tăng 42,6% so với năm 2015 (244 lƣợt làng); xã văn hóa và đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới năm 2020 là 59 lƣợt, tăng 156% so với năm 2015 (23 lƣợt xã); công sở văn hóa năm 2020 là 481 lƣợt đơn vị, tăng 22,7% so với năm 2015 (392 lƣợt đơn vị). Để nâng cao tỷ lệ điện táng, hỏa táng ngƣời quá cố, Ban Thƣờng vụ Huyện ủy và HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết hỗ trợ kinh phí cho các trƣờng hợp điện táng, hỏa táng với mức 5 triệu đồng/trƣờng hợp. Do vậy trong 5 năm qua đã có 625 trƣờng hợp điện táng, hỏa táng, tăng 495 trƣờng hợp so với nhiệm kỳ trƣớc (năm 2020 tỷ lệ hỏa táng, điện táng chiếm 31,7%, tăng 17,3% so với năm 2015).

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử văn hóa nói riêng có nhiều chuyển biến. Đến nay trên địa bàn có 68 di tích lịch sử các cấp trong đó có 10 di tích cấp Quốc gia và 01 Bảo vật Quốc gia, tăng 05 di tích so với nhiệm kỳ trƣớc. Các di tích lịch sử nằm trong tuor du lịch sinh thái tâm linh ven sông Đuống nhƣ: Khu du lịch sinh thái Thiên Thai, chùa Thiên Thƣ, Lệ Chi Viên, chùa Đại Bi, khu lăng mộ và đền Cao Lỗ Vƣơng, đền Tam phủ… đều đƣợc đầu tƣ trùng tu tôn tạo, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh về tham quan, góp phần quảng bá hình ảnh của huyện.

Hoạt động thể dục thể thao tiếp tục đƣợc quan tâm đầu tƣ, nhất là đối với môn vật. Các câu lạc bộ thể thao đƣợc duy trì và mở rộng với môn bóng chuyền da và bóng chuyền hơi, các câu lạc bộ thể dục nhịp điệu, thể hình đƣợc nhiều ngƣời tham gia. Tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao các cấp huyện Gia Bình; thu hút trên 2.000 vận động viên của 29 đoàn thể thao và 808 vận động viên trực tiếp thi đấu ở 10 môn trong đại hội thể dục thể thao huyện Gia Bình lần thứ V; tham dự đại hội thể dục thể thao tỉnh Bắc Ninh lần thứ VIII giành 76 Huy chƣơng các loại, trong đó 27 Huy chƣơng vàng, 20 Huy chƣơng bạc, 29 Huy chƣơng đồng, tiếp tục giữ danh hiệu Nhất toàn đoàn liên tiếp tại đại hội thể dục thể thao của tỉnh. Năm 2019 đƣợc UBND tỉnh Bắc Ninh công nhận 27 câu

lạc bộ quan họ thực hành, góp phần nâng cao công tác truyền bá di sản văn hóa phi vật thể Dân ca quan họ Bắc Ninh cho các thế hệ trên địa bàn.

2.6. Đánh giá chung

2.6.1. Thuận lợi

- Có hệ thống giao thông thuận lợi, có đƣờng QL.17 đi qua kết nối với các huyện phía Bắc hành lang kinh tế dọc QL.18 từ Lạng Sơn – Hà Nội – Quảng Ninh; là cửa ngõ kết nối với thành phố Chí Linh (tỉnh Hải Dương);

- Nguồn lực rất dồi dào, có nhiều quỹ đất để xây dựng phát triển, cảnh quan tự nhiên phong phú với những giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể đa dạng, là những tiền đề quan trọng để huyện Gia Bình phát triển lên một tầm cao mới, phù hợp với định hƣớng phát triển của tỉnh Bắc Ninh.

- Trên địa bàn huyên Gia Bình hiện nay có nhiều di tích lịch sử văn hoá đã đƣợc xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh. Các địa danh này nếu đƣợc quan tâm, đầu tƣ và có quy hoạch dài hạn sẽ là lợi thế lớn để phát triển du lịch tâm linh trong tƣơng lai (Đền Cao Lỗ Vương tại xã Cao Đức; Đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh tại xã Đông Cứu; khu di tích Lệ Chi Viên tại xã Đại Lai...).

- Các làng nghề truyền thống ở Gia Bình nói riêng, trên cả nƣớc nói chung đƣợc coi là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa đặc sắc. Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống đã và đang giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội theo hƣớng tích cực và bền vững (Làng nghề đúc đồng xã Đại Bái,

Một phần của tài liệu BCTMQH 2021-2030 GIABINH (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)